Toàn văn như ở dưới.
---
Đặt tên danh nhân cho đường phố cần cẩn trọng và thuận ý dân
Cập nhật lúc 08:52 04/07/2015
KTĐT - Đề xuất của UBND TP Hà Nội lên HĐND TP đặt tên 2 đời vua nhà Mạc (Mạc Thái Tổ - Mạc Đăng Dung, Mạc Thái Tông - Mạc Đăng Doanh) và một số danh nhân lịch sử khác như Chúa tiên Nguyễn Hoàng cho đường phố vẫn đang gây tranh cãi trong các cuộc đàm đạo của các nhà nghiên cứu.
Phóng viên báo KT&ĐT đã có cuộc trò chuyện xung quanh vấn đề này với nhà sử học Dương Trung Quốc - người duy nhất trong Hội đồng tư vấn khoa học đặt và đổi tên đường phố và các công trình công cộng Thủ đô bỏ một phiếu thuận và một phiếu chống trong trường hợp lựa chọn đặt tên đường nhà Mạc.
Không phủ nhận công lao nhà Mạc
Ông có thể cho biết vì sao trong suốt 2 năm gần đây, ông luôn có ý kiến trái chiều với đồng nghiệp của mình, thậm chí là thầy dạy, trong việc đặt tên đường, phố nhà Mạc ở Thủ đô?
- Từ trước đến nay, chúng ta chủ yếu dựa vào quan điểm của nhà Lê, đánh giá nhà Mạc là ngụy triều. Hiện nay, các nhà sử học đang có nhiều công trình đánh giá rất tích cực về công lao đóng góp của nhà Mạc, thậm chí để khẳng định Mạc Đăng Dung không dâng đất cho nhà Minh như lịch sử đã ghi. Tôi cũng là người chủ trì rất nhiều cuộc hội thảo đánh giá công trạng nhà Mạc, nhưng đến lúc đặt tên đường, tôi vẫn chưa tán thành. Lý do tôi phản đối vì từ thành quả nghiên cứu đi vào đời sống còn có khoảng cách. Điều quan trọng nhất của vấn đề đặt tên đường phố là thuận theo đánh giá của người dân. Đến thời điểm này, thành quả nghiên cứu mới chỉ đọng lại trên các cuốn kỷ yếu và các cuốn tạp chí chuyên ngành, chưa đi vào đời sống. Ta phải có quá trình thúc đẩy kết quả nghiên cứu ấy thuyết phục được người dân, lúc đó sự tôn vinh sẽ tự nhiên. Tôi lưu ý các đại biểu HĐND TP Hà Nội về thời điểm lựa chọn, chứ không phản đối đặt tên 2 đời vua nhà Mạc.
8 tỉnh, thành khác đã đặt tên các đời vua Mạc cho đường phố của mình. Nếu theo ý kiến của ông như trên thì việc đặt tên của các tỉnh, thành này chưa thật thuyết phục?
- Tôi khẳng định là việc đặt và chưa nên đặt tên Mạc Thái Tổ cho đường phố Hà Nội là ý kiến của cá nhân tôi, với tư cách một thành viên Hội đồng khoa học tư vấn đặt và đổi tên đường phố, các công trình công cộng Thủ đô. Theo tôi, các nhà khoa học cần thẳng thắn bày tỏ hết ý kiến để các nhà quản lý cân nhắc. Tôi cũng không khẳng định việc đặt tên đường phố của các tỉnh, thành khác là chưa thuyết phục, bởi Hội đồng đặt tên nào cũng có cái lý, sự chặt chẽ riêng. Tôi không là thành viên của các Hội đồng ở những tỉnh, thành đó, song tôi chỉ lưu ý Hà Nội là Thủ đô, là trái tim của cả nước, bên cạnh cần những phát hiện, nêu gương mang tính đi đầu thì cũng cần độ cẩn trọng rất lớn.
Nhiều người cho rằng, nếu lần này việc đặt tên Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông được các đại biểu HĐND thông qua sẽ tạo cơ hội về việc đặt tên với các danh nhân từng bị hiểu lầm khác như Hồ Quý Ly, Trần Thủ Độ… Quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?
- Dù quãng thời gian giữ triều ngắn ngủi, nhưng Hồ Quý Ly có vị trí rất quan trọng trong lịch sử. Công lao của nhà Hồ đã được giới sử học quan tâm, đánh giá, nhất là việc gần đây, thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đã phần nào đó đánh giá về dấu ấn của nhà Hồ. Tôi nghĩ việc đặt tên nhà Hồ cho đường phố Thủ đô sẽ không gặp trở ngại gì.
Tôi cũng đồng tình đặt tên Trần Thủ Độ cho tên đường phố Hà Nội. Bởi theo tôi, đánh giá công lao của một vương triều không thể chỉ qua quan điểm chính thống của chế độ phong kiến, mà phải nhìn vào hệ quả khi nhà Lý không còn giữ được vị trí, sự thay đổi là tất yếu. Nhà Trần có vai trò rất lớn trong việc tiếp tục phát triển nền văn hiến quốc gia, đảm đương trách nhiệm nặng nề bảo vệ chủ quyền đất nước trong 3 cuộc chiến tranh xâm lược.
Đánh giá về nhân vật lịch sử rất phức tạp
Trong đề xuất trình HĐND TP phê duyệt lần này, UBND TP dành con đường dài hơn 2km để đặt tên cho chúa tiên Nguyễn Hoàng – một nhân vật cũng từng bị lịch sử “hiểu lầm”. Theo ông, đây có phải là một dấu mốc trong việc nhìn nhận lại vai trò của các chúa Nguyễn - những người có công mở cõi?
- Trong thời kỳ giải phóng dân tộc, khi động đến cái gì chia cắt đất nước thì việc hiểu về chúa Nguyễn Hoàng có những mặc cảm đàng trong, đàng ngoài. Nhưng đến bây giờ, động lực phát triển đã rõ ràng, hoàn cảnh ấy đã giúp chúa Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn mở mang được bờ cõi phương Nam. Công lao của chúa Nguyễn Hoàng đã được các nhà sử học khẳng định trong nhiều năm nay, không còn là vấn đề quá mới. Gần đây nhất, Hội Sử học Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo lớn về thành tựu, đóng góp của chúa Nguyễn Hoàng. Tại cuộc hội thảo, các nhà khoa học đã thống nhất cao đặc điểm ở Việt Nam lúc bấy giờ xuất hiện các thế lực chính trị, chúa Nguyễn phương Nam, chúa Trịnh phương Bắc, nhưng họ luôn đề cao tính chất quốc gia. Công bằng lịch sử cần nhìn nhận những đóng góp của nhà Nguyễn, nhất là trong việc khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Tại sao các nhà sử học đã có cách đánh giá tích cực về công lao của chúa Nguyễn Hoàng, nhưng sách giáo khoa môn Lịch sử lại hoàn toàn không nhắc đến?
- Không chỉ có chúa Nguyễn Hoàng, sách giáo khoa đang “bỏ trắng” nhiều dấu ấn của các triều đại. Một trong cải cách tới đây của sách giáo khoa là vấn đề lịch sử. Trong thời gian tới, Hội Sử học sẽ có những tác động, góp ý cho những thay đổi các nội dung lịch sử của sách giáo khoa, để phản ánh đầy đủ hơn, đúng nghĩa hơn về lịch sử.
Quan điểm của ông như thế nào về việc Hà Nội đang hạn chế đặt tên danh nhân cho đường phố Thủ đô?
- Tôi không biết có chủ trương hạn chế đặt tên danh nhân không, nhưng danh nhân là có hạn, đường phố là vô hạn nên nếu cứ đặt tên đường theo danh nhân thì kho tên sẽ cạn. Tôi ủng hộ chủ trương đặt tên theo địa danh cổ. Vì đánh giá về nhân vật lịch sử rất phức tạp, nhiều nhân vật đáng trân trọng vì có đóng góp với lịch sử, nhưng ta luôn phải đứng giữa cái khó là tầm mức thế nào thì được. Tôi không muốn nói là đặt tên đường không xứng, nhưng nhiều tên đường được đặt nhưng người dân không hiểu là ai. Trong khi Hà Nội còn nhiều nhân vật có thể đặt tên đường.
Ông còn băn khoăn về tên danh nhân nào mà Thủ đô Hà Nội còn bỏ sót, chưa đặt tên không?
- Tôi còn băn khoăn bà Nguyễn Thị Quang Thái - là em của người anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai, vợ đầu của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bà là một người Hà Nội hoạt động trong phong trào công khai của Đảng, đặc biệt phong trào truyền bá quốc ngữ. Người thứ hai là anh hùng Nguyễn Quốc Trị - là anh hùng quân đội, nổi tiếng trong những trận đánh trong kháng chiến chống Pháp, ông cũng là người của Trung đoàn Thủ đô. Hình ảnh ông về giải phóng Thủ đô kéo lá cờ ngày 10/10/1954 luôn được lưu giữ trong tâm trí người dân Hà Nội. Người thứ ba là ông Phan Thanh - người hoạt động cách mạng, có nhiều đóng góp. Đám hiếu đưa tiễn ông Phan Thanh là một trong những hiện tượng chính trị - xã hội nổi tiếng. Ba nhân vật đó là 3 người tôi quan tâm, có nhiều công lao gắn bó với Thủ đô, xứng đáng được đặt tên đường phố ở Hà Nội. Tới đây, Hội Sử học chúng tôi sẽ tư vấn để bổ sung 3 nhân vật này trong đề xuất đặt tên đường phố Hà Nội.
Xin cảm ơn ông!
Không phủ nhận công lao nhà Mạc
Ông có thể cho biết vì sao trong suốt 2 năm gần đây, ông luôn có ý kiến trái chiều với đồng nghiệp của mình, thậm chí là thầy dạy, trong việc đặt tên đường, phố nhà Mạc ở Thủ đô?
- Từ trước đến nay, chúng ta chủ yếu dựa vào quan điểm của nhà Lê, đánh giá nhà Mạc là ngụy triều. Hiện nay, các nhà sử học đang có nhiều công trình đánh giá rất tích cực về công lao đóng góp của nhà Mạc, thậm chí để khẳng định Mạc Đăng Dung không dâng đất cho nhà Minh như lịch sử đã ghi. Tôi cũng là người chủ trì rất nhiều cuộc hội thảo đánh giá công trạng nhà Mạc, nhưng đến lúc đặt tên đường, tôi vẫn chưa tán thành. Lý do tôi phản đối vì từ thành quả nghiên cứu đi vào đời sống còn có khoảng cách. Điều quan trọng nhất của vấn đề đặt tên đường phố là thuận theo đánh giá của người dân. Đến thời điểm này, thành quả nghiên cứu mới chỉ đọng lại trên các cuốn kỷ yếu và các cuốn tạp chí chuyên ngành, chưa đi vào đời sống. Ta phải có quá trình thúc đẩy kết quả nghiên cứu ấy thuyết phục được người dân, lúc đó sự tôn vinh sẽ tự nhiên. Tôi lưu ý các đại biểu HĐND TP Hà Nội về thời điểm lựa chọn, chứ không phản đối đặt tên 2 đời vua nhà Mạc.
Đoạn đường từ Phạm Hùng đến ngã tư phố Trung Kính dự kiến sẽ đặt tên là phố Mạc Thái Tông. Ảnh: Thanh Hải |
- Tôi khẳng định là việc đặt và chưa nên đặt tên Mạc Thái Tổ cho đường phố Hà Nội là ý kiến của cá nhân tôi, với tư cách một thành viên Hội đồng khoa học tư vấn đặt và đổi tên đường phố, các công trình công cộng Thủ đô. Theo tôi, các nhà khoa học cần thẳng thắn bày tỏ hết ý kiến để các nhà quản lý cân nhắc. Tôi cũng không khẳng định việc đặt tên đường phố của các tỉnh, thành khác là chưa thuyết phục, bởi Hội đồng đặt tên nào cũng có cái lý, sự chặt chẽ riêng. Tôi không là thành viên của các Hội đồng ở những tỉnh, thành đó, song tôi chỉ lưu ý Hà Nội là Thủ đô, là trái tim của cả nước, bên cạnh cần những phát hiện, nêu gương mang tính đi đầu thì cũng cần độ cẩn trọng rất lớn.
Nhiều người cho rằng, nếu lần này việc đặt tên Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông được các đại biểu HĐND thông qua sẽ tạo cơ hội về việc đặt tên với các danh nhân từng bị hiểu lầm khác như Hồ Quý Ly, Trần Thủ Độ… Quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?
- Dù quãng thời gian giữ triều ngắn ngủi, nhưng Hồ Quý Ly có vị trí rất quan trọng trong lịch sử. Công lao của nhà Hồ đã được giới sử học quan tâm, đánh giá, nhất là việc gần đây, thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đã phần nào đó đánh giá về dấu ấn của nhà Hồ. Tôi nghĩ việc đặt tên nhà Hồ cho đường phố Thủ đô sẽ không gặp trở ngại gì.
Tôi cũng đồng tình đặt tên Trần Thủ Độ cho tên đường phố Hà Nội. Bởi theo tôi, đánh giá công lao của một vương triều không thể chỉ qua quan điểm chính thống của chế độ phong kiến, mà phải nhìn vào hệ quả khi nhà Lý không còn giữ được vị trí, sự thay đổi là tất yếu. Nhà Trần có vai trò rất lớn trong việc tiếp tục phát triển nền văn hiến quốc gia, đảm đương trách nhiệm nặng nề bảo vệ chủ quyền đất nước trong 3 cuộc chiến tranh xâm lược.
Đánh giá về nhân vật lịch sử rất phức tạp
Trong đề xuất trình HĐND TP phê duyệt lần này, UBND TP dành con đường dài hơn 2km để đặt tên cho chúa tiên Nguyễn Hoàng – một nhân vật cũng từng bị lịch sử “hiểu lầm”. Theo ông, đây có phải là một dấu mốc trong việc nhìn nhận lại vai trò của các chúa Nguyễn - những người có công mở cõi?
- Trong thời kỳ giải phóng dân tộc, khi động đến cái gì chia cắt đất nước thì việc hiểu về chúa Nguyễn Hoàng có những mặc cảm đàng trong, đàng ngoài. Nhưng đến bây giờ, động lực phát triển đã rõ ràng, hoàn cảnh ấy đã giúp chúa Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn mở mang được bờ cõi phương Nam. Công lao của chúa Nguyễn Hoàng đã được các nhà sử học khẳng định trong nhiều năm nay, không còn là vấn đề quá mới. Gần đây nhất, Hội Sử học Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo lớn về thành tựu, đóng góp của chúa Nguyễn Hoàng. Tại cuộc hội thảo, các nhà khoa học đã thống nhất cao đặc điểm ở Việt Nam lúc bấy giờ xuất hiện các thế lực chính trị, chúa Nguyễn phương Nam, chúa Trịnh phương Bắc, nhưng họ luôn đề cao tính chất quốc gia. Công bằng lịch sử cần nhìn nhận những đóng góp của nhà Nguyễn, nhất là trong việc khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.
TP Bắc Kinh (Trung Quốc) chỉ có một vài con đường mang tên người, còn lại tên đường mang tên địa danh. Ở New York (Mỹ) thì đánh số tọa độ, định hướng Đông Tây Nam Bắc. |
Tại sao các nhà sử học đã có cách đánh giá tích cực về công lao của chúa Nguyễn Hoàng, nhưng sách giáo khoa môn Lịch sử lại hoàn toàn không nhắc đến?
- Không chỉ có chúa Nguyễn Hoàng, sách giáo khoa đang “bỏ trắng” nhiều dấu ấn của các triều đại. Một trong cải cách tới đây của sách giáo khoa là vấn đề lịch sử. Trong thời gian tới, Hội Sử học sẽ có những tác động, góp ý cho những thay đổi các nội dung lịch sử của sách giáo khoa, để phản ánh đầy đủ hơn, đúng nghĩa hơn về lịch sử.
Quan điểm của ông như thế nào về việc Hà Nội đang hạn chế đặt tên danh nhân cho đường phố Thủ đô?
- Tôi không biết có chủ trương hạn chế đặt tên danh nhân không, nhưng danh nhân là có hạn, đường phố là vô hạn nên nếu cứ đặt tên đường theo danh nhân thì kho tên sẽ cạn. Tôi ủng hộ chủ trương đặt tên theo địa danh cổ. Vì đánh giá về nhân vật lịch sử rất phức tạp, nhiều nhân vật đáng trân trọng vì có đóng góp với lịch sử, nhưng ta luôn phải đứng giữa cái khó là tầm mức thế nào thì được. Tôi không muốn nói là đặt tên đường không xứng, nhưng nhiều tên đường được đặt nhưng người dân không hiểu là ai. Trong khi Hà Nội còn nhiều nhân vật có thể đặt tên đường.
Ông còn băn khoăn về tên danh nhân nào mà Thủ đô Hà Nội còn bỏ sót, chưa đặt tên không?
- Tôi còn băn khoăn bà Nguyễn Thị Quang Thái - là em của người anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai, vợ đầu của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bà là một người Hà Nội hoạt động trong phong trào công khai của Đảng, đặc biệt phong trào truyền bá quốc ngữ. Người thứ hai là anh hùng Nguyễn Quốc Trị - là anh hùng quân đội, nổi tiếng trong những trận đánh trong kháng chiến chống Pháp, ông cũng là người của Trung đoàn Thủ đô. Hình ảnh ông về giải phóng Thủ đô kéo lá cờ ngày 10/10/1954 luôn được lưu giữ trong tâm trí người dân Hà Nội. Người thứ ba là ông Phan Thanh - người hoạt động cách mạng, có nhiều đóng góp. Đám hiếu đưa tiễn ông Phan Thanh là một trong những hiện tượng chính trị - xã hội nổi tiếng. Ba nhân vật đó là 3 người tôi quan tâm, có nhiều công lao gắn bó với Thủ đô, xứng đáng được đặt tên đường phố ở Hà Nội. Tới đây, Hội Sử học chúng tôi sẽ tư vấn để bổ sung 3 nhân vật này trong đề xuất đặt tên đường phố Hà Nội.
Xin cảm ơn ông!
UBND TP Hà Nội đã chính thức có Tờ trình số 34/TTr-UBND lên HĐND TP về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn TP Hà Nội năm 2015. 22 đường, phố của 8 quận, huyện được đề nghị đặt tên và điều chỉnh độ dài năm 2015, trong đó có 2 tuyến phố mang tên Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông, và một tuyến phố dài 2,2km tại quận Nam Từ Liêm mang tên Chúa tiên Nguyễn Hoàng. Từ Tờ trình của UBND TP, Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP đã có Báo cáo thẩm tra. Về cơ bản, Ban Văn hóa Xã hội đồng tình với quan điểm đặt và đổi tên của UBND. Dự kiến trong phiên họp HĐND TP đầu tháng 7/2015, Nghị quyết về đặt và đổi tên đường phố năm 2015 sẽ được bàn thảo và quyết định. |
Linh Anh thực hiện
http://www.ktdt.vn/van-hoa/tin-tuc/2015/07/8102d369/dat-ten-danh-nhan-cho-duong-pho-can-can-trong-va-thuan-y-dan/
0 Response to "Đại biểu Dương Trung Quốc trả lời báo chí về việc đặt tên đường ở Hà Nội năm 2015"
Đăng nhận xét
Vui lòng không Spam. Thanks các bạn