Các trường Nguyễn Văn Trỗi và Nguyễn Văn Bé ở Quế Lâm (Trung Quốc)

"Trường Mẫu giáo gọi là Trường Nhi đồng, Trường cấp I, II, III Nguyễn Văn Bé, Trường cấp I, II, III Dân tộc. Tôi được phân công dạy ở Trường Dân tộc. Giám đốc là bác Yngông Niê Kađam Dân tộc Ê-đê. Trường của tôi do thầy giáo Nguyễn Xuân Nghiễm là hiệu trưởng. Cấp II là thầy Đào Xuân Ngự là hiệu trưởng." 
(Hồi kí của một cô giáo)


Đã tóm tắt một chút về hệ thống trường học này ở entry trước (tại đây). Năm 2010, cựu học sinh trường Nguyễn Văn Trỗi là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (lúc đó) đã sang khai mạc "Nhà kỉ niệm các trường học Việt Nam".

Phía Trung Quốc, gọi "Các trường học Việt Nam" ấy là "9-2" (tức "Cửu Nhị"). Đó là gọi tắt ngày Quốc khánh của Việt Nam, tức ngày mùng 2 tháng 9 (ngữ pháp tiếng Trung Quốc ngược với tiếng Việt).


Trong các trường "9-2" này, có các trường như:

- Trường Nguyễn Văn Trỗi (chữ Tàu đọc theo âm Hán Việt là Nguyễn Văn Truy 阮文追). Trường này thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trường đóng tại Quế Lâm từ tháng 12 năm 1966 đến tháng 11 năm 1968, đào tạo được hơn 1500 học sinh. Có 3 em bị mất tại Quế Lâm, còn tất cả đã về nước. 

- Trường Nguyễn Văn Bé (chữ Tàu đọc theo âm Hán Việt là Nguyễn Văn Bối 阮文贝 ).

- Cũng có các trường như Trường Võ Thị Sáu (chữ Tàu đọc theo âm Hán Việt là Võ Thị Lục 武氏六),...

Đến tháng 8 năm 1975, toàn bộ học sinh của các trường "9-2" đã về Việt Nam.

Có blog của các cựu học sinh trường Nguyễn Văn Bé ở đây (mấy ảnh ở đây đều mượn từ blog đó):


http://bantroik6.blogspot.jp/2010/05/blog-cua-truong-hsmn-nguyen-van-be-que.html








---
TƯ LIỆU


Thứ Tư, ngày 24 tháng 12 năm 2014


Điện thoại cho cô hỏi thăm cô có lên Hà Nội "60 mươi năm trường HSMN" không? Cơ bản là chiều thứ 6 (12/12) gặp mặt thầy trò Quế Lâm? Cô nói: Cô sẽ cố gắng đi,  nhưng sức khỏe không biết thế nào. Chuẩn bị bay ra thì điện lại cho cô, Cô ốm. Cô nói mấy đứa có về thăm cô được không? Để bọn em sắp xếp. Cân nhắc giữa việc theo về Đông Triều (thực sự thì chỉ quá cảnh ĐT có mấy ngày trước khi về Nam chứ có học ở đó đâu mà trường cũ với những kỷ niệm, kỷ niệm xưa ở Quế hết rồi) và về Hải Phòng thăm cô, triệu hồi được 7 tên, có 6 tên hs cô chủ nhiệm từ lớp 1-3 và Hồng Hạnh - Quảng Trị tuổi nhỏ lớp to, sau này đội này học vượt rồi cùng 7H (74-75). Sau khi giải quyết cho 2 nữ đc ở miền núi Phú Yên gần 40 năm mới ra lại Thủ đô vào viếng HCT, chúng tôi nhằm hướng Hải Phòng phi. Qua Hải Dương được các đc CSGT luộc mất 2 chai, kiên quyết không cho nó thoát dù đã nói tiếng MN năn nỉ ỉ ôi. Hơn 12h, chúng đến Tiên Lãng, HP. Cô và cả gia đình đã chờ đón chúng tôi từ ngoài đường. Tôi trong những chuyến công tác  phía Bắc đã về nhà cô 2 lần nên làm nhiệm vụ dẫn đường. Gặp nhau cô trò ngỡ ngàng, cô và các nữ đc nước mắt tuôn trào làm chúng tôi cũng rưng rưng. Hai lần trước tôi về thăm cô còn chú, chú không nhậu được nhiều nhưng chú cứ bắt tôi phải làm tí cay cay, nay chú đã đi xa, một nén nhang tưởng nhớ người đã khuất. Năm 2000, lần đầu tôi ghé thăm cô chú, đưa cô vào Đà Nẵng chơi gần 1 tháng, lúc đó trông cô còn nhanh nhẹn. Nay gần 15 năm, trông cô yếu đi nhiều, cô nói đã 73 tuổi. Bà con xóm giềng chia vui cùng cô, bà giáo già có nhiều "ông học trò MN'' to như ông Tây đến thăm, một điều thưa cô, hai điều thưa cô, có ông còn xưng con với cô nữa, họ cứ trố mắt ngạc nhiên. Bảy học trò về thăm cô  có: 2 nữ Y sĩ, 1 nữ Hiệu trưởng trường Tiểu học, 3 người làm doanh nghiệp và 1 sĩ quan an ninh. Tiệc cô giáo tiếp học trò có bia rượu, thịt cá nhưng thích nhất là rau miền Bắc mùa Đông phong phú. Nói với con gái cô (cô có hai người con, con gái dạy trung học, con trai dạy Đại học): Các em cũng có học trò, nhưng sẽ chẳng bao giờ có được tình cảm thầy trò như tình cảm Mẹ - Cô giáo  và các anh chị - Học trò. Vì rằng mẹ các em không chỉ là cô giáo đơn thuần như các em với học trò mà còn là cha, là mẹ, là anh chị, là bạn bè...của các anh các chị, cả tuổi trẻ đã hy sinh vì các anh các chị, vì Miền Nam thân yêu...Mấy em cố chăm mẹ khỏe, để hè tới các anh chị mời mẹ vào thăm chơi MN, giờ các anh chị nhiều người đã nghỉ hưu nên cũng có thời gian, những năm trước còn bận bịu. Cô ơi, gắng khỏe cô nhé, chúng em lại đưa cô thăm thú quê hương chúng em, gặp lại nhiều học trò mà cô hằng yêu quý. Vẫn mong có ngày lại được đón cô vào Nam!!!



 H1: Hồng Hạnh, Thanh Hiền Q,Trị

ện 
 H2: Vẫn hành quân dù bị các đc luộc mất 2 chai

 H3: Cô đón ngay khi xe dừng

 H4: 3 cô học trò lớp 1C (1970-1971), từ trái sang: Hiền, cô giáo, Chiến, Thay (Phú Yên)


 H5: Bìa phải: Tôn Bốn, bìa trái Hồng Hạnh 7H (74-75)

 H6: Bìa trái Ng Văn Trí SQAN 7H (74-75)



 H7: Trò hỏi thăm cô

 H8:  Cô hỏi thăm trò

 H9: Cô nói lâu quá, tao nhớ chúng mày...

 H11:  Tiệc thận mật quá hoành tráng.

 H 12: Các nữ đc và cô nước mắt chưa khô...

 H13: ''Cô giáo em" điều hành bữa tiệc

 H14:  Rồi ...

 H15:...các anh...

 H16:...HSMN...

 H17: ...lại ...

 H18:... "giành chính quyền".

 H19: Nó là tên "Đội trưởng", cả cha mẹ đều là LS, học giỏi và ngoan, nó được cô  thương nhất lớp coi như con.
 H19: Nữ đc TH cũng muốn ôm cô nhưng sợ đụng tay Đội trưởng

 H20: Chiến vẫn không tiếp cận Cô được, TH thì giả lơ...

 H21: Đội trưởng vẫn độc chiếm Cô giáo

 H22: Cô giáo Thay vẫn chịu thua không tiếp cận Cô được

 H23: SQAN tiếp cận cô trước khi rút

 H24: Hôn tạm biệt Cô giáo

 H25: TH cười tươi cùng cô

 H26: Không quên đùm khế quà quê của Cô giáo

H27: Đế lượt TH...

H28: ...độc chiếm Cô giáo.

H29: Tên Đội trưởng đã quay lại bật TH ra...

H30: Những phút cuối cùng trước khi chia tay Cô giáo...TH  không còn ngán va chạm nữa: cùng ôm Cô giáo...
H31: TGTB "chốt hạ"

H32: Mắt cô buồn xa xăm: chia tay trò. "Giáo em" nước mắt lưng tròng tiễn các anh chị học trò của Mẹ.

http://bantbe.blogspot.jp/2014/12/tham-co-giao-chu-nhiem-ci-nvbe.html




Thứ Bảy, ngày 20 tháng 12 năm 2014
Kỉ niệm sâu sắc trong đời dạy học
Ngày 5-4-1971, ngày quyết định cuộc đời của tôi đã bước vào con đường làm nghề dạy học. Rời xa mái trường SPBTVH TW tại Thuận Thành, Bắc Ninh để lên đường sang Quế Lâm, Trung Quốc dạy HSMN, nghe lời kêu gọi của Đảng. Mọi tầng lớp thanh niên đã lên đường nhập ngũ khác với các bạn cùng trang lứa không ra chiến trường khi Tổ quốc đang đối chọi với bọn giặc ngoại xâm là Đế Quốc Mỹ. Chúng tôi, những người thanh niên nam nữ với tuổi thanh xuân đang tràn trề nhiệt huyết và sức trẻ đã bước chân vào trận chiến không tiếng súng. Nhờ có đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ đã nhận rõ vận mệnh của Tổ quốc là sẽ chiến thắng trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Vậy phải nghĩ tới đội ngũ tri thức sau này sẽ xây dựng Tổ quốc của chúng ta hùng mạnh hơn mà Đảng đã chọn  những em HSMN đủ mọi lứa tuổi, mọi dân tộc, đưa đi học tập, giáo dưỡng để sau này sẽ là nòng cốt cho dân tộc sau này giải phóng. Phải nói rằng: Đây là một tầm nhìn chiến lược và sáng suốt của Đảng ta. Những em HSMN "tuổi nhỏ mà trí không nhỏ". Các em đã là những dũng sĩ diệt Mỹ ở các mặt trận phía Nam. Các em hầu hết là con của các chiến sĩ cách mạng đang chiến đấu ở mặt trận. Các em là "hạt giống đỏ" của Tổ quốc. 
Nhận rõ tầm quan trọng đó mà chúng tôi - những thanh niên đã được sinh ra và nuôi dạy tại miền Bắc, được sống trong hòa bình đã hăng hái xung phong đi nhận trọng trách nuôi và dạy học HSMN. Đảng đã giao nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên, CBCNV lên đường sang Quế Lâm thuộc tỉnh Quảng Tây ngày đó. Con tàu Liên Vận đã đưa chúng tôi lên đường... Sau một đêm đến trưa ngày 6-4-1971 đã đến Quế Lâm, Trung Quốc. Một cảm xúc dạt dào xao xuyến khi rời khỏi biên giới Bằng Tường đến Nam Ninh thủ phủ của tỉnh Quảng Tây. Chúng tôi được đưa về khu học xá HSMN, đó là khu đất rất rộng, nằm trên những quả đồi mà phía bạn đã san phẳng, bao quanh bằng bức tường xây cao lớn. Đây là trường của khu học xá miền Nam gồm có ba trường học sinh. Trường Mẫu giáo gọi là Trường Nhi đồng, Trường cấp I, II, III Nguyễn Văn Bé, Trường cấp I, II, III Dân tộc. Tôi được phân công dạy ở Trường Dân tộc. Giám đốc là bác Yngông Niê Kađam Dân tộc Ê-đê. Trường của tôi do thầy giáo Nguyễn Xuân Nghiễm là hiệu trưởng. Cấp II là thầy Đào Xuân Ngự là hiệu trưởng. Thầy trò hồ hởi khi được sống sung sướng, đầy đủ trên đất bạn. Nhà cửa khang trang đẹp đẽ, quần áo ăn mặc đồng phục chỉnh tề. Khăn quàng đỏ thắm trên ngực... Nhìn những khuôn mặt trò rạng rỡ biết bao. Các em từ mấy tháng tuổi đến tuổi thiếu niên đã từng hành quân ròng rã 3, 4 tháng trời, tập kết từ miền Nam ra miền Bắc rồi đến Trung Quốc. Phải nói rằng: Các em đã xa bố mẹ từ bé tí, có nhiều em là con liệt sĩ, mồ côi cả bố lẫn mẹ. Từ bé đã tỏ rõ khí phách anh hùng dân tộc rồi. Do điều kiện ăn học khó khăn, thiếu thốn ở các miền núi cao của dân tộc Tây Nguyên như Ê-đê, Ba-na, Ka-tu, Tà Ôi,... Đúng là đủ các dân tộc, tiếng nói của các vùng. Ấy thế mà chúng tôi đã gắn bó hết mình với các em. Bây giờ ngồi đây sau 42 năm trời tôi không thể nào quên được những nỗi buồn, niềm vui và gian khổ vất vả như thế nào, để đến ngày nay những ai đọc được những trang giấy đầy ắp kỉ niệm này, hẳn phải nghĩ rằng: Chúng tôi, thầy và trò trường miền Nam đã làm được như thế!Chúng tôi cả thầy và trò, cả các bác Lãnh đạo, các CBCNV của khu trường đã trải qua biết bao vất vả và gian khổ như thế nào. Đây là một mô hình giáo dục rất toàn diện - là trường nội trú điển hình mà sau này đã là một mô đặc biệt để các trường trong áp dụng và học tập làm theo. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là dạy chữ, song không là chỉ dạy chữ không mà còn phải nuôi các em ( chỉ không phải lo liệu bữa ăn vì có bạn Trung Quốc giúp đỡ ). Chúng tôi những người mới lớn khoảng ngoài đôi mươi, hầu hết là chưa có gia đình mà đã phải làm cha, làm mẹ. Nhìn những em học sinh lớp 1, 2 còn bé bỏng nếu ở nhà có em hẳn còn bú mẹ, ấy thế mà đã phải xa nhà, phải tự phục vụ mình. Trường đã rèn luyện các  em như thế. Những sáng sớm trời rét, nằm cuộn tròn trong mền chăn ấm áp, ai mà đủ dũng cảm tung chăn ra đi tập thể dục. 6 giờ sáng, tiếng còi ở các nhà đã tút tút giục giã các em dậy tập thể dục. Giáo viên đã có mặt đến từng phòng để khua các em dậy, rồi gấp chăn màn gọn ghẽ. Tập thể dục xong là vác ghế ( mỗi em được phát một chiếc ghế đẩu ) ra xếp hàng ngay ngắn trước sân trường để tiến vào nhà ăn sáng. Sau đó 7h30', tiếng chuông điện réo vang, học sinh lên lớp học. Việc học chữ đối với học sinh dân tộc là rất gay go và phức tạp, bởi các em chưa thạo tiếng Kinh, khó khăn đấy nhưng vui đáo để, nhất là các bài văn các em viết thì " buồn cười chết người". Học thì kém nhưng nghịch ngợm thì không phải tay vừa, cá biệt có học sinh chưa ngoan. Lớp tôi có học sinh Y Lý, em to lớn, khỏe như thanh niên 15, 16 tuổi. Giờ toán không làm được bài, em lấy dao găm cắm phập xuống mặt bàn dọa cô giáo khi cho điểm xấu. Liệu tôi có run sợ không nhỉ? Có chứ! Trống ngực đập thình thịch lo sợ, bực tức, ấy vậy mà vẫn phải nhẹ nhàng, bình tĩnh khuyên giải để em nguôi giận dữ. Những lúc ấy, tâm trạng tôi thật là buồn nản, nhiều đêm nằm âm thầm hai hàng lệ chảy. Sao tôi lại đi đến nơi này nhỉ? So với các bạn cùng trang lứa, tôi vẫn là người hạnh phúc biết bao. Tôi không phải lo cái ăn, cái mặc, đặc biệt là tôi không phải hứng chịu tiếng đạn bom ở miền Nam khốc liệt. Vậy tại sao tôi lại không làm được điều đó nhỉ? Tôi tự chấn chỉnh tư tưởng mình để rồi tôi lại vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày. Giấc ngủ đến với chúng tôi cũng chẳng ngon lành. Đang đêm phải dậy sang phòng bên để xem có cháu nào nằm rét không, nhẹ nhàng, khẽ khàng đắp chăn cho từng cháu. Đặc biệt ở phòng "cách biệt" có những cháu "tè dầm" phải khua dậy để thay quần áo. Như vậy còn bao nhiêu thời gian để nghỉ ngơi nữa. Có những trưa hè nắng chang chang, có em không ngủ trốn đi tắm bể bơi. Kỉ niệm rất đáng nhớ, có cháu Siu Sơn học lớp 2, trốn đi tắm. Thầy hiệu trưởng bắt gặp cô, trò mà bảo rằng: "Sao cô không đánh cho nó vài roi?" ( dọa thế ). Cháu mếu máo bảo rằng:"Người ta ( học sinh dân tộc hay gọi mày tao ), không ngủ thì phải nhắc nhở sao lại bảo đánh cho vài roi, dìm xuống bể bơi - thế mà cũng đòi làm hiệu trưởng". Thật buồn cười, ngỗ nghĩnh đáng yêu biết bao nhiêu phải không các bạn? Đặc biệt rận, rệp thì nhiều vô kể, rệp hành quân hết từ phòng này sang phòng khác, mặc dù mỗi chân giường tầng chúng tôi phải đổ dầu nhờn vào 4 bát ăn cơm để rệp không di chuyển sang phòng khác. Thế đấy, buổi trưa thầy cô cũng phải lai vãng xem ở những dãy phơi quần áo có em nào nghịch ngợm, cầm kéo cắt ống quần của các bạn gái... Đêm khuya, cô còn ngồi dậy khâu vá, thêu thùa cho các em gái để sau này các em có được "công dung ngôn hạnh" vẹn toàn. Nói đến các giờ ngoại khóa, có những hôm thầy trò cùng nhau quang gánh hành quân đi lấy rong tóc tiên ở sông Ly dưới chân cầu Giải Phóng để về nuôi lợn. Nhìn dòng nước trong xanh soi rõ từng hạt cuội dưới dòng nước, rong tóc tiên xanh mượt, mềm mại lay động trên mặt nước, tôi thấy đẹp vô cùng - thật nên thơ - những lúc ấy, cả thầy trò đều cảm thấy khoan khoái nhẹ nhàng, có em thả mình bơi trên dòng sông ấy, lí thú quá. Rồi nữa, khi mùa xuân về, hoa đào đủ các màu sặc sỡ, chi chít những hoa. Trèo lên đó mà chụp ảnh thì thú vị biết bao nhiêu. Cảnh Quế Lâm thật là thần tiên. Mùa cam quýt quả sai trĩu cảnh, từng chùm vàng ruộm ẩn mình trong những tán lá xanh thẫm. Ai mà chẳng muốn vặt vài chùm.  Học sinh của chúng tôi thường hay "biệt kích" về ăn lại rúc rích cười. Những lúc ấy, bao nhiêu vất vả lại bị đẩy lùi như không còn để lại dĩ vãng. Chắc các bạn cũng phải thắc mắc đời sống của chúng tôi. Tình yêu đôi lứa ra sao nhỉ? Có những người đã lỡ dở cả tình yêu thơ mộng vì người yêu không chờ đợi... Tôi là một minh chứng! Ấy thế mà chúng tôi: Tất cả vì HSMN thân yêu, đã hi sinh cả tuổi xuân vì sự nghiệp giáo dục để đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Các bạn có thể tưởng tượng được không? Khu trường có một bảng tin rất to, vẽ một bản đồ Việt Nam, đánh dấu các tỉnh, các vùng trên bản đồ. Cuộc chiến thắng Đế Quốc Mỹ khi giải phóng đến tỉnh nào thì học sinh tỉnh đó đã ùa lên reo hò, vui sướng đến chảy nước mắt. Cờ hoa, quần áo, ghế ngồi được các em tung lên vô cùng rộn rã. Thầy trò chúng tôi không ăn không ngủ mừng vui không xiết khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Thầy trò chúng tôi đã được chuẩn bị "rời đô", thật vui mừng, náo nhiệt vô cùng. 
Con tàu Liên Vận đã lại đưa chúng tôi về Tổ quốc Việt Nam thân yêu sau ngày giải phóng 1975.
Bây giờ, sau mấy chục năm kỉ niệm người thầy ở khu học xá miền Nam còn in đậm mãi trong đầu tôi không bao giờ có thể quên được... Ngày nay các em là những người Anh hùng Lao động, những nhà doanh nghiệp giỏi giang, nhà giáo tài ba trên khắp miền Nam thân yêu. Hẳn nếu ai đọc được những dòng viết đầy ắp kỉ niệm này chắc còn nhớ mãi, còn biết ơn tới Đảng, Bác Hồ, Nhà nước đã có chủ trương đúng đắn để thầy trò chúng tôi thực hiện thành công mĩ mãn.


Nguyễn Thị Vân Nga


Các em học sinh Nguyễn Văn Bé ơi! Cám ơn các em đã lập trang web để tôi được chia sẻ. Qua đây tôi mong muốn các em có tìm được các em ở trường dân tộc như Y Thô, Y Lý, Y Bí, Đinh Kĩa, Siu Sơn, vv... Để các em ấy có dịp đọc những dòng kỉ niệm của cô Vân Nga nhé! Xin cảm ơn!
Cô Nguyễn Thị Vân Nga : Nhà số 6, ngách 63/30/29, quân Nam Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: 0946665909

http://bantbe.blogspot.jp/2014/12/ki-niem-sau-sac-trong-oi-day-hoc.html






Ký ức về trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi


16:17 | 19/02/2015

Báo điện tử Tầm nhìn Cố giáo sư, bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ đã kể lại trong một bài đăng trên báo Vệ Quốc Đoàn những năm đầu kháng chiến chống Pháp rằng khi ở trạm quân y tiền phương ông đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến em Ngọc (tức Nguyễn Văn Trình), một thiếu sinh liên lạc 12 tuổi bị thương từ mặt trận chuyển đến.

Với tấm lòng của người Ông, người Cha sau khi nghe chuyện kể lại - Bác Hồ đã nói với Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đại ý rằng cần rèn luyện, đào tạo lớp lớp thanh thiếu niên này sẽ trở thành lực lượng bổ sung quan trọng cho quân đội và các ngành kinh tế, văn hóa trong cả nước. "Các cháu còn nhỏ, không nên để các cháu đi chiến đấu, chết uổng lắm, tuổi các cháu là phải được học hành". Từ ý tưởng đó, các trường Thiếu sinh quân (TSQ) đã mọc lên từ miền Đông, miền Tây Nam bộ, đến Liên khu 5, Liên khu 4, Liên khu 3, Khu 10, Việt Bắc, tập trung mỗi trường ít thì 5, 7 chục, một vài trăm, nhiều thì hàng nghìn chú bé liên lạc, trinh sát từ khắp các chiến trường về học tập.
Ngày 10.11.1948, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ký nghị định số 425/TCH thành lập trường TSQ Việt Nam do Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị trực tiếp làm Hiệu trưởng. Vì hoàn cảnh chiến tranh, các trường TSQ từ Liên khu 4 trở vào Nam không có điều kiện về sáp nhập, còn lại các trường TSQ Liên khu 3, Khu 10, Việt Bắc, TSQ các Đại đoàn 308, 304, Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu đều hành quân về Thái Nguyên hình thành trường TSQ Việt Nam với quy mô lớn: 3 tổng đội, 12 đại đội, quân số hơn 1.000 học viên.

Từ cuối năm 1951 thành phần học viên các trường TSQ được bổ sung thêm con em các cán bộ cao cấp của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, quân đội và các ngành ở Trung ương và địa phương. Con gái nhà cách mạng Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai; con gái Tổng bí thư Trường Chinh; con các đồng chí lãnh đạo khác như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Hoàng Văn Thái, Đại tướng Văn Tiến Dũng và nhiều tướng lĩnh, Bộ trưởng, Thứ trưởng đã vào học tại các trường TSQ.

Tại Sài Gòn, ngày 15.10.1964, Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, con người “như chân lý sinh ra”, đã giành những phút cuối cùng của đời mình để làm nên lịch sử. Anh đã hiên ngang lẫm liệt trước họng súng của Mỹ - Ngụy, đã chiến đấu và hy sinh như một người cộng sản. Sự hy sinh của Anh đã dấy lên một cao trào thi đua “Tất cả cho tiền tuyến”, đồng thời bùng lên khắp bốn biển năm châu một cao trào ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Ngày 27.07.1965, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi “Thi đua sản xuất và chiến đấu chống Mỹ cứu nước”. Trong lời kêu gọi ấy, có đoạn Bác nói: “Đứng trước nguy cơ giặc Mỹ cướp nước, đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam đoàn kết một lòng, kiên quyết chiến đấu; dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”. Lời kêu gọi như tiếng kèn xung trận thúc giục, cổ vũ nhân dân ta từ Nam đến Bắc bước vào thời kì kháng chiến oanh liệt nhất của dân tộc.

Trong bối cảnh lịch sử sôi động ấy, 3 tháng sau lời kêu gọi của Bác Hồ, ngày 15.10.1965, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định số 171/QĐQP về việc tổ chức Trường TSQ mang tên Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi.  Sự ra đời của Trường là một biểu hiện cụ thể của công cuộc “trồng người” của Đảng, Bác và Quân đội, là một nội dung của đường lối kháng chiến, kiến quốc, chuẩn bị đội ngũ kế cận cho kháng chiến lâu dài, cho xây dựng Quân đội và cho kiến thiết đất nước sau này. Tuy nhiên nga từ tháng 4.1965, công tác chuẩn bị đã được Trung tướng Song Hào - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị giao nhiệm vụ trực tiếp cho Chính ủy Bùi Khắc Quỳnh với hai yêu cầu: một là trường Văn hoá quân đội ở Trại Hòe, Hà Bắc sẽ được chuyển thành trường TSQ dạy văn hoá cho con em cán bộ đang chiến đấu trên các chiến trường và các gia đình có công, theo chương trình phổ thông từ lớp 5 đến lớp 10, kết hợp rèn luyện thêm về quân sự để sau này đào tạo thành cán bộ kế cận lâu dài cho quân đội, cho đất nước; hai là, phải tìm được địa điểm mới, đảm bảo an toàn. Trường sở có thể làm bằng tranh, tre, nứa, lá, cố gắng sao cho kịp nhận học sinh và khai giảng năm học mới ngay trong năm 1965.

Chính uỷ Bùi Khắc Quỳnh

Trải qua gần 50 năm qua, thầy và trò Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Bộ Quốc phòng đã giao. Thày và trò của trường đã vượt mọi khó khăn gian khổ trong những ngày đầu ở Trại Cờ, Trại Hòe (Hà Bắc), ở An Mỹ – Đại Từ (Bắc Thái) để xây dựng trường sở. Thầy trò cùng tham gia đắp nền nhà, vào rừng đốn cây, chặt nứa làm lán trại. Học sinh bắt ngay vào nhịp sống lao động, có học sinh tham gia cất nhà như người thợ thực thụ, dân địa phương phải ngợi khen. Nhiều giờ học đã phải dừng lại để xuống hầm trú ẩn. Thầy và trò dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy nhà trường do Chính ủy Bùi Khắc Quỳnh chủ trì, đã đoàn kết phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ các năm học trong điều kiện còn thiếu thốn về trang thiết bị cần thiết phục vụ giảng dạy và học tập.

Tiếp đó là những ngày Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi sang Quế Lâm (Trung Quốc) tiếp tục học tập để tránh chiến tranh phá hoại. Dù được sống đầy đủ ở Y Trung hay ở Phong Khẩu, thầy và trò luôn hướng về Tổ quốc, hướng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. “Thi đua dạy tốt, học tốt – vì miền Nam ruột thịt” là một phong trào thường xuyên sôi nổi của trường. Trên 70% học sinh tốt nghiệp ra trường của 8 khóa đã lần lượt tình nguyện nhập ngũ phục vụ Quân đội lâu dài. Hoài bão được đứng ở tuyến đầu của cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt của nhiều thầy giáo và của các em học sinh được toại nguyện.

Hiệu trưởng Dương Hưng Tuấn (đứng giữa hàng sau cùng) cùng các thầy và lớp Quyết thắng khóa 7, năm học 1967 - 1968 tại Quế Lâm.

TSQ khóa 6, 7, 8 tại hội trường lớn ở Y Trung mừng Quốc khánh Việt Nam
Tính cả cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và phía Tây - Nam Tổ quốc, trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi có 2 thầy giáo và 28 học sinh đã anh dũng hy sinh.

Sau ngày toàn thắng 30.04.1975, đất nước bước vào thời kỳ xây dựng, nhiều học sinh TSQ Nguyễn Văn Trỗi tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mới trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thế hệ 8 khoá đã tiếp bước Cha Anh, giữ vững và phát huy truyền thống Quân đội, tinh thần Nguyễn Văn Trỗi trong công cuộc xây dựng đất nước. Nhiều học sinh trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã trở thành cán bộ trung, cao cấp trong Quân đội, cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền; nhiều em đã có những công trình nghiên cứu về kinh tế, KHKT xuất sắc trong và ngoài nước.

Trong buổi họp mặt truyền thống 30 năm thành lập trường vào
ngày 15.10.1995, tại Hà Nội Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phát biểu: "... Trường Nguyễn Văn Trỗi tuy đã kết thúc đào tạo 25 năm nay, nhưng thực sự là một mô hình giáo dục tốt. Trường đã đào tạo rất bài bản những con người có lý tưởng cách mạng, yêu nước, thương dân, có trình độ văn hóa, khoa học, có sức khỏe. Tôi đã gặp nhiều cháu là học sinh nhà trường có đạo đức, có năng lực, làm việc rất tốt trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật và quản lý…
Trong tương lai, ta phải lập ra nhiều trường như trường Nguyễn Văn Trỗi. Và trong giáo dục, không chỉ chú trọng tới tầng lớp thanh niên, mà phải quan tâm đến cả thiếu niên, nhi đồng. Chính thế hệ trẻ được đào tạo tốt sẽ là chủ nhân tương lai, sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn...".

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ngày Hội trường 15.10.1995 tại Hà Nội.

Thế hệ các cựu TSQ trường Nguyễn Văn Trỗi đã được "Sinh ra trong khói lửa", thấm nhuần lý tuởng, rèn luyện theo kỷ luật quân đội, được tiếp thu những tinh hoa kiến thức của một tập thể các thầy, cô giáo đầy tài năng, nhiệt huyết để khi ra trường đã phấn đấu trưởng thành, xứng đáng với niềm tin của Đảng, của Bác, với công lao dạy dỗ của các thầy cô. Trường TSQ cho đến ngày nay tuy chỉ có một thời gian ngắn 5 năm với 8 khoá nhưng đã có ý nghĩa thiết thực, thực hiện một chính sách lớn với hai nội dung:

1. Các học sinh là con em của cán bộ trung – cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội. Để các đồng chí cán bộ có điều kiện yên tâm công tác, tận lực cho kháng chiến; Đảng, Nhà nước, quân đội đã tổ chức trường nuôi dưỡng và dạy dỗ các em. Đây là tình sâu nghĩa nặng và trách nhiệm to lớn.

2. Sau ngày chiến tháng, nhiệm vụ xây dựng Đảng, bảo vệ Nhà nước, củng cố quân đội là trách nhiệm của toàn dân, nhưng phải có lực lượng trung kiên. Đó chính là con em các đồng chí đã đổ xương máu để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã là nơi hội tụ và vun trồng những hạt giống đỏ, để bổ sung lực lượng cho quân đội, cho sự nghiệp cách mạng dài lâu của đất nước. Trọng trách của các thầy cô trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi thật cao cả, vinh quang! Sứ mạng của các học sinh trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi thật vẻ vang nhưng cũng thật nặng nề! Họ là các học sinh cơm lính, học tập theo kiểu lính và rèn luyện đúng như lính, một “tuổi thơ dữ dội”.

TRƯỜNG THIẾU SINH QUÂN NGUYỄN VĂN TRỖI

50 năm xây dựng và trưởng thành (1965 - 2015)

Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi (thuộc TCCT, QĐND Việt Nam) thành lập ngày 15/10/1965 theo quyết định số 171/QĐQP của Bộ Quốc phòng.

- Chiêu sinh: tháng 3/1965, kết thúc đào tạo tháng 6/1970.
- Đã đào tạo 8 khóa với tổng số gần 1.200 học sinh.
- Đã cung cấp cho quân đội đào tạo trên 800 sĩ quan.
- Trên 1000 học sinh có trình độ đại học và trên đại học, trên 100 học sinh có học vị tiến sĩ cùng nhiều giáo sư, phó giáo sư.

* Từng đóng quân:

Tại Trại Hòe, Trại Cờ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Hà Bắc: từ tháng 3/1965 đến tháng 8/1965.
Tại xã An Mỹ, huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái (ATK Việt Bắc): từ tháng 9/1965 đến tháng 31/12/1966.
Tại Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc: từ tháng 1/1967 đến tháng 8/1968.
Tại Hưng Hóa (Vĩnh Phú); Trung Hà, Thạch Thất (Hà Tây): từ tháng 9/1968 đến tháng 6/1970.

* Ban giám hiệu nhà trường qua các thời kì:

Chính ủy Bùi Khắc Quỳnh (thượng tá, 1965 - 1970),
Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Điền (trung tá, tháng 12/1964 – tháng 8/1965).
Phạm Ngọc Điển (…): đặc phái viên của TCCT.
Hiệu trưởng Dương Hưng Tuấn (trung tá, 1965 - 1968).

Anh hùng, liệt sĩ:

Có 2 thầy giáo và 28 học sinh anh dũng hy sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc:
Giáo viên: Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Văn Phố.
Huỳnh Kim Trung (1952-1972), Anh hùng LLVTND (truy tặng ngày 31/12/1973).
Khóa 1: Bùi Hữu Thích.
Khóa 3: Ngô Ngời, Lê Minh Tân, Cao Quốc Bảo.
Khóa 4: Nguyễn Văn Ngọc, Lâm Duy, Nguyễn Văn Ơn, Vũ Chí Dũng.
Khóa 5: Võ Dũng, Phạm Văn Hạo, Trịnh Thúc Doanh, Nguyễn Lâm, Vũ Kiên Cường.
Khóa 6: Chu Tấn Quang, Võ Nguyên Trọng, Đặng Bá Linh, Nguyễn Mạnh Minh, Nguyễn Tiến Quân, Đỗ Khắc Tiến.
Khóa 7: Y Hòa, Lại Xuân Lợi, Đặng Đình Kỳ, Ngô Tất Thắng, Nguyễn Khắc Bình, Trần Hữu Dân, Nguyễn Đức Thảo.
Khóa 8: Bùi Thọ Tuyến.
Các cán bộ cao cấp và tướng lĩnh trong LLVTND:
Cán bộ cao cấp:
Nguyễn Thiện Nhân, UVBCT, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin-Du lịch.
Dương Thành Bắc, Phó chánh Văn phòng BCHTW Đảng.
Nguyễn Đoan Hùng, Phó Chủ tịch UB Chứng khoán quốc gia.
Đặng Thanh Bình, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Nguyễn Toàn Thắng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Các tướng lĩnh trong QĐ và Công an:
Nguyễn Chiến, trung tướng, nguyên Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ.
Phạm Ngọc Nguyên, thiếu tướng, nguyên Phó Tư lệnh quân chủng PK-KQ.
Vũ Nhật Minh, thiếu tướng, Phó Giám đốc Học viện KTQS.
Võ Đăng Thanh, thiếu tướng, Phó Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ.
Bùi Quang Vinh, thiếu tướng, Tư lệnh Binh đoàn 11.
Từ Linh, thiếu tướng, Giám đốc Trung tâm thông tin KH-CN-MT.
Nguyễn Minh Đức, thiếu tướng, Phó Chủ nhiệm TCKT.
Phạm Sơn Dương, thiếu tướng, Phó Giám đốc Viện KH-CN quân sự.
Phạm Ngọc Quảng, trung tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo.
Lê Văn Đạo, Chuẩn đô đốc, Phó Tư lệnh quân chủng Hải quân Nhân dân.
Nguyễn Phục Quốc, thiếu tướng, Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 175, TP Hồ Chí Minh…
Nguyễn Quang Bắc, thiếu tướng, Phó chủ nhiệm TCKT.
Trần Duy Anh, thiếu tướng, Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108, Hà Nội.
Phạm Hòa Bình, thiếu tướng, Phó giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108, Hà Nội.
Tạ Quang Chính, thiếu tướng, Chủ nhiệm Chính trị TCCN quốc phòng.
Phùng Thế Quảng, thiếu tướng, Phó tư lệnh QK7.

Các văn nghệ sĩ là thầy trò trường Nguyễn Văn Trỗi

    Đại tá, nhà báo, NSƯT Nguyễn Chi Phan.
    Đại tá, nhà báo Phạm Đình Trọng.
    Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Tuyến.
    Họa sĩ Phạm Lực.
    Đại tá, NSƯT Dương Minh Đức.
    Nhà báo Lê Tường Long.
    Đại tá, nhà báo Trần Hồ Bắc.
    Nhà báo Trần Trường Chiến.
Đại tá, bác sĩ, họa sĩ Nguyễn Trung Liêm.
(Nguồn tư liệu "Sinh ra trong khói lửa" tập 1 + 2 của nhóm cựu học sinh trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi khoá 5 miền Bắc)
http://tamnhin.net/ky-uc-ve-truong-tsq-nguyen-van-troi-27923.html







Kiến thức chung nhất của người Trung Quốc về các trường "9-2".

1. Quảng Tây thông chí:

第三节 “九二”学校


根据中越两国政府1966年11月“关于中国给予越南成套设备和技术援助的议定书”附件
第26、27项规定,中国教育代表团和越南民主共和国教育代表团1966年12月18日在北京签订
关于越南4所学校迁广西桂林的“会谈纪要” ,以及中越两国政府关于桂林“九二”学校的
有关问题的“换文”协议,从1966年12月起,先后有越南阮文追学校、儿童学校、南方普通
学校、 南方民族学校迁桂林,暂借桂林中学和桂林一中校址。1967年8月,阮文追学校迁入
尧山新校址, 其余3校于1968年8、9月分别迁入吊罗山新校址。1966年12月至1975年5月,4
所学校先后来桂的师生员工共5186人。
阮文追学校属越南国防部的军事学校, 在桂时间由1966年12月至1968年11月, 师生共
1545人,1968年8月至11月迁回越南1542人(在桂死亡3人)。桂林市吊罗山,时称越南南方教
育区,有南方普通学校(阮文贝中小学)、南方民族学校(中、小学)、儿童学校(武氏六学校)。
1968年11月南方普通学校、 南方民族学校的全部高中生455人随阮文追学校迁回越南。1972
年9月儿童学校200多人合并到阮文贝小学和民族小学,调整为南方中学(阮文贝初中)、南方
小学(阮文贝小学) 、民族小学(附设初中班)。1973年又合并为南方中学和民族学校(13个民
族),学生1210人,干部职工175人。1975年8月全部迁回越南。
因越南国庆是9月2日,越南在桂的4所学校总称“九二”学校。
越南学生,初来时年龄最小的3至7岁(儿童学校),最大的16至23岁(民族学校)。民族小
学来自17个民族, 主要是烈士或高干子女,大部分是孤儿。在南方战斗或工作有4个孩子以
上的也可送一个来。
“九二”学校的机构设置和人员编制,均由越方调配。越南南方教育区设总校,下设教
育科、组织科、行政科、财务科、医务所和党、团、工会、妇联、少年儿童等组织。各分校
设有党支部、正副校长。
根据1969年5月19日中越协议, “九二”学校的教学工作和行政管理由越方负责,中方
协助解决有关问题。如应越方请求,由中方派一个连负责学校警卫工作,派军官对学生进行
军训,派文艺工作者教舞蹈、美术等。
“九二”学校校舍建筑总面积57273平方米,投资4526536元。其中:阮文追学校建筑面
积19459平方米,投资2840601元,1967年8月建成交付使用(现为航天工业管理学校) 。越南
南方教育区建筑面积37814平方米, 投资1685935元,建筑面积包括南方中学20028平方米;
儿童学校5601平方米;民族学校12185平方米。
1969年5月19日中越协议, 桂林“九二”学校的地产、房产所有权均属中国,在越南人
民抗美救国战争期间供越方使用;学校内部的设备归越方所有。撤校时带回越南。
“九二”学校的开办费、经常费,在中国政府给越南政府的无偿援助款项内支付。借用
校舍的修缮费以及临时用房搭建所需费用,由中方负责。

http://gxdqw.com/bin/mse.exe?seachword=&K=a&A=65&rec=263&run=13



2. Lấy từ mạng Bách khoa của Trung Quốc

“九二”学校,从20世纪60年代到70年代,在越南抗美战争期间,中国政府帮助越南在桂林市郊开办阮文追学校、越南南方普通学校、越南南方民族学校、越南南方儿童学校四所,学校总称为”九二”学校。我们通过走访越南国内”九二”学校的老校友,和健在的中国方面的教职员工,对”九二”学校在桂林的办学情况有了较为详细的了解。
编辑摘要

目录

“九二”学校 - 简介 

  根据中越两国政府1966年11月“关于中国给予越南成套设备和技术援助的议定书”附件第26、27项规定,中国教育代表团和越南民主共和国教育代表团1966年12月18日在北京签订关于越南4所学校迁广西桂林的“会谈纪要”,以及中越两国政府关于桂林“九二”学校的有关问题的“换文”协议,从1966年12月起,先后有越南阮文追学校、儿童学校、南方普通学校、南方民族学校迁桂林,暂借桂林中学和桂林一中校址。

  因越南国庆是9月2日,越南在桂的4所学校总称“九二”学校。

“九二”学校 - 沿革 

  二十世纪五十年代初,是越南抗击外强斗争最困难的时期。越南是中国的南大门,是“同志加兄弟”的邻邦,一方有难,兄弟中国伸出援助之手皆为手足之情。当时,越南国家领导人胡志明主席在北京会见毛泽东主席,中国政府决定向越南提供全面无私援助。1951年始,越南大批学校移至中国江西、广西南宁。在南宁成立越南中央学舍区,中国称之为南宁育才学校。同年,越南中央学舍区的普通学校迁至桂林,称之为桂林育才学校。1954年,在江西的庐山育才学校也迁至桂林,使桂林育才学校学生数接近5000人。

  1953年10月――1956年2月,越南陆军学校迁至桂林,在校生3000余人,1953――1958年,中国政府在广西师范大学开办以培养越南留学生为主的中国语言专修学校,1000余名越南青年在这里完成了学业,1967――1975年,阮文追少年军校、越南南方学生教育区阮文贝学校、民族学校和武氏六学校在桂林办学,总称“九二”学校。

  其中,1967年8月,阮文追学校迁入尧山新校址,其余3校于1968年8、9月分别迁入吊罗山新校址。1966年12月至1975年5月,4所学校先后来桂的师生员工共5186人。阮文追学校属越南国防部的军事学校, 在桂时间由1966年12月至1968年11月, 师生共1545人,1968年8月至11月迁回越南1542人(在桂死亡3人)。桂林市吊罗山,时称越南南方教育区,有南方普通学校(阮文贝中小学)、南方民族学校(中、小学)、儿童学校(武氏六学校)。1968年11月南方普通学校、 南方民族学校的全部高中生455人随阮文追学校迁回越南。1972年9月儿童学校200多人合并到阮文贝小学和民族小学,调整为南方中学(阮文贝初中)、南方小学(阮文贝小学) 、民族小学(附设初中班)。1973年又合并为南方中学和民族学校(13个民族),学生1210人,干部职工175人。1975年8月全部迁回越南。

“九二”学校 - 学员 

  越南学生,初来时年龄最小的3至7岁(儿童学校),最大的16至23岁(民族学校)。民族小学来自17个民族, 主要是烈士或高干子女,大部分是孤儿。在南方战斗或工作有4个孩子以上的也可送一个来。

“九二”学校 - 设置与管理 

  “九二”学校的机构设置和人员编制,均由越方调配。越南南方教育区设总校,下设教育科、组织科、行政科、财务科、医务所和党、团、工会、妇联、少年儿童等组织。各分校设有党支部、正副校长。根据1969年5月19日中越协议, “九二”学校的教学工作和行政管理由越方负责,中方协助解决有关问题。如应越方请求,由中方派一个连负责学校警卫工作,派军官对学生进行军训,派文艺工作者教舞蹈、美术等。“九二”学校校舍建筑总面积57273平方米,投资4526536元。

  其中:阮文追学校建筑面积19459平方米,投资2840601元,1967年8月建成交付使用(现为航天工业管理学校) 。越南南方教育区建筑面积37814平方米, 投资1685935元,建筑面积包括南方中学20028平方米;儿童学校5601平方米;民族学校12185平方米。 1969年5月19日中越协议, 桂林“九二”学校的地产、房产所有权均属中国,在越南人民抗美救国战争期间供越方使用;学校内部的设备归越方所有。撤校时带回越南。“九二”学校的开办费、经常费,在中国政府给越南政府的无偿援助款项内支付。借用校舍的修缮费以及临时用房搭建所需费用,由中方负责。

“九二”学校 - 纪念 

  目前,位于广西师范大学育才校区,建有“越南学校纪念馆”,是在原“九二”学校旧校舍基础上修建而成,占地3000多平方米,建筑面积800多平方米。四个展厅中第一展厅展出胡志明在中国的有关史料及图片,第二、三、四展厅通过实物、图片、文字、沙盘模型展示了育才学校、特科学校、中国语文专修学校、“九二”学校在桂林的办学轨迹,还原了那段难忘岁月的历史面貌,其中一些珍贵资料是首次与世人见面,弥足珍贵。
http://www.baike.com/wiki/%E2%80%9C%E4%B9%9D%E4%BA%8C%E2%80%9D%E5%AD%A6%E6%A0%A1



0 Response to "Các trường Nguyễn Văn Trỗi và Nguyễn Văn Bé ở Quế Lâm (Trung Quốc)"

Đăng nhận xét

Vui lòng không Spam. Thanks các bạn