Đó là hình "Cò bay ngựa chạy" được dùng trong lễ cúng Táo Quân ở đất Nam Bộ. Nó có ý nghĩa thay cho Cá Chép (cá thật mà không phải cá vẽ trên giấy hay cắt bằng giấy) ở ngoài Bắc.
Toàn bộ nội dung dưới đây là mượn của bác Phạm Ngọc Hiệp - trưa nay, nhà bác đã tiễn Táo Quân về trời thông qua "Cò bay ngựa chạy" này.
---
"
Thứ Tư, ngày 11 tháng 2 năm 2015
Hôm này là 23 tháng Chạp, ngày đưa Ông Táo về chầu Trời. Trong tục cúng đưa Ông Táo trước đây phổ biến ở miền Bắc, ta thường thấy phương tiện dùng để đưa tiễn Ông Táo về Trời là cá chép. Trong lễ cúng người ta thường kèm theo một vài con cá chép còn sống, sau khi cúng tiễn Ông Táo xong mang ra hồ ao, sông rạch thả. Cá chép là loài cá theo truyền thuyết đã vượt qua ba kỳ thi sát hạch vượt Vũ môn để hóa thành rồng.
Còn theo sách Đặc khảo về Tín ngưỡng thờ Gia thần*, trong miền Nam, phổ biến là vùng Nam bộ, tục đưa Ông Táo có hơi khác, thay vì cúng cá chép để đưa Ông Táo, thì người dân dùng bộ giấy "cò bay ngựa chạy", theo ý nghĩa ngựa chở Ông Táo đi đường bộ rồi cò chở Ông Táo bay về Trời. Tục dùng ngựa và cò làm vật cưỡi trong miền Nam bắt nguồn từ nghi thức "xá mã, xá hạc", tục này theo nghi thức của Đạo giáo và của Phật giáo. Đây là nghi thức được tiến hành sau cùng trong các buổi cúng tế. Người ta gom tất cả các tờ sớ nhét vào ngựa giấy và hạc giấy đã để sẵn trong lễ cúng, rồi đem đốt với ý nghĩa nhờ ngựa và hạc mang sớ đến những nơi cầu cúng trong Tam giới.
Trong bộ giấy tiền vàng bạc cúng Ông Táo trưa nay ở nhà tôi, quả nhiên tôi có thấy tờ giấy bản "cò bay ngựa chạy" mà tôi chụp lại dưới đây.
Giấy cò bay ngựa chạy trong bộ giấy tiền vàng bạc cúng Ông Táo.
Thì ra Ông Táo ở miền Nam dùng phương tiện chuyên chở có khác với Ông Táo ở miền Bắc, Ông Táo miền Nam đi đủ cả, đường bộ, đường hàng không, cuối năm chắc phải vào mạng "i meo" đặt vé trước, để cận ngày quá kiếm vé xe khách, máy bay chắc mệt...
【Đoạn bác Hiệp bổ sung thêm】
Cúng tiễn đưa Ông Táo ngày 23 tháng Chạp trong bếp ngày nay.
Trong lễ cúng Ông Táo ở nhà, trong mâm cúng ngoài một ít thức ăn, năm nào tôi cũng thấy bà xã tôi cúng chè trôi nước. A, cái món chè trôi nước này chắc cũng có ý nghĩa của nó đây. Ông Táo về chầu Trời phải tâu lại chuyện trong nhà gia chủ trong suốt một năm, tất tần tật không chừa chuyện gì, mà trong một năm thì làm gì mà nhà nào lại không có những chuyện lộn xộn. Ngày xưa cũng có nhà "đối phó" bằng cách bịt miệng Ông Táo, không để ông nói năng, bằng cách trong lễ tiễn đưa cúng nguyên cho Ông Táo một lon kẹo mạch nha, làm quà đi đường, Ông Táo hảo ngọt xơi vào là ngắc ngứ, mồm miệng dính chặt khó lòng mà nói năng.
Chè trôi nước làm bằng bột nếp dẻo cũng thế, chè viên cục nhỏ chỉ toàn bột không nhân, cục to thì trong có nhân đậu xanh nhuyễn, nhưng vẫn chủ yếu là lớp vỏ bột nếp dẻo bao bên ngoài, thứ này mà ăn hơi tham một chút không những dính mồm miệng, có khi còn mắc nghẹn như chơi.
Hì hì! Dân gian ta xưa nay quả cũng... gian thật.
* Đặc khảo về Tín ngưỡng thờ Gia thần, Huỳnh Ngọc Trảng - Nguyễn Đại Phúc, NXB Văn hóa Văn nghệ - 2013.
"
http://ngochieppham.blogspot.jp/2015/02/phuong-tien-ve-chau-troi-cua-ong-tao.html?showComment=1423648995603#c2246223058675184283
---
Người Sài Gòn thả cả chép tiễn ông Táo
---
Bổ sung 3 (12/2/2015): Các nơi khác.
Thứ tư, 11/2/2015 | 19:59 GMT+7
Bổ sung 2 (11/2/2015): Người Sài Gòn cũng thả cá chép.
Thứ tư, 11/2/2015 | 19:59 GMT+7
Không chỉ thả cá chép bị buộc trong túi, nhiều người xả cả tro hương, vàng mã, tiền thật, túi nilon xuống sông, hồ trong ngày 23 Tết.
Bổ sung 2 (11/2/2015): Người Sài Gòn cũng thả cá chép.
Người Sài Gòn thả cả chép tiễn ông Táo
Người Sài Gòn nô nức thả cá tiễn ông Táo
11/02/2015 11:02
(NLĐO) – Cá chép, cá vàng, cá điêu hồng được đông đảo người dân Sài Gòn mua phóng sinh với mục đích đưa tiễn ông Công, ông Táo về trời
Ngay từ chiều qua (10-2), các cửa hàng bán cá cảnh, cá giống trên các tuyến đường Nguyễn Thông (quận 3), Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), Lưu Xuân Tín (quận 5)… đã có rất đông người đến mua cá chép, cá hồng với giá 30.000-70.000 đồng/cặp; cá cảnh loại nhỏ có giá 30.000 đồng/10 con.
Ngoài ra, trên đường Trường Chinh (quận Tân Bình) cũng bày bán cá chép Nhật (cá koi) loại nhỏ (bằng ngón tay út) với giá 400.000 đồng/con. Khách mua loại cá này chủ yếu là những người có điều kiện kinh tế khá giả.
Bà Lê Thu Vân, bán cá cảnh trên đường Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), cho biết năm nay sức mua có phần giảm đi. Trong cả ngày hôm qua, bà Vân bán được hơn 200 con cá chép, cá hồng các loại, chỉ bằng một nửa so với năm ngoái.
Các điểm bán cá cảnh đưa tiễn ông Táo đã nhộn nhịp từ ngày hôm qua 10-2.
Những người bán cá cảnh cho biết hầu hết người mua đều chọn cá hồng có nguồn gốc chủ yếu từ Trung Quốc, một số khác vận chuyển từ Campuchia sang qua đường cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Một người kinh doanh cá cảnh trên đường Nguyễn Thông (quận 3) tiết lộ: “Đa phần cá phóng sinh rất yếu, dễ chết nên được bán giá rẻ. Còn những con khỏe mạnh sẽ giữ lại nuôi lớn bán có tiền hơn”.
Cá chép, cá hồng được bán với giá phổ biến từ 30.000-70.000 đồng/cặp.
Ở thị trường miền Bắc, theo trang báo điện tử Zing, trung tâm đầu mối buôn bán cá lớn nhất ở Hà Nội, chợ cá Sở Thượng, Yên Sở rực vàng trong ngày Tết ông Công, ông Táo. Phổ biến nhất ở đây là cá vàng, được đưa về từ các vùng Phú Thọ và Hải Dương. 2 loại cá vàng: cá vàng ta con nhỏ, thon, da bóng và cá vàng lai màu đậm, con to, giá bán dao động 70.000-100.000 đồng/kg được mua bán nhiều nhất.
Nhiều người chọn mua cá chép Nhật loại nhỏ để phóng sinh với quan niệm may mắn, tích đức.
Các tiểu thương ở chợ cho biết năm nay do thời tiết ẩm, ấm nên cá phát triển tốt, giá rẻ hơn so với năm trước. Thời điểm đầu tháng 12 âm lịch, cá có giá 200.000-300.000 đồng/kg nhưng giáp lễ ông Công, ông Táo giá xuống chỉ còn 70.000-100.000 đồng/kg.
Cũng tại Hà Nội, giới nhà giàu còn có nhu cầu mua cá koi loại nhỏ với giá khoảng 200.000 đồng/con để đưa tiễn ông Táo với quan niệm mang lại may mắn, xua đuổi rủi ro, tích đức cho năm mới. 3 con cá đủ bộ cúng lễ thường có giá 500.000 - 600.000 đồng.
Sáng 11-2 (nhằm 23 tháng Chạp), các bờ sông, bờ kênh ở TP HCM đông nghịt người mang cá ra thả để tiễn ông Táo về trời.
Người phóng sinh đủ thành phần, gồm nhân viên văn phòng, người buôn bán, sinh viên, nội trợ, người già, trẻ em…Vị trí thả cả tập trung ở dưới chân cầu Sài Gòn (quận 2), kênh Nhiêu Lộc (đoạn gần Cầu Lê Văn Sỹ, quận 3), chân cầu Bình Lợi (quận Bình Thạnh),....
Ghi nhận tại chân cầu Sài Gòn (quận 2) nhận thấy chỉ trong một buổi sáng, đã có hàng ngàn con cá được thả xuống sông. Sau khi phóng sinh xong, người dân Sài Gòn đã có ý thức thu gom tất cả túi nilon để bỏ vào thùng rác thay vì vứt luôn xuống sông như các năm trước.
Điều chưa đẹp mắt là cách vị trí phóng sinh không xa, một số người chờ sẵn để quăng lưới, thả dây câu để bắt cá lên, bán lại cho những người đến sau.
Một số hình ảnh thá cá phóng sinh đưa tiễn ông Táo tại TP HCM sáng ngày 11-2 tức 23 tháng Chạp:
Việc thả cá là một tục lệ cổ truyền của người dân Việt Nam, với ý nghĩa cá chép vượt vũ môn hóa rồng để đưa ông Táo về trời.
Nhiều người dân Sài Gòn đã có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Sau khi phóng sinh họ thu gom túi nilon để vào sọt rác.
Ngay cạnh các điểm phóng sinh, một số người vô tư ngồi câu cá
Nhiều người mang lưới để bắt cá bán lại cho những người đến sau
Bổ sung 1 (11/2/2015): Đại sứ Mĩ ở Việt Nam cũng theo chân bà con đi thả cá chép vào ngày hôm nay.
Thứ tư, 11/2/2015 | 12:49 GMT+7
Cá chép theo ông Táo về trời
Sáng 23 tháng Chạp, trời Hà Nội mưa phùn rét buốt, nhiều người dân vẫn đội mưa đi chợ sớm mua cá chép để hoàn thiện mâm cúng ông Công ông Táo, với quan niệm cá chép là phương tiện để các ông "cưỡi" về trời.
0 Response to "Thay cho cá chép, thì Nam Bộ là "cò bay ngựa chạy", và những kế bịt miệng Táo quân !"
Đăng nhận xét
Vui lòng không Spam. Thanks các bạn