Vụ thảm sát ở Bình Phước từ góc nhìn ngoại cảm (bài Đông La)

Thuần túy lưu tư liệu.

Nguyên văn lấy về từ blog Đông La.

---

THỨ HAI, NGÀY 13 THÁNG 7 NĂM 2015

TƯỞNG ÊM NHUNG LỤA HÓA HẦM CHÔNG GAI


Vụ án kinh hoàng tàn sát trọn một gia đình ở Bình Phước đang chấn động dư luận. Ngày 11-7-2015, cô Vũ Thị Hòa đã viết trên facebook của mình:
Như vậy chính cô cũng đã cảnh báo trước tai họa cho gia đình anh Mỹ chủ xưởng gỗ. Người dẫn anh Mỹ đến gặp cô trong câu chuyện trên chính là anh Sơn, kế toán trưởng Công ty Phú Riềng, người đã nhờ cô xem bệnh cho vợ rồi được cô báo cho biết tại phòng ngủ của vợ chồng có hài cốt của Liệt sĩ Phùng Trần Thái. Sau đó cuộc khai quật đã được thực hiện và là một trong những vụ việc chứng tỏ rõ ràng nhất khả năng siêu phàm của cô, bởi thực địa là một căn phòng ngủ trong ngôi biệt thự nên không ai có thể làm giả được. Sự khai quật cũng được giám sát chặt chẽ của thân nhân liệt sĩ, chủ nhà và rất nhiều người, trong đó có Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nguyên Phó tư lệnh chính trị Quân đoàn 4, hiện là Giám đốc Trung tâm Thông tin Tìm kiếm Hài cốt Liệt sĩ:

 
(Ngôi nhà có hài cốt)
 Cô báo trước vật dụng dưới mộ có: 1-Bật lửa Mỹ, có khắc chữ VIET NAM, PHU RIENG, 67-68 và một hình vẽ lạ; 2- Đèn ngoéo Mỹ có khắc tên Phùng Trần Thái và chữ MX - 99UV:
Sau đó thì khai quật đã tìm được đúng như vậy:
(Đèn ngoéo và bật lửa)
Còn Thuy Thanh Nguyen, người chứng kiến câu chuyện mà cô nhắc tới ở trên là một Phật tử theo cô, chủ trang fcebook này (https://www.facebook.com/thuy.nguyenthithanh.3194524?fref=ts):
Đến nay Phật tử theo cô Vũ Thị Hòa có đến hàng ngàn, người tin cô thì đủ các tầng lớp, từ cán bộ cao cấp, kể cả Ủy viên Trung ương Đảng, các trí thức đủ các lĩnh vực đến các nhà văn, nhà báo. Tất nhiên cũng còn rất nhiều người không tin. Có một điểm chung là từ người học nhiều đến học ít đều dốt ở chỗ không hiểu rằng thực tế mới là tiêu chuẩn của nhận thức chứ không phải nhận thức của họ. Có người thì nói chưa tận mắt chứng kiến thì chưa tin nhưng có người gặp cô rồi cững không tin. Nhất là những người cô cảnh báo những chuyện không hay về bản thân mình và gia đình mình. Tâm lý con người ai cũng thích nghe những lời tốt đẹp nhưng cô Hòa lại không bao giờ nói dối. Chính người vợ anh Mỹ chủ xưởng gỗ cũng vì không thích nghe những lời không hay nên đã không tin những lời cô cảnh báo, tức có duyên được gặp cô mà không được hưởng phúc nên nay cả nhà đã gặp đại họa. Tôi đã comment dưới bài viết của cô bằng mấy câu sau:
Hồi cô mới lập facebook, cô hay hỏi tôi đã đọc bài cô viết chưa, tôi đã chứng tỏ với cô là đọc rồi bằng cách sẽ comment bằng một đoạn thơ như trên, để “góp vui văn nghệ”, khuấy động phong trào. Đến nay trang của cô rất đông vui, đã xuất hiện thêm rất nhiều “nhà thơ” nữa. Cô viết trong trạng thái ngồi thiền, xưng “ta” với mọi người. Cô mấy lần nói với tôi là “không phải em viết đâu đấy” (không phải cô Vũ Thị Hòa), tức những chữ cô viết ra là lời của Phật Bà, của Quán Thế Âm Bồ Tát. Khi cô viết kinh, cô cũng nói với tôi là không xưng như vậy chữ sẽ không ra. Nếu không hiểu tất sẽ cho là hoang đường, nhưng với những người càng hiểu biết (như tôi chẳng hạn) và càng gần cô (như những người ở Yên Bái, những gia đình thân nhân của liệt sĩ từng nhờ cô, v.v…) thì lại càng tin cô, tin một cách hoàn toàn tự nhiên. Vì tất cả đều đã tận mắt chứng kiến những khả năng siêu phàm của cô và đều cho rằng nếu không tận mắt chứng kiến thì đúng cho là hoang đường thật.
Bây giờ nhiều người trên thế giới cũng cho ngài Đạt lai Lạt ma là Phật sống. Ngài từng là chứng nhân chứng tỏ sự linh thiêng là có thật, vì là một linh đồng vượt qua được sự giám sát nghiêm ngặt để được công nhận là hiện thân của vị Đạt lai Lạt ma đời trước. Nhưng từ đó tới nay ngài chỉ trở thành một lãnh tụ tôn giáo như một nhà hiền triết, một nhà thông thái chứ không thể hiện một khả năng siêu phàm nào cả. Chính ngài cũng xác nhận không còn biết gì nữa về kiếp trước của mình. Nếu như vậy thì khách quan mà nói ngài không thể là Phật sống được!
Khi gọi cô Vũ Thị Hòa là Phật Bà tôi luôn chuẩn bị lý lẽ để đối phó lại những sự phản bác hoặc công kích của tất cả mọi người kể cả Giáo hội Phật giáo VN. Lý lẽ thật đơn giản, ai muốn được tôi gọi là Phật hãy nói và làm được như cô Hòa đi! Vậy thôi!
Một lần khác cô viết như thế này:

Rồi bài này cũng sẽ là một chứng cớ thêm vào việc chứng tỏ khả năng siêu phàm của cô. Tôi cũng đã viết comment:
Còn nhớ cái chuyện vui này: “Phi công Vietnam Airlines báo ốm hàng loạt trong dịp Tết Dương lịch, khiến hãng hàng không này phải gửi đơn kiến nghị lên Bộ Giao thông Vận tải. Nguyên nhân sự việc được cho là mức lương quá thấp(vnexpress.net/, Thứ hai, 12/1/2015)”, mà nguyên nhân chính là do lan truyền chuyện cô Hòa cảnh báo đúng chuyện máy bay rơi! Chuyện này cô cũng đã viết trên facebook:
Cái người là “sĩ quan máy bay” mà cô viết ở trên có bố là thiếu tướng, nghe ông con kể chuyện cô cảnh báo sẽ có máy bay rơi đã cho là chuyện ba xạo, hoang đường. Nhưng khi máy bay rơi thật mới “sợ vãi đái” đi tìm gặp cô. Cô đã gọi cho tôi bảo:
-Anh Đông La, cái hôm em viết trên fây búc khách đến muốn gặp mà em không ra, bác Thu sốt ruột đi vào đi ra chính là hôm cái ông tướng thấy máy bay rơi sợ quá tìm gặp em đấy.
Ảnh chụp đây:
Vậy mà tôi biết còn những trang báo chính thống, những trang cá nhân còn lưu những bài viết láo lếu về cô Hòa. Thật e ngại cho bọn tri thức không đong đầy vỏ hến nhưng lại coi nhận thức mình là chuẩn, bất chấp sự thật như thế nào. Vì thế mà chúng không biết sợ quả báo, dù rất nhiều quả báo nhãn tiền vẫn ngày ngày xảy ra. Đơn giản là vì hiện tại chính là thời mà Kinh Phật đã báo trước là đang ở vào thời mạt pháp. Hầu hết loài người ở trong tình trạng mà tôi viết thành mấy câu như thế này:
Đường Đời, đường Đạo lệch nhau
Vô minh trùng điệp biết đâu mà lần
Thương thay mắt sáng, mù tâm
Tưởng êm nhung lụa hóa hầm chông gai!
13-7-2015
ĐÔNG LA

http://donglasg.blogspot.com/2015/07/tuong-em-nhung-lua-hoa-ham-chong-gai.html

Nông thôn mới ở Bắc Giang :  gà Tiên Yên (bài Nguyễn Lân Dũng)

Nông thôn mới ở Bắc Giang : gà Tiên Yên (bài Nguyễn Lân Dũng)

Đọc nhanh thì thấy thú vị vì nông thôn mới ở ta đã có những bước tiến.

Nhưng đọc lại chút, thì lại ngẫm ra: ta đang rượt đuổi theo các tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông.


Bài trên blog Nguyễn Lân Dũng.

---
13/07/2015@7h35

Lại được trở về Quảng Ninh theo lời mời của Huyện ủy Huyện Tiên Yên. 

Chặng dừng chân đầu tiên tất nhiên là dịp gặp mặt thân thiết với nhóm Blogger Hạ Long. Chị Nhung và anh Kim thết đãi cả nhóm một bữa tiệc phải nói là linh đình, có mặt đông đảo bà con thuộc Phân Xóm Lá này. Các bạn sẽ nhận ra trên ảnh chụp chắc là ở nhà Thanh Xuân hay Thu Hương. Riêng blogger Thủy xinh đẹp vợ anh Cư thì đến tối mới đi họp về và chúng tôi đã có dịp gặp mặt lại và đến thăm ngôi nhà đẹp đẽ của cặp đôi hoàn hảo này. Anh Long, phó bí thu thường trực huyện ủy Tân Uyên cũng vè chia vui với cả nhóm. Sáng hôm sau tôi phải lên đường làm nhiệm vụ thuyết trình cho cán bộ cơ sở Huyện Tiên Yên. Rất vui là cùng đi có cả Thu Hương và cặp đôi Cư -Thủy. Vợ chồng Nhật Hằng thì đã đợi sẵn ở Tiên Yên rồi

Chắc cũng ít người biết nhiều về cái huyện nằm chính giữa chặng đường từ Hạ Long đi Móng Cái này, tất nhiên trừ cô giáo Nhật Hằng. Tiên Yên là một huyện miền núi thuộc khu vực miền Đông của tỉnh, Bắc giáp huyện Đình Lập thuộc tỉnh Lạng Sơn và huyện Bình Liêu, đông giáp huyện Đầm Hà, tây giáp huyện Ba Chẽ và thị xã Cẩm Phả, nam giáp huyện Vân Đồn. Địa hình Tiên Yên trập trùng đồi núi. Xã Đại Dực nằm lọt ở chân dẫy Pạc Sủi và dẫy Thung Châu có nhiều đỉnh cao trên 700m. Các xã Phong Dụ, Hà Lâu, Hải Lạng, Điền Xá, Yên Than cũng liên tiếp các quả núi 300-400m. Sông Tiên Yên bắt nguồn từ vùng núi cao Bình Liêu và sông Phố Cũ bắt nguồn từ Đình Lập là hai sông có lưu vực rộng, mùa mưa hay gây lũ lớn. Với diện tích rộng 64.789 ha (năm 2011), đứng thứ hai trong tỉnh sau Hoành Bồ, tài nguyên lớn nhất của Tiên Yên là đất rừng (29.330ha), trong đó 2 phần 3 là rừng tự nhiên, xưa có nhiều lim, táu. Đất rừng tự nhiên thích hợp nhiều loại cây trồng lâu năm, hiện đã có vài ngàn ha trồng quế, sở, thông, bạch đàn. Về dân cư, Tiên Yên (01-4-2009) có 44.352 người. Người Kinh chiếm 50,2%, Dao 22,6%, Tày 14,6%, Sán Chay 8,1%, Sán Dìu 3,6%... Xưa người Hoa đông hàng thứ hai, sau năm 1978 còn lại vài chục người. Người các tỉnh đồng bằng đông nhất là nông dân ngoại thành Hải Phòng ra các xã Hải Lạng, Đông Ngũ, Đông Hải... làm cho cơ cấu dân tộc và sức sản xuất có những thay đổi cơ bản. Nay Tiên Yên có 12 đơn vị hành chính cơ sở gồm thị trấn Tiên Yên và 11 xã: Tiên Lãng, Đông Ngũ, Đông Hải, Phong Dụ, Hải Lạng, Đại Dực, Đại Thành, Yên Than, Hà Lâu, Điền Xá và Đồng Rui.

Buổi nói chuyện được thực hiện ngoài sức tưởng tượng của tôi, Ngoài 250 cán bộ tập trung ở Hội trường khang trang của Ủy ban Huyện còn có truyền hình trực tiếp đến 10 xã trong Huyện. Thành ra số cán bộ cơ sở nghe buổi thuyết trình này đã lên đến trên 1000 người. Tôi vừa cảm động vừa lo cho trách nhiệm của mình. May sao vì chuẩn bị kỹ và phương tiện chiếu hình tốt nên được đánh giá là thành công. Sau đó là các câu hỏi được viết vào giấy gửi lên, kể cả giấy ghi lại từ điện thoại và e-mail từ các xã (!) Có đến vài chục câu hỏi về mọi lĩnh vực nông nghiệp chuyên sâu. Tôi đã giải quyết một cách thích đáng mọi câu hỏi bằng cách cho biết số điện thoại của các chuyên gia am hiểu sâu về từng lĩnh vực để bà con trực tiếp trao đổi. May mà tôi quen biết khá rộng nên không lĩnh vực nào không tìn được cac chuyên gia thỏa đáng

Buổi chiều mới là buổi thật sự thú vị đối với tôi. Lâu nay đã nghe quen câu "Lợn Móng Cái. gái Đầm Hà, gà Tiên Yên" mà chưa hiểu gà Tiên Yên ra sao, có gì hay hơn gà đồi Bắc Giang hay không. Đến nơi mới rõ gà Tiên Yên là giống gà địa phương do bà con các dân tộc ít người lưu giữu từ nhiều đời nay rồi và Huyện đã có một chủ trương mạnh mẽ là lưu giữ và phát triển nguồn gen quý hiếm này. Trách nhiệm giao cho cô Kỹ sư trẻ trung Hoàng Thị Dung. Tuy nhiên công đầu phải kể đến chàng trai dân tộc Sán Dìu Lý Văn Diểng, một Thạc sĩ Lâm nghiệp nhưng say mê chăn nuôi gà. Kể về anh thì chắc phải viết thành tiểu thuyết. Tôi chỉ xin kể về một chuyện thật kỳ lạ và dẫn đến những thành công khó lường hết được trong tương lai. Đó là việc thụ tinh nhân tạo cho gà (!). Có lẽ chúng ta không lạ gì việc thụ tinh cho trâu, bò, lợn... nhưng chắc chưa ai có may mắn được biết về thụ tinh nhân tạo cho gà. Ích lợi thì quá rõ rồi. Bình thường trong đàn gà phải có tỷ lệ là 10 gà mái ít nhất cần 1 gà trống. Vậy mà trong đàn gà này đâu phải ngày nào cả 10 con đều đã may mắn được "chiếu cố" . Chính vì vậy tỷ lệ trứng có phôi thường chỉ đạt 70% mà thôi. Đối với chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lớn, đó là một thiệt thòi rất lớn. Chắc chúng ta đã thường xuyên trông thấy gà trống đạp mái. Chúng dí mỏ vào cồ gà mái rồi đè lên và hoàn thành nhiệm vụ có thể nói là... quá nhanh ! Nhưng thụ tinh nhân tạo bằng cách nào đây? Cơ quan sinh dục của gà trống đâu thấy có gai giao cấu nào thò ra ngoài? Các nhà khoa học cho biết cơ quan giao cấu của gà trống không phát triển. Nó chỉ là chỗ phình hình bong bóng của ống dẫn tinh, nó nở to khi có kích thích sinh dục. Ngoài ra, khi tinh hoàn hoạt động còn có sự tham gia của những nếp nhăn limpho và những thể ống, nằm ở tận cùng của ống dẫn tinh. Khi giao cấu, ổ nhớp con trống áp sát với lỗ huyệt con mái. Lúc này âm đạo được bộc lộ ra và tinh trùng được phóng vào lỗ huyệt của con mái. Anh Diểng đã huấn luyện được một anh và một chị công nhân thực hiện rất thành thạo công việc tưởng chừng rất khó khăn này (lương tháng nghe nói là 10 triệu đồng- gấp ba lần lương Tiến sĩ!). Anh ta phụ trách nắm con gà trống và vuốt rất thiện nghệ phần dưới lưng gà, thế là lượng tinh trùng màu trắng đục được phun ra chén thủy tinh mà chị kia đã hứng được. Vậy là chỉ cẩn pha loãng ra và dùng ống hút có đầu nhựa thay đổi sau mỗi khi bơm vào lỗ huyệt của con gà mái. Kết quả là một con gà trống phục vụ dễ dàng cho được tới 75 con gà mái (!) và tỷ lệ có phôi của trứng thì nâng lên đến 96%. Kết quả thực mỹ mãn, còn " sự hưng phấn" của chú gà trống kia thì chắc chưa ai có điều kiện nghiên cứu ! Tôi trao đổi với anh Diểng về tỷ lệ thụ thai ở loài gà Đông Tảo còn quá thấp nên có lúc tìm mua một con trống đẹp đẽ phải tốn tới 6-7 triệu đồng. Anh Diểng cho biết vì chân con trống to quá khó lòng thực hiện được chuyện đạp mái và đấy đang là mong ước của anh Diểng sẽ chuyện giao được công nghệ thụ tinh nhân tạo này cho giống gà Đông Tảo quý giá này.

Một chuyện lạ nữa là trại gà đẻ của anh Diểng giữa trưa nắng như mấy hôm nay mà mát mẻ như có điều hòa nhiệt độ? Phương pháp thật đơn giản: hai bên trại được che kín bằng vải nhựa. Một đầu có nước giếng khoan mát lạnh chảy từ từ qua những lớp ngói xếp khít vào nhau. Đầu kia của trại là 4 cái quạt lớn chạy bằng mô tơ điện. Thế là gió mát được thổi liên tục suốt dọc trại gà.

Lại một chuyện thú vị nữa là trại gà hậu bị của anh Diểng rẻ một cách bất ngờ: mái lợp fribrô xi măng, tường chỉ là lưới thép đơn giản. Tôi hỏi thế thì gà nóng chết. Anh cười rất tươi và nói: Thầy xem có con gà nào trong chuồng không? Nó lên núi sống chung với cây keo, làm cỏ hộ cây keo, chén các loại giun dế vô vàn trong đất rồi bón phân cho cây keo. Nhắc đến phân gà tôi lại biết thêm một chuyện thú vị là chỉ riêng chuyện xúc phân gà trong trại bán cho các nhà nuôi tôm để tạo nước màu (phát triển sinh vật phù du)cũng thừa đủ tiền giả lương cho công nhân toàn trại rồi ! 

Có bạn có muốn về thăm Tiên Yên, Ba Chẽ cùng nhóm blogger Quảng Ninh không? Gặp nhau vào ngày 17/7 để cùng trao đổi nhé
Thạc sĩ sán dìu Lý Văn Diểng

Xứng danh anh hùng : phi công Nguyễn Văn Bảy 7 ngày học xong 7 lớp

Xứng danh anh hùng : phi công Nguyễn Văn Bảy 7 ngày học xong 7 lớp

Bài của tờ An ninh thế giới.


---


Anh hùng Nguyễn Văn Bảy: Xuất quỷ nhập thần đánh địch trên không

14:45 29/04/2015

Ông là một trong 16 phi công Việt Nam đạt đẳng cấp “ách” (aces) - một danh hiệu có từ Chiến tranh thế giới thứ hai, dành cho những phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số từ 5 trở lên. Ông là Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy.

Đại biểu Dương Trung Quốc trả lời báo chí về việc đặt tên đường ở Hà Nội năm 2015

Đại biểu Dương Trung Quốc trả lời báo chí về việc đặt tên đường ở Hà Nội năm 2015

Bài trên Kinh tế & Đô thị.

Toàn văn như ở dưới.

---

Đặt tên danh nhân cho đường phố cần cẩn trọng và thuận ý dân

Cập nhật lúc 08:52 04/07/2015

KTĐT - Đề xuất của UBND TP Hà Nội lên HĐND TP đặt tên 2 đời vua nhà Mạc (Mạc Thái Tổ - Mạc Đăng Dung, Mạc Thái Tông - Mạc Đăng Doanh) và một số danh nhân lịch sử khác như Chúa tiên Nguyễn Hoàng cho đường phố vẫn đang gây tranh cãi trong các cuộc đàm đạo của các nhà nghiên cứu.
Phóng viên báo KT&ĐT đã có cuộc trò chuyện xung quanh vấn đề này với nhà sử học Dương Trung Quốc - người duy nhất trong Hội đồng tư vấn khoa học đặt và đổi tên đường phố và các công trình công cộng Thủ đô bỏ một phiếu thuận và một phiếu chống trong trường hợp lựa chọn đặt tên đường nhà Mạc.
Không phủ nhận công lao nhà Mạc
Ông có thể cho biết vì sao trong suốt 2 năm gần đây, ông luôn có ý kiến trái chiều với đồng nghiệp của mình, thậm chí là thầy dạy, trong việc đặt tên đường, phố nhà Mạc ở Thủ đô?
- Từ trước đến nay, chúng ta chủ yếu dựa vào quan điểm của nhà Lê, đánh giá nhà Mạc là ngụy triều. Hiện nay, các nhà sử học đang có nhiều công trình đánh giá rất tích cực về công lao đóng góp của nhà Mạc, thậm chí để khẳng định Mạc Đăng Dung không dâng đất cho nhà Minh như lịch sử đã ghi. Tôi cũng là người chủ trì rất nhiều cuộc hội thảo đánh giá công trạng nhà Mạc, nhưng đến lúc đặt tên đường, tôi vẫn chưa tán thành. Lý do tôi phản đối vì từ thành quả nghiên cứu đi vào đời sống còn có khoảng cách. Điều quan trọng nhất của vấn đề đặt tên đường phố là thuận theo đánh giá của người dân. Đến thời điểm này, thành quả nghiên cứu mới chỉ đọng lại trên các cuốn kỷ yếu và các cuốn tạp chí chuyên ngành, chưa đi vào đời sống. Ta phải có quá trình thúc đẩy kết quả nghiên cứu ấy thuyết phục được người dân, lúc đó sự tôn vinh sẽ tự nhiên. Tôi lưu ý các đại biểu HĐND TP Hà Nội về thời điểm lựa chọn, chứ không phản đối đặt tên 2 đời vua nhà Mạc.

Đoạn đường từ Phạm Hùng đến ngã tư phố Trung Kính dự kiến sẽ đặt tên là phố Mạc Thái Tông.   Ảnh:  Thanh Hải
Đoạn đường từ Phạm Hùng đến ngã tư phố Trung Kính dự kiến sẽ đặt tên là phố Mạc Thái Tông. Ảnh: Thanh Hải
8 tỉnh, thành khác đã đặt tên các đời vua Mạc cho đường phố của mình. Nếu theo ý kiến của ông như trên thì việc đặt tên của các tỉnh, thành này chưa thật thuyết phục?
- Tôi khẳng định là việc đặt và chưa nên đặt tên Mạc Thái Tổ cho đường phố Hà Nội là ý kiến của cá nhân tôi, với tư cách một thành viên Hội đồng khoa học tư vấn đặt và đổi tên đường phố, các công trình công cộng Thủ đô. Theo tôi, các nhà khoa học cần thẳng thắn bày tỏ hết ý kiến để các nhà quản lý cân nhắc. Tôi cũng không khẳng định việc đặt tên đường phố của các tỉnh, thành khác là chưa thuyết phục, bởi Hội đồng đặt tên nào cũng có cái lý, sự chặt chẽ riêng. Tôi không là thành viên của các Hội đồng ở những tỉnh, thành đó, song tôi chỉ lưu ý Hà Nội là Thủ đô, là trái tim của cả nước, bên cạnh cần những phát hiện, nêu gương mang tính đi đầu thì cũng cần độ cẩn trọng rất lớn.
Nhiều người cho rằng, nếu lần này việc đặt tên Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông được các đại biểu HĐND thông qua sẽ tạo cơ hội về việc đặt tên với các danh nhân từng bị hiểu lầm khác như Hồ Quý Ly, Trần Thủ Độ… Quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?
- Dù quãng thời gian giữ triều ngắn ngủi, nhưng Hồ Quý Ly có vị trí rất quan trọng trong lịch sử. Công lao của nhà Hồ đã được giới sử học quan tâm, đánh giá, nhất là việc gần đây, thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đã phần nào đó đánh giá về dấu ấn của nhà Hồ. Tôi nghĩ việc đặt tên nhà Hồ cho đường phố Thủ đô sẽ không gặp trở ngại gì.
Tôi cũng đồng tình đặt tên Trần Thủ Độ cho tên đường phố Hà Nội. Bởi theo tôi, đánh giá công lao của một vương triều không thể chỉ qua quan điểm chính thống của chế độ phong kiến, mà phải nhìn vào hệ quả khi nhà Lý không còn giữ được vị trí, sự thay đổi là tất yếu. Nhà Trần có vai trò rất lớn trong việc tiếp tục phát triển nền văn hiến quốc gia, đảm đương trách nhiệm nặng nề bảo vệ chủ quyền đất nước trong 3 cuộc chiến tranh xâm lược.
Đánh giá về nhân vật lịch sử rất phức tạp 
Trong đề xuất trình HĐND TP phê duyệt lần này, UBND TP dành con đường dài hơn 2km để đặt tên cho chúa tiên Nguyễn Hoàng – một nhân vật cũng từng bị lịch sử “hiểu lầm”. Theo ông, đây có phải là một dấu mốc trong việc nhìn nhận lại vai trò của các chúa Nguyễn - những người có công mở cõi?
- Trong thời kỳ giải phóng dân tộc, khi động đến cái gì chia cắt đất nước thì việc hiểu về chúa Nguyễn Hoàng có những mặc cảm đàng trong, đàng ngoài. Nhưng đến bây giờ, động lực phát triển đã rõ ràng, hoàn cảnh ấy đã giúp chúa Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn mở mang được bờ cõi phương Nam. Công lao của chúa Nguyễn Hoàng đã được các nhà sử học khẳng định trong nhiều năm nay, không còn là vấn đề quá mới. Gần đây nhất, Hội Sử học Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo lớn về thành tựu, đóng góp của chúa Nguyễn Hoàng. Tại cuộc hội thảo, các nhà khoa học đã thống nhất cao đặc điểm ở Việt Nam lúc bấy giờ xuất hiện các thế lực chính trị, chúa Nguyễn phương Nam, chúa Trịnh phương Bắc, nhưng họ luôn đề cao tính chất quốc gia. Công bằng lịch sử cần nhìn nhận những đóng góp của nhà Nguyễn, nhất là trong việc khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.

TP Bắc Kinh (Trung Quốc) chỉ có một vài con đường mang tên người, còn lại tên đường mang tên địa danh. Ở New York (Mỹ) thì đánh số tọa độ, định hướng Đông Tây Nam Bắc.

Tại sao các nhà sử học đã có cách đánh giá tích cực về công lao của chúa Nguyễn Hoàng, nhưng sách giáo khoa môn Lịch sử lại hoàn toàn không nhắc đến?
- Không chỉ có chúa Nguyễn Hoàng, sách giáo khoa đang “bỏ trắng” nhiều dấu ấn của các triều đại. Một trong cải cách tới đây của sách giáo khoa là vấn đề lịch sử. Trong thời gian tới, Hội Sử học sẽ có những tác động, góp ý cho những thay đổi các nội dung lịch sử của sách giáo khoa, để phản ánh đầy đủ hơn, đúng nghĩa hơn về lịch sử.
Quan điểm của ông như thế nào về việc Hà Nội đang hạn chế đặt tên danh nhân cho đường phố Thủ đô?
- Tôi không biết có chủ trương hạn chế đặt tên danh nhân không, nhưng danh nhân là có hạn, đường phố là vô hạn nên nếu cứ đặt tên đường theo danh nhân thì kho tên sẽ cạn. Tôi ủng hộ chủ trương đặt tên theo địa danh cổ. Vì đánh giá về nhân vật lịch sử rất phức tạp, nhiều nhân vật đáng trân trọng vì có đóng góp với lịch sử, nhưng ta luôn phải đứng giữa cái khó là tầm mức thế nào thì được. Tôi không muốn nói là đặt tên đường không xứng, nhưng nhiều tên đường được đặt nhưng người dân không hiểu là ai. Trong khi Hà Nội còn nhiều nhân vật có thể đặt tên đường.
Ông còn băn khoăn về tên danh nhân nào mà Thủ đô Hà Nội còn bỏ sót, chưa đặt tên không?
- Tôi còn băn khoăn bà Nguyễn Thị Quang Thái - là em của người anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai, vợ đầu của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bà là một người Hà Nội hoạt động trong phong trào công khai của Đảng, đặc biệt phong trào truyền bá quốc ngữ. Người thứ hai là anh hùng Nguyễn Quốc Trị - là anh hùng quân đội, nổi tiếng trong những trận đánh trong kháng chiến chống Pháp, ông cũng là người của Trung đoàn Thủ đô. Hình ảnh ông về giải phóng Thủ đô kéo lá cờ ngày 10/10/1954 luôn được lưu giữ trong tâm trí người dân Hà Nội. Người thứ ba là ông Phan Thanh - người hoạt động cách mạng, có nhiều đóng góp. Đám hiếu đưa tiễn ông Phan Thanh là một trong những hiện tượng chính trị - xã hội nổi tiếng. Ba nhân vật đó là 3 người tôi quan tâm, có nhiều công lao gắn bó với Thủ đô, xứng đáng được đặt tên đường phố ở Hà Nội. Tới đây, Hội Sử học chúng tôi sẽ tư vấn để bổ sung 3 nhân vật này trong đề xuất đặt tên đường phố Hà Nội.
Xin cảm ơn ông!


UBND TP Hà Nội đã chính thức có Tờ trình số 34/TTr-UBND lên HĐND TP về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn TP Hà Nội năm 2015. 22 đường, phố của 8 quận, huyện được đề nghị đặt tên và điều chỉnh độ dài năm 2015, trong đó có 2 tuyến phố mang tên Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông, và một tuyến phố dài 2,2km tại quận Nam Từ Liêm mang tên Chúa tiên Nguyễn Hoàng. Từ Tờ trình của UBND TP, Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP đã có Báo cáo thẩm tra. Về cơ bản, Ban Văn hóa Xã hội đồng tình với quan điểm đặt và đổi tên của UBND. Dự kiến trong phiên họp HĐND TP đầu tháng 7/2015, Nghị quyết về đặt và đổi tên đường phố năm 2015 sẽ được bàn thảo và quyết định.
Linh Anh thực hiện

http://www.ktdt.vn/van-hoa/tin-tuc/2015/07/8102d369/dat-ten-danh-nhan-cho-duong-pho-can-can-trong-va-thuan-y-dan/