Tuần rồi, thiên hạ râm ran với đôi liễn chữ quốc ngữ, của quốc sư, tặng cho quốc hậu.
Hì hì, trăm người trăm ý. Vui ra phết. Ví dụ thử đọc một bài của Trần thi sĩ ở dưới đây. Nhìn chung, đọc để cười vui là chính.
Mà thật ra, sẽ còn đang tiếp tục râm ran nữa đấy. Nhưng mình thì, hì hì, đoán là ông cụ run tay. Đứng cạnh người đẹp mà.
Nên thật ra trong đôi liễn của cụ, vốn không mở đầu bằng TRÍ đâu. Là TRÍ nhưng không có R.
Cụ run tay, với lại cũng là hơi lãng đãng cao niên, nên viết nhầm ra thế. Không tin, cứ thử thay thế chữ đúng đó vào, mà đọc, thì thông suốt toàn bộ ý tưởng.
Đọc xong, khéo lại ngẩn tò te (vì có khi cụ không lãng đãng đâu, thâm ý của cụ ở đó). Rồi thì, bất giác, dập đầu: cụ đúng là thánh ạ, quả là bực quốc sư ạ !
Đọc xong, khéo lại ngẩn tò te (vì có khi cụ không lãng đãng đâu, thâm ý của cụ ở đó). Rồi thì, bất giác, dập đầu: cụ đúng là thánh ạ, quả là bực quốc sư ạ !
Dưới là bài của Trần thi sĩ. Lấy về từ Fb của ông.
---
Trần Mạnh Hảo
GS. Vũ Khiêu, thần tượng trí thức và biểu tượng văn hóa của chế độ hiện hành, anh hùng lao động, vừa được thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng câu đối ca tụng ông lên mây, nhân việc ông thọ 100 tuổi như sau :
"Triết gia trong cách mạng - Nghệ sĩ giữa Anh hùng"
Ông cũng là người được giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu 1996 về các cuốn sách mỹ học, triết học, văn hóa học như :" Nghệ sĩ và anh hùng"
"Góp phần nghiên cứu cách mạng tư tưởng và văn hoá (1987), Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử" nhằm ca ngợi Bác và Đảng.
Năm 2000, giáo sư được phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời đổi mới.
Ngày 12 tháng 9 năm 2006, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thay mặt Hội đồng Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất cho Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu vì có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp phát triển khoa học xã hội và nhân văn, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Đại hội Thi đua Thủ đô Hà Nội, khi được trao tặng danh hiệu "Công dân Ưu tú Thủ đô".
( Theo từ điển mạng)
Ông từng được nhà nước tặng biệt thự, được chế độ ưu đãi công thần, chế độ coi ông là thần tượng văn hóa của chế độ…
Năm 1963 GS. Vũ Khiêu đã viết cuốn sách về Mỹ học có tên là “Đẹp”. Năm đó, chúng tôi đã mua cuốn sách này để đọc và thấy kiến thức của GS. Vũ Khiêu phải nói cho công bằng là rất hạn hẹp và ấu trĩ. Mỹ học trong cái nhìn của GS là Mỹ học có tính giai cấp, có tính đảng. Cái gì đảng ta nói, đảng ta làm đều đồng nghĩa với cái đẹp. Ví dụ như cải cách ruộng đất là cái đẹp, đánh nhân văn giai phẩm là cái đẹp, căm thù giai cấp địa chủ tư sản là cái đẹp…
Sau đó tôi đã đọc hầu hết các cuốn sách của GS. Vũ Khiêu như vừa kể trên thì thấy trình độ GS chưa thể gọi là trí thức.
Việc chế độ nâng GS. Vũ Khiêu từ một ông giáo tiểu học, từng hành nghề lao công tạp dịch trong bệnh viện thời Pháp lên thành biểu tượng cho giới trí thức : là anh hùng văn hóa, là nhà triết học số 1, mỹ học số 1, nhà nghiên cứu văn hóa số 1, thậm chí thành Nguyễn Trãi của chế độ…khiến dư luận giới trí thức thứ thật bất bình, không phục; nên khi GS. Ôm hôn cô hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên mãnh liệt quá mức ông cháu và nhất là cụ lại tặng cô này một câu đối thiếu văn hóa, khiến thiên hạ bực mình ném đá khắp nơi trên FB và trên các blog, website…
Chúng tôi đã đọc hầu hết các cuốn sách của GS. Vũ Khiêu thì thấy nếu ta xếp cụ vào hàng ngũ trí thức thì quả là một điều quá lố. Chỉ riêng việc GS. Vũ Khiêu lên tiếng nhiệt liệt ủng hộ hành vi của mộ kẻ điên rồ đòi sửa lại, viết lại Truyện Kiều như dưới đây, chứng tỏ cụ không phải là người trí thức :
"Trong cuộc hội thảo về Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ mới tổ chức vào ngày 15.12.2012 tại khu di tích Nguyễn Du, Hà Tĩnh, mỗi đại biểu tham dự được tặng một cuốn sách (bản photo) có nhan đề Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do Đỗ Minh Xuân, một kỹ sư, khảo dịch - nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in năm 2012. Cuốn sách này có lời đề tựa rất trang trọng của GS. Vũ Khiêu:
“Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…”.
Với hơn 1.000 chỗ sửa, tức 1/3 tác phẩm, gần như bất cứ chỗ nào trong Truyện Kiều, cũng bị ông kỹ sư cắt xé, bức tử. Điều đáng nói là, việc sửa thơ này của ông kỹ sư lại nhận được cổ xúy của một bậc giáo sư lừng danh: Anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu."
GS. Vũ Khiêu quả tình không thể gọi là trí thức khi muốn lấy hoa mào gà làm quốc hoa. Ơ hay, bệnh mào gà là bệnh gì chắc GS. chưa biết hay sao ?
GS.Vũ Khiêu tặng cô hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên câu đối thiếu văn hóa dưới đây sao có thể gọi là trí thức :
Giáo sư Vũ Khiêu đã viết tặng hoa hậu Kỳ Duyên đôi câu đối:
"Trí như bạch tuyết tâm như ngọc
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung"
GS.Vũ Khiêu đã lấy nguyên vẹn một câu thơ của đại thi hào Lý Bạch trong bài thơ “Thanh Bình điệu” : “ Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” làm câu đối trên. Đạo văn như trên sao là trí thức ?
Câu đối trên ngay từ câu đầu, GS. Vũ Khiêu đã diễu cô hoa hậu rằng trí của cháu trắng như tuyết, nghĩa là cháu không có trí; có lẽ GS. Vũ Khiêu muốn nói đến câu thơ Nguyễn Du : “ Mai cốt cách tuyết tinh thần” chăng ? Nhưng TRÍ và TINH THẦN là hai điều khác nhau thưa cụ GS ! Tinh thần trong câu Nguyễn Du có thể hiểu là tâm đấy ! Trí mà như tuyết thì trí ấy bằng không à ? Câu đối tặng người ta mà xỏ xiên như thế sao gọi là trí thức ?
Bài thơ “Thanh bình điệu” của Lý Bạch là bài thơ ca ngợi thân xác gợi dục của Dương Qúy Phi sau khi làm tình với Đường Minh Hoàng, sao lại lấy ra ca ngợi một cô gái còn chưa có chồng là sao ? Dương Qúy Phi vốn là một dâm phụ, từng là vợ con trai Đường Minh Hoàng, bị vua cha cướp lấy. Dương Qúy Phi với sắc đẹp dục tính đã khiến con nuôi Đường Minh Hoàng là An Lộc Sơn muốn cướp người đàn bà dục tình này nên đã làm loạn, gây chết một phần ba dân số Trung Hoa thời đó…
Có thể vì chế độ nâng GS. Vũ Khiêu, một người không phải trí thức lên thành biểu tượng của trí thức, biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà nhân dịp cụ ôm hôn gái trẻ kiểu trai lực điền và tặng nàng đôi câu đối đểu nên đã bị dân mạng ném đá cho bõ tức vì bị lừa hết vụ này sang vụ khác chăng ?
Sài Gòn lúc 23 h 28’ ngày 27-2-2015
T.M.H.
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/1545054855766713
Câu đối của giáo sư Vũ Khiêu
2015/02/25 bởi levinhhuy
Đầu năm mới Ất Mùi 2015, Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên và gia đình đã tới thăm và chúc Tết Anh hùng Lao động – Giáo sư Vũ Khiêu tại nhà riêng của ông (http://m.vietnamnet.vn/…/hoa-hau-ky-duyen-chuc-tet-giao-su-…). Giáo sư Vũ Khiêu đã viết tặng hoa hậu Kỳ Duyên đôi câu đối: “Trí như bạch tuyết tâm như ngọc/ Vân tưởng y thường hoa tưởng dung”.
Giáo sư Vũ Khiêu là bậc thượng căn thượng trí, là cây đa cây đề, là tinh hoa, niềm hãnh diện của học giới nước nhà, chữ ông cho tất phải thoát tục phi phàm. Tôi xin chép lại câu đối của lão giáo sư ra chữ Hán, như sau:
智如白雪心如玉
Trí như bạch tuyết, tâm như ngọc;
雲想衣裳花想容
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung.
Tuy là câu đối chữ Hán, nhưng tôi tin ai đọc vào cũng hiểu được những chữ dùng trong đó; và cái ảo diệu lại ở chỗ chả ai hiểu giáo sư muốn nói gì. Để tôi phân tích chút nhá.
Vế trước: “Trí như bạch tuyết” là một so sánh thú vị, cổ kim chưa ai từng nghĩ tới vì sự lãng xẹt của nó. Tuyết trắng chỉ dùng chỉ tiết tháo vì sự trinh bạch của nó, mà ở đây khen hoa hậu Kỳ Duyên trí như tuyết, khác nào bảo cô là… não phẳng? Nhưng đến ba chữ “tâm như ngọc” (tấm lòng như ngọc) thì ý tứ sâu xa mới hiện ra:
Hoa Quảng Sinh đời Thanh có tác phẩm “Bạch tuyết di âm” (白雪遺音), quyển 39 có câu: “Thư trung tự hữu nhan như ngọc” 書中自有顏如玉 (Trong sách vở có người đẹp vẻ mặt xinh như ngọc). Vậy là rõ, giáo sư nhân mượn 3 chữ “nhan như ngọc”, đang bị bí thì lôi mẹ hai chữ “Bạch tuyết” tên sách kia ra luôn cho thiên hạ thấy tài ông thiên kinh vạn quyển.
Vế sau thì ai cũng nhận ra, đó là câu thơ Lý Bạch tả Dương quý phi.
Lần theo mạch văn của vị giáo sư trăm tuổi tài hoa lỗi lạc, tôi đồ như vầy: Muốn tặng người đẹp vài chữ để lưu làm kỷ niệm của khách tài hoa, nhưng vẻ đẹp kia khiến giáo sư nao lòng mà nghẹn chữ, đành chỉ biết nhón luôn câu thơ Lý Bạch ra chém luôn cho tiện. Khổ nỗi trong bài Thanh Bình điệu của Lý Bạch không có câu nào đối lại cái “Vân tưởng y thường” kia cho xứng, nên giáo sư ngài rặn ra và phang luôn “Trí như bạch tuyết”. Cái khổ của người làm câu đối, khi phải phọt vế sau ra trước, rồi mới tìm chữ để ghép cho ra cái vế trên, bọn phàm nhân khó mà lĩnh hội.
Tôi chẳng còn gì để nói thêm, xin cũng tặng giáo sư câu đối này:
智如白雪文如核
Trí như bạch tuyết, văn như hạch;
老想紅裙嚇想枘
Lão tưởng hồng quần, hách tưởng nôi.
Hoàng Đan (ghi) | 28/02/2015 13:00
Chia sẻ:
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cho hay, bà thường xuyên làm việc với GS Vũ Khiêu và luôn cảm phục, kính trọng cụ như ông nội của mình.
Bà cho biết chưa bao giờ tranh luận trên mạng xã hội, nhưng khi đọc status của một thành viên trên Facebook bà muốn có vài lời cùng cộng đồng mạng về Giáo sư Vũ Khiêu.
Dưới đây là trích đoạn bức "tâm thư" của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng:
Tôi biết GS Vũ Khiêu và thường xuyên tiếp xúc với cụ. Tôi cảm mến, cảm phục và kính trọng cụ như ông nội của mình.
Tôi biết rất nhiều người cũng như tôi đến với cụ đều được cụ dành cho tình cảm tốt đẹp trong sáng, cụ luôn hành xử đầy nhân văn, cao cả với mọi người.
Con người đức cao, đạo trọng như cụ bây giờ hỏi còn mấy ai? Vậy mà một số người đã đưa cái ảnh ở một góc chụp hơi "đặc biệt" khiến cư dân mạng suy luận không lành mạnh, rồi phát biểu quan điểm cá nhân ở góc nhìn "méo mó" làm tổn thương cụ.
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
Đó là hành động quá "độc ác" với một nhà văn hoá lớn đã ở tuổi 100, tuổi mà từ cổ chí kim được coi là "tuổi để phúc" cho đời và người đời phải chúc tụng.
BÀI LIÊN QUAN
Phan Thị Bích Hằng và bức ảnh đặc biệt từ Mỹ của chị Châu Loan
Phan Thị Bích Hằng phủ nhận tin đồn về người yêu cũ
Phan Thị Bích Hằng phản pháo về lời tố bịa đặt vụ chó dại cắn
Thời phong kiến xưa sẽ được vua ban thưởng. Thời nay Chủ tịch nước tặng quà, chưa kể đến tài năng và cống hiến của cụ.
Khắp trên dải đất Việt Nam nghìn năm lịch sử này nơi nào ghi dấu ấn lịch sử vẻ vang mà không có những văn bia, những câu đối, những bài viết của cụ để tôn vinh, để ghi công, thậm chí là để khóc ... cho đất, cho người đã làm nên lịch sử.
Từ đền thờ các vị anh hùng dân tộc, nghĩa trang liệt sĩ, đến hầm xương của những người chết đói vô gia cư ...đều có dấu ấn trí tuệ Vũ Khiêu tạc vào bia đá, khắc lên tượng đồng, treo trên cột lớn, đặt ở những nơi trang trọng nhất.
Tỉnh, huyện, thậm chí dòng tộc, gia đình nào xây dựng các công trình mang tính lịch sử, văn hoá, tâm linh, những nơi tôn vinh...đều mong muốn và rất hoan hỷ nếu có bút tích của cụ Vũ Khiêu.... Hỏi rằng cổ kim có mấy ai được như vậy?
(...)
Vậy mà chỉ một hành động nhỏ, sự trìu mến dành cho đứa cháu của cụ, hành động rất quen thuộc của bất kỳ người làm ông, bà nào cũng có thể có, một số người đưa lên mạng để rồi một bộ phận cư dân mạng bình luận đến mức nhẫn tâm, vô lương...
Nếu không phải là cụ Vũ Khiêu, nếu không phải là hoa hậu Kỳ Duyên thì có ai làm thế không? Phải chăng đây là phản ứng tiêu cực mang tính số đông? Phải chăng đây là sự suy thoái của đạo đức xã hội, lương tâm con người?
Tôi thấy buồn, xót xa, mất mát một thứ gì đó trong nền tảng đạo đức văn hoá, văn hiến của người Việt nam chúng ta. Tôi biết rất nhiều, nhiều lắm người có tâm trạng giống tôi.
Tôi mong mọi người đã có những lời lẽ chưa đúng hãy dừng lại một chút để nhìn lại mình, nhìn lại việc làm của mình đi!
Nhìn ra xung quanh và gỡ, xoá status, comment xấu của mình xuống được không? Đừng làm đau trái tim nhân ái của cụ, trái tim đã đập qua 100 năm với đủ cung bậc thăng trầm của lịch sử dân tộc.
Trái tim cụ đã đập nhịp đập thuỷ chung, chiếc bóng đơn lạnh khi cụ bà đã về với tiên tổ mấy chục năm qua. Trái tim cụ đã khóc chỉ vì một cậu học trò nhỏ chẳng may mất sớm, cụ để ảnh em thờ ngay tại phòng đọc của mình.
(......)
Đừng tiêu cực mà hãy cảm ơn và học tập ở cụ: một trái tim nhân hậu, một nhân cách thanh cao, một con người đáng kính!
Tôi cố nén bớt đi một tiếng thở dài để nhìn ra khung cửa sổ mong trời hôm nay trong hơn, thành phố đỡ ồn ã hơn.
Cúi xuống lau mắt mình thầm an ủi "Bác Vũ Khiêu lớn tuổi rồi, bác dành thời gian còn ít ỏi để hoàn thành các công trình văn hoá vĩ đại hơn, ý nghĩa hơn! Chắc bác chẳng đọc mạng đâu!
Nuốt một giọt đắng vào lòng để chia sẻ với giáo sư Vũ Khiêu đáng kính của cháu. Đối với cháu bác vẫn mãi là:
Gương kim cổ soi đường trí tuệ
Đuốc tâm hồn rọi ánh nhân văn
Kính chúc bác khoẻ, vui! Mong bác luôn an nhiên, tự tại như con người vốn có của bác!
"Người bạn nhỏ của bác".
---
Bổ sung 1 (2/3/2015): Một bài trên Lao Động có ý tán dương. Nhưng chỉ dạo xung quanh thế thôi.
Thử giải mã câu đối của Giáo sư Vũ Khiêu tặng Hoa hậu Kỳ Duyên
Ảnh: Ngôi sao.
Gần đây, không ít người đã hỏi và bàn luận về câu đối mà giáo sư Vũ Khiêu tặng hoa hậu Kỳ Duyên khi cô tới thăm ông vào dịp Tết. Các vị cao niên nho sĩ thì thâm thúy, viết đấy mà dường như cứ muốn để người ta tự cảm thụ lấy vậy , ai hiểu sao cũng được họ chẳng quan tâm. Dẫu vậy thì với tôi, câu đối viết tặng Kỳ Duyên là một trong những câu đối hay, tinh tế và thâm thúy nhất của giáo sư.
Vũ Khiêu vốn nổi tiếng với những câu đối tặng bạn bè, người thân. Đến giờ vẫn vậy, dù ông đã trăm tuổi mà mỗi dịp xuân về, nhà vẫn chật kín những người đến xin chữ. Ông thường viết nhiều câu đối bộc trực, nói thẳng ý mình, nhất là những câu nặng về tình, về nghĩa. Chẳng hạn, đến viếng chị Loan, phu nhân của giáo sư Trần Quốc Vượng, chị dạy Trung văn và Anh văn. Bùi ngùi cảnh góa bụa của người bạn vong niên, ông viết câu đối :
Chị ra đi bát ngát Đông Tây, một cánh buồm son làn gió cuốn
Anh ở lại ngậm ngùi kim cổ, nửa bình rượu trắng ánh trăng soi.
Câu đối trải dài , mỗi câu 14 chữ, âm điệu đầy buồn thương, đọc lên ai cũng hiểu chị dạy học ngôn ngữ đông tây, anh nghiên cứu sử học, văn hóa kim cổ, nhưng sao mà tình cảm người viết lại sâu lắng, ngậm ngùi đến thế. Viếng giáo sư Phạm Huy Thông, người bạn tri kỷ vốn đầy tương đồng tương hợp, lại là thi sĩ của bài “Tiếng địch sông Ô” nổi tiếng một thời, ông viết :
Tưởng cầm kỳ thi họa thong dong bỗng bát ngát Ô giang hồn Hạng Tịch
Đang nam bắc đông tây hò hẹn sao vội vàng tiên cảnh gót Lưu Lang.
Người đọc vừa ngậm ngùi vừa nhận ra phong thái lãng tử ngày nào của chàng thi sĩ Huy Thông đầy tài hoa mà mơ mộng
Vũ Khiêu cũng viết những câu đối thâm thúy , sâu sắc pha âm hưởng hài hước mà phải suy nghĩ đôi chút mới thấu hiểu hết. Ông có một người bạn thân rất tài hoa, am hiểu văn hóa sâu sắc, là cán bộ cách mạng nhưng bỏ việc về nhà đọc sách ngâm thơ và làm thợ đồng hồ kiếm sống. Đồng cảm với bạn, ông viết tặng câu đối ngày xuân :
Bảy mươi xuân, quay ngược thời gian, từng giờ, từng phút, từng khắc, từng giây, nghĩ mình chẳng thẹn
Mồng một tết, nhìn ngang thế lộ, ai chậm, ai nhanh, ai sai, ai đúng, rót rượu cùng say.
Đọc câu đối, ban đầu chỉ thấy toàn là thời gian và đồng hồ, nhưng suy ngẫm kỹ mới nhận ra cái ông thợ đồng hồ này không tầm thường chút nào, đầy khí phách, đầy tài hoa, vậy mà vẫn thấy có gì đó làm ta cay cay sống mũi, một cái gì đó như oan trái , như bi thương…
Trường hợp câu đối tặng Kỳ Duyên lại là một trường hợp đặc biệt. Có lẽ vì thế mà nó gây ra không ít tranh luận. Thực ra, viết câu đối mà để tặng người đẹp mà lại đẹp nhất nước nữa thì thật khó. Điều gì là tiêu biểu nhất cho một người đẹp nhỉ. Tất nhiên là nhan sắc rồi. Vậy thì tặng người đẹp hẳn là phải ca ngợi nhan sắc rồi. Vũ Khiêu viết “Trí như bạch tuyết tâm như ngọc”. Câu này khen đẹp thì đúng rôi, nhưng nếu chỉ là khen đẹp thì không đủ, lại nghe như hơi sáo. Tại sao lại như vậy, Vũ Khiêu vốn là bậc thầy về ngôn từ mà.
Kỳ Duyên hơn chắt nội gái của cụ Khiêu có vài tuổi. Tức là cô chỉ vào loại cháu chắt của cụ. Vậy thì cô còn trong sáng lắm. Ở đây vế đối không còn là sự ca ngợi sắc đẹp nữa rồi. Ôi, người đẹp đâu phải chỉ là đẹp, bởi vì nói sâu ra “hồng nhan bạc mệnh”, người đẹp là đa đoan, là nàng Kiều bán mình chuộc cha, là Tây Thi oan trái, là Chiêu Quân cống Hồ, là Huyền Trân Công Chúa bi ai, là Nguyễn Thị Lộ đầu rơi máu chảy, là Hồ Xuân Hương “chém cha cái kiếp lấy chồng chung”…. Cuộc đời luôn phũ phàng với người đẹp mà mấy ai thấu hiểu.
Vũ Khiêu muốn nói với Kỳ Duyên, con đẹp lắm, không chỉ là vẻ ngoài đâu mà còn cả tâm hồn nữa, tâm hồn con trong như ngọc. Nhưng mà con không biết đâu, trí tuệ, bản lĩnh của con, dù có đẹp như vẻ ngoài đi chăng nữa thì cũng mới chỉ như bông tuyết trắng mà thôi, còn quá non nớt, dại khờ, quá yếu ớt, mảnh mai trong cuộc đời phũ phàng, bon chen, đầy những cạm bẫy và miệng lưỡi thị phi này. Cụ muốn tìm một lời khuyên giải cho người đẹp còn quá non dại kia nhưng thật khó khăn quá.
Là người nhân đạo, cũng rất dễ bị tổn thương như cô, cụ hiểu mình không thể nói một cách phũ phàng rằng con ơi, hãy cẩn thận, hồng nhan là bạc mệnh đấy. Cụ tìm đến ông Lý Bạch trong vế đối thứ hai với nguyên văn một câu thơ mà ai cũng biết. Nhưng câu thơ này cũng chỉ là ca ngợi người đẹp thôi, chẳng phải để khuyên bảo gì “ Vân tưởng y thường hoa tưởng dung”, chỉ có nghĩa là mặt tưởng là hoa, áo ngỡ là mây. Cụ ghé tai Kỳ Duyên rồi bảo nhỏ :” Ông chỉ tặng con vế thứ nhất thôi, còn vế hai là Lý Bạch tặng con đấy”
Kỳ Duyên nghĩ như mình được khen vậy. Cô sẽ rất vui. Nhưng rồi về nhà, một lúc tĩnh tâm nào đó, cô có bất ngờ đọc Lý Bạch chăng, hoặc có lúc nào đó cô sẽ ngồi một mình và nhận ra được chăng, cái người đẹp “vân tưởng y thường hoa tưởng dung” mà họ Lý ngợi ca ấy mới thật là người bất hạnh biết bao, bởi nàng chính là Dương Quý Phi. Nàng đã phải trả giá cho nhan sắc bằng chính tính mạng của mình. cuộc đời đã đưa nàng lên chín tầng mây ngũ sắc để rồi lại giết chết nàng một cách tàn bạo và oan nghiệt nhất.
Vũ Khiêu đồng cảm với Kỳ Duyên bằng tâm hồn và trí tuệ của một người trí thức, một người yêu vẻ đẹp tinh khiết, vẻ đẹp luôn gắn với sự khổ đau. Bởi lẽ trí thức chân chính cũng giống như người đẹp vậy, đều đa đoan bạc mệnh cả. Nguyễn Trãi từng viết “ Cổ lai thức tự đa ưu hoạn”, nghĩa là xưa nay những người trí thức bao giờ cũng gặp nhiều ưu hoạn, và bản thân Nguyễn Trãi cũng đã không chỉ gặp ưu hoạn đơn thuần mà còn cùng cả họ tộc rơi đầu vì chính tri thức của mình. Vũ Khiêu cũng đã từng ưu hoạn như vậy với cuốn “Đẹp” viết vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi nó đã cùng với tác giả bị vùi dập tơi bời…
Bởi vậy câu đối của giáo sư Vũ Khiêu không phải chỉ là lời chúc mừng thường tình cho người đẹp, mà sâu xa hơn, nó là một sự ngậm ngùi, một sự thương cảm cho một cánh hoa mỏng manh, non nớt trước cuộc đời đầy giông gió.
BÌNH LUẬN(7)
Thiên
Trần Tuấn Nghĩa
Không Hiểu Nổi
Nếu chưa đề nghị thành lập gấp...
Cảm ơn.
hiếu
Văn Hóa
Khánh
batbiinh