Vệ sinh an toàn thực phẩm - Vẫn chưa yên tâm

Vệ sinh an toàn thực phẩm - Vẫn chưa yên tâm




Không thể phủ nhận ngành y tế TP.HCM cùng nhiều ban ngành khác đã nỗ lực rất nhiều trong việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng thực tế vẫn có quá nhiều bất cập, khó khăn  Chuyển đổi hành vi người tiêu dùng cũng là một biện pháp nhằm tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đợt giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) mà ban Văn hoá – xã hội của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố thực hiện hơn hai tháng qua đã kết thúc vào hôm qua (26.3) tại cuộc họp với sở Y tế TP.HCM. Báo cáo tổng kết sẽ được trình lên HĐND thành phố tại kỳ họp tháng 7 để tìm cách tháo gỡ khó khăn, nhưng theo cảm giác của không ít người để gỡ được chắc cũng còn lâu lắm.

Có chứng nhận chưa chắc an toàn

Sự phối hợp hành động của các đơn vị ngành y tế hiện chưa được đồng bộ. Đơn cử khi trung tâm Y tế dự phòng thành phố kiểm tra và phát hiện một cơ sở không đạt tiêu chuẩn và báo cáo lên tranh tra sở Y tế, đơn vị này lại tiến hành từ đầu việc kiểm tra để xử phạt một cách tốn công tốn sức.

Nhưng đáng lo nhất là do quy định văn bản chưa chặt chẽ, nên mỗi nơi triển khai mỗi kiểu. Bà Nguyễn Thị Bạch Yến, trưởng ban Văn hoá – xã hội HĐND thành phố, dẫn chứng: ở chợ Gò Vấp ban quản lý không buộc người phụ kinh doanh thực phẩm khám sức khoẻ để làm giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, nên ở chợ này số giấy phép được cấp rất nhiều. Ngược lại, nơi buộc người kinh doanh chính lẫn phụ kiểm tra sức khoẻ nghiêm túc thì số giấy phép cấp không bao nhiêu. “Thế đó, chợ có nhiều người bán được cấp giấy chứng nhận VSATTP chưa chắc đã an toàn”, bà Bạch Yến nhận xét.

Điều khiến nhiều người giật mình chính là tỷ lệ được cấp giấy ở những khu vực “nhạy cảm” lại quá thấp. Chỉ 60,5% bếp ăn tập thể ở khu công nghiệp, khu chế xuất có giấy, tỷ lệ này ở bếp ăn tập thể trường học là 71,4%, căn tin trường học là 71,9%, và căn tin bệnh viện là 81,1%. “Ngành y tế phải đi đầu trong việc VSATTP, nhưng chúng ta cứ hô hào người khác làm, còn ngay trong bệnh viện lại không đạt. Trường học cũng vậy, thế hệ tương lai của nước nhà là ở đấy. Căn tin nào không đạt thì phải kiên quyết đóng cửa”, ông Nguyễn Văn Minh, phó ban Văn hoá – xã hội HĐND thành phố, đặt vấn đề.

Nhận thức chưa đủ

Một trong những biện pháp căn cơ để giải bài toán VSATTP là tuyên truyền nâng cao ý thức người dân và chính quyền cơ sở, nhưng điều này vẫn làm chưa tốt. Đại biểu Tăng Cẩm Vinh cho biết: “Khi đi thực tế, chúng tôi thấy nhiều vị trưởng khu phố không biết gì về VSATTP. Ở chợ Vườn Chuối và một chợ ở Gò Vấp, hỏi ban quản lý chợ về quản lý VSATTP, họ cứ lơ ngơ như trên trời rơi xuống”. Nhiều ban ngành cũng chưa mặn mà với VSATTP. “Đi giám sát nhiều nơi, tôi thấy người ta báo cáo tình hình VSATTP rất sơ sài như trả nợ quỷ thần”, đại biểu Nguyễn Đăng Nghĩa nhận xét.

Mục đích của tuyên truyền là chuyển đổi hành vi người tiêu dùng, nhưng những năm qua ngành y tế chi rất nhiều tiền của và công sức cho truyền thông mà lại không có một khảo sát nào về hành vi, nhận thức, thái độ người tiêu dùng. Ông Huỳnh Lê Thái Hoà, trưởng phòng quản lý VSATTP của sở Y tế, nhận khuyết điểm: “Lẽ ra chúng tôi phải làm từ năm 2008, nhưng cứ lụp chụp đến nay cũng chưa triển khai được!”. Không nâng cao nhận thức người dân, nên khi xảy ra vụ việc, cả xã hội hoang mang, nháo nhào. Các ngành chức năng cũng vậy, tốn công nhiều mà hiệu quả không bao nhiêu. Một đại biểu nhận xét: “Nói trái cây Trung Quốc độc hại, bộ nào cũng nháo nhào lên, nhưng hỏi chất gì độc trong đó thì không ai biết được!”.

Quảng cáo an toàn thực phẩm: chuyện như đùa! Đại biểu Nguyễn Đăng Nghĩa thắc mắc hiện nay trên truyền hình có nhiều quảng cáo về thực phẩm, đưa thêm câu cuối là có giấy phép của bộ Y tế, sở Y tế, như thế có chặt chẽ không? BS Lê Trường Giang khẳng định: “Không chặt! Quảng cáo trên HTV, nhưng giấy phép quảng cáo là sở Y tế Bình Dương sao chúng tôi quản nổi. Một đơn vị làm bột nêm có hình ảnh thịt thăn và xương hầm, tôi hỏi họ chứng minh điều này đi, họ nói chỉ làm từ bột thịt. Nhưng nói... làm chi cho dài! Ngay cả quảng cáo nước mát đốc tơ, tôi cũng không biết đốc tơ phải là bác sĩ hay không vì giấy phép quảng cáo do một sở y tế tỉnh khác cấp!”.

(http://suckhoegiadinh.org - theo SGTT)
Cứu sống con nhờ... tin vào chính mình

Cứu sống con nhờ... tin vào chính mình




Deacon Lewis là em bé hoạt bát, khỏe mạnh, ngủ suốt đêm và là niềm tự hào của cha mẹ. Nhưng suýt nữa bé đã không được ra đời khi bác sĩ nói với mẹ bé rằng phải bỏ thai vì có dị tật chết người.

Dawn Lewis, 26 tuổi, cho biết khi mang thai đến tuần thứ 12, cô đến khám tại Bệnh viện Rochdale Infirmary ở Greater Manchester (Anh), nơi bà bầu được scan để phát hiện dị tật thai nhi.

Ngoài việc kiểm tra nhịp tim và kích cỡ em bé, bác sĩ scan cũng đo lượng dịch ở sau gáy của bé. Xét nghiệm độ mờ da gáy giúp tính toán khả năng mắc bất thường nhiễm sắc thể của trẻ.

Chị Dawn Lewis và con trai hiện đã 6 tháng tuổi. Bé trai này suýt bị "bỏ" từ trong bụng mẹ vì bác sĩ chẩn đoán nhầm. Ảnh: DailyMaili. 

"Tôi đã sốc khi được bác sĩ thông báo 99% khả năng em bé bị bất thường nhiễm sắc thể số 18 - biểu hiện của hội chứng Edward", Lewis nói.

Đây là hội chứng có thể gây những trục trặc nặng nề ở tim và thận, và chưa đầy một nửa số bé mắc phải sống sót được 8 tuần. 

"Ông ấy nói với tôi rằng em bé hầu như không không có khả năng sống và khuyên tôi điều tốt nhất nên làm là hủy thai".

Nhưng Lewis và chồng đã chờ đợi đứa con này 4 năm liền, vì vậy họ quyết định không hủy thai ngay mà tìm thêm một lời khuyên khác. 

Cậu bé ra đời ở Rochdale hồi tháng 9 năm ngoái và hiện giờ tiến triển rất tốt

Cuộc kiểm tra tại Bệnh viện St Mary ở Manchester, một đơn vị chuyên về phụ khoa, được tiến hành 4 ngày sau đó. Các bác sĩ đã lấy một mẩu nhỏ nhau thai để xét nghiệm, kết quả cho thấy bé không hề có bất thường nào.

"May mắn là chúng tôi đã quyết định tìm một ý kiến khác, bởi vì nếu không, chúng tôi đã không có Deacon ở đây ngày nay". 

Cặp vợ chồng giờ đây gửi đơn kiện chính thức đến Bệnh viện Rochdale Infirmary, do những căng thẳng nghiêm trọng gây ra bởi lỗi chẩn đoán này. Họ cũng muốn cảnh báo các bậc cha mẹ tương lai khác rằng những lời khuyên của bác sĩ về việc chấm dứt thai kỳ không phải lúc nào cũng đúng.

"Nhiều người có thể đã nghe theo lời khuyên bác sĩ và không bao giờ biết rằng họ đã bỏ đi một đứa con khỏe mạnh. Chỉ là vì chúng tôi nhất quyết phải có đứa con này nên con trai tôi mới ở đây ngày nay", Lewis nói.

(http://suckhoegiadinh.org - theo Vnexpress)


The image

Địa chỉ Blog sức khỏe Vndoc: http://360.yahoo.com/tranhabs80
Địa chỉ Blog sức khỏe Vndoc yahoo rút gọn 1: http://vndoc.tk
Địa chỉ Blog sức khỏe Vndoc yahoo rút gọn 2: http://suckhoe.tk
Mã RSS chèn vào Feed để auto up blast hoặc theo dõi entry của Vndoc
Cách làm: Đăng nhập Yahoo! 360 -> My Page -> Edit Feeds -> Chèn link trên
 
 
The image

Địa chỉ Web Sức khỏe gia đình: http://suckhoegiadinh.org
Mã RSS chèn vào Feed để auto up blast hoặc theo dõi entry của Suckhoegiadinh
Cách làm: Đăng nhập Yahoo! 360 -> My Page -> Edit Feeds -> Chèn link trên


Quảng cáo tại đây, vui lòng liên hệ suckhoegd@gmail.com



My World Visitor Profile Map
Một cán bộ ngành y tế được “bóc gỡ” oan sai

Một cán bộ ngành y tế được “bóc gỡ” oan sai




Sau một thời gian theo đuổi vụ kiện về việc thông tin không chính xác liên quan đến bài viết "Vứt 30kg bệnh phẩm nội tạng người vào bệnh viện", có phản ánh việc anh Nguyễn Ngọc Quân, là cán bộ y tế Bộ môn giải phẫu bệnh trường ĐH Y Hà Nội mang 30kg nội tạng vứt trước khu tập kết rác thải y tế của BV Giao thông Vận tải I. Ngày 16-3-2009, TAND quận Hoàn Kiếm đã có quyết định số 02/2009/QĐST-DS về vụ kiện.

Anh Quân đưa bịch bệnh phẩm theo yêu cầu cơ quan công an, nhưng thông tin lại cho rằng anh Quân vứt “nội tạng người” vào BV.

Theo đó, tất cả thông tin không chính xác đều được dỡ bỏ, anh Nguyễn Ngọc Quân được bồi thường 2 triệu đồng. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây không phải là giá trị của số tiền bồi thường mà quan trọng hơn là danh dự của một cán bộ y tế đã được bảo vệ.

Trở lại vụ việc, vào hồi 9 giờ ngày 3-10-008, Phòng Cnh sát môi trường, Công an TP. Hà Nội phối hợp với tổ bảo vệ BV Giao thông vận tải I đã tiến hành lập biên bản với anh Nguyễn Ngọc Quân, là cán bộ y tế Bộ môn giải phẫu bệnh Trường ĐH Y Hà Nội về việc anh Quân đã bỏ 2 túi nilon được dán kỹ bằng băng dính, bên trong chứa bệnh phẩm đã được xử lý bằng focmol 10% (khối lượng khoảng 20kg) vào thùng đựng rác thải y tế màu vàng ở trong kho chứa chất thải y tế của BV Giao thông vận tải I.

Khi lập biên bản, cảnh sát môi trường, Công an TP. Hà Nội đã yêu cầu anh Quân mang 2 túi đựng chất thải y tế ra trước cửa khu nhà tập kết rác của BV, bộc lộ các bệnh phẩm trong túi để mọi người có mặt chứng kiến. Ngay sau đó, nhiều thông tin đã đăng tải anh Quân vứt bệnh phẩm nội tạng người vào bệnh viện gây dư luận hoang mang và hiểu sai bản chất vụ việc.

Quyết định số 02/2009/QĐST-DS ngày 16-3-2009 của TAND quận Hoàn Kiếm về việc Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ khiếu kiện trên có tính pháp lý như một bản án. Có hiệu lực tức thì và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Sau một thời gian điều tra, cảnh sát môi trường, Công an TP. Hà Nội nhận thấy vụ việc trên không đủ yếu tố để khởi tố vụ án hình sự nên ngày 23-10-2008 đã bàn giao hồ sơ vụ việc của anh Nguyễn Ngọc Quân cho Thanh tra Bộ Y tế.

Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Y tế, qua xác minh, giữa bộ môn Giải phẫu bệnh - ĐH Y Hà Nội (nơi anh Quân công tác) và BV Giao thông vận tải I có hợp đồng khoán chuyên môn ký ngày 31-12-2007, có hiệu lực 5 năm, trong đó có điều khoản "Bộ môn Giải phẫu bệnh - ĐH Y Hà Nội thu nhận tất cả các mẫu bệnh phẩm được BV Giao thông vận tải I lấy từ các bệnh nhân đến khám và điều trị tại BV Giao thông vận tải I và chịu trách nhiệm chẩn đoán mô bệnh học hoặc tế bào học cho các mẫu bệnh phẩm đó".

Thanh tra Bộ Y tế cũng đã có kết luận về việc trên, theo đó: Việc anh Nguyễn Ngọc Quân bỏ 2 túi nilon chứa bệnh phẩm đã qua xử lý cố định bằng focmol 10% được dán kỹ bằng băng dính vào thùng đựng rác thải y tế màu vàng ở trong kho chứa chất thải y tế của BV Giao thông vận tải I để BV tiêu hủy theo quy định, không phải anh Quân bỏ rác thải là bệnh phẩm bừa bãi không đúng nơi quy định.

Ngay sau đó, anh Nguyễn Ngọc Quân đã gửi đơn khiếu nại đến cơ quan thông tin về nội dung không chính xác liên quan đến mình trong bài viết, nhưng không được giải quyết thỏa đáng nên anh Quân đã tiếp tục gửi đơn kiện đến TAND quận Hoàn Kiếm để giải nỗi oan của mình. Và kết quả, những thông tin không chính xác đã được dỡ bỏ, anh Quân đã được bồi thường và xin lỗi.

Tuy nhiên, theo Luật sư Mai Xuân Hải, Trưởng Văn phòng Luật sư Mai Xuân Hải - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, đơn vị đã tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho anh Nguyễn Ngọc Quân: Nếu anh Nguyễn Ngọc Quân, là một cán bộ đang có triển vọng trong công việc thì những thông tin không chính xác có tác động rất tiêu cực đối với cá nhân anh Quân. Nếu không được bảo vệ thì sự nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Cũng theo Luật sư Hải, môi trường làm việc của các bác sĩ rất căng thẳng, sức ép nhiều và rủi ro nghề nghiệp là không tránh khỏi. Vì thế khi xảy ra sự việc, các cơ quan thông tin cần thận trọng và xác định rõ nguyên nhân, bản chất vụ việc trước khi đăng tải, tránh thông tin thiếu chính xác

Theo Trọng Tâm (SK&ĐS)

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh




 Kinh nghiệm cổ nhân Âu Á

Kinh nghiệm cổ nhân Âu Á đều cho rằng ngăn ngừa bệnh là việc làm cần thiết và quan trọng hơn là để bệnh xảy ra rồi mới trị bệnh.

Thực vậy, khi có dấu hiệu thì bệnh đã gây ra những rối loạn về tinh thần và tàn phá về thể chất của con người. Và dĩ nhiên khi bệnh đã xảy ra là phải chữa chạy, nếu không thì đời sống sẽ bị thu ngắn.


Bà An ăn uống buông thả  để đến nỗi ngày một mập phì, dư ký rồi bị bệnh tiểu đường. Đường huyết lên cao, gặm nhấm những mạch máu nhỏ của võng mạc, đưa tới thoái hóa thị lực. Đường huyết quá cao, làm suy nhược tế bào cấu tạo trái tim, tim bóp yếu, máu ra ít, thiếu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Rồi lâu ngày bản thân trái tim cũng rối loạn trong nhịp đập. Lại còn suy thận, rối loạn cảm giác bàn chân, bàn tay.


Ông Lưu tiếp tục phì phèo khói thuốc lá  cả hơn hai chục năm, rồi bị ung thư phổi. May mà khám phá ra sớm, bệnh chỉ mới khoanh gọn một cục nhỏ, chưa kịp di căn, phẫu thuật cứu mạng. Nhưng một phần của lá phổi đã ra đi, nên sự hô hấp trở thành khó khăn, thay đổi thời tiết là khó thở, ho hen suyễn lên suyễn xuống.


Bây giờ ngồi nghĩ lại thì bà An, ông Lưu mới “giá mà, ví thử” .

Giá mà mình bớt mồm bớt miệng, giữ gìn ăn uống, không mập phì.

Ví thử như mình nghe lời bà xã can ngăn, không hút thuốc.

Thì đâu bây giờ phải mang họa vào thân.

Vì thế, phòng bệnh được coi như ưu tiên hơn chữa bệnh là vậy.

Quan niệm phòng bệnh hơn chữa bệnh chẳng phải mới mẻ gì.

 Từ thuở xa xưa, các bà mụ của ta đã biết rửa tay sạch sẽ trước khi đỡ đẻ, đã hơ nóng dao kéo trong lửa trước khi cắt rún để mẹ con không bị uốn ván, nóng sốt.


 Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791) đã khuyên:

“Chớ dùng nước ruộng nước ao,
Nước hồ nước vũng, nước nào cũng dơ.
Chỉ dùng nước giếng nước mưa,
Nước sông nước suối cũng chưa an toàn”


vì nước từ trời rơi xuống, không có loăng quăng, bọ gậy, vẩn đục như nước sông nước ao gây ra đau bụng, tiêu chảy.


Danh y Hoa Kỳ Oliver W. Holmes (1809-1894), giáo sư Đại Học Y Harvard, có viết “To guard is better than to heal; The shield is nobler than the spear”. Đề phòng tốt hơn chữa trị; Tấm mộc tuyệt hảo hơn cái giáo”

Khoa học ngày nay đã hệ thống hóa và cổ võ, phổ biến sự phòng tránh bệnh khiến cho nhiều loại bệnh một thời tung hoành đều đã bị xóa sổ và một số bệnh khác cũng giảm tần số, nhờ đó tuổi thọ nâng cao.

Phân loại

Một cách tổng quát, phòng bệnh có nhiều cấp với mục tiêu khác nhau.

 Phòng tránh loại 1

Ngăn ngừa không cho bệnh tật hoặc các điều kiện xấu xảy ra.

Thí dụ dùng bao cao su để tránh nhiễm trùng khi giao hợp, chủng ngừa các bệnh nhiễm như yết hầu, tê liệt trẻ em, viêm gan A và B…

Phòng tránh loại 2

Nhận diện, khám phá ra các mầm bệnh từ lúc chưa có dấu hiệu hoặc chưa có thay đổi chức năng, cấu tạo các bộ phận, rồi áp dụng điều trị ngay để trì hoãn hoặc ngăn chặn không cho bệnh xuất hiện.

Chẳng hạn như chụp x-quang nhũ hoa để sớm tìm ra ung thư vú, đo huyết áp theo định kỳ để sớm biết huyết áp có cao…


-Phòng tránh loại 3

Ngăn ngừa không cho biến chứng, hậu quả xấu của bệnh tật xảy ra.

Chẳng hạn tránh khuyết thị, suy tim, suy thận trong bệnh tiểu đường, hoặc áp dụng vật lý trị liệu, y khoa phục hồi để lấy lại sự cử động của chân tay bị tê liệt sau tai biến não…

Nguy cơ cần phòng tránh

Khi phòng tránh thì phải biết phòng tránh với những tác nhân, những nguy cơ gây bệnh nào. Chẳng hạn:


-Ảnh hưởng xấu của môi trường như thời tiết khắc nghiệt, thiên tai bão lụt

-Hậu quả của chiến tranh, bạo lực

-Sự xâm nhập của vi sinh vật, hóa chất độc hại

-Nếp sống không bình thường của con người

-Hậu quả, biến chứng của bệnh hoạn, thương tích

-Những biến đổi, thoái hóa tự nhiên trong cấu tạo và chức năng các bộ phận cơ thể

-Hậu quả không lường trước của khoa học, kỹ thuật

-Ảnh hưởng cùa các hoàn cảnh xã hội như nghèo khó, kém giáo dục, bất công xã hội, bất lực độc quyền hành chánh

 Nơi áp dụng phòng tránh

- Tại cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám bệnh của bác sĩ hoặc trong địa bàn hoạt động cộng đồng

-Qua nếp sống lành mạnh của mỗi cá nhân: dinh dưỡng cân bằng hợp lý, không lạm dụng rượu thuốc cấm, vận động cơ thể đều đặn…

-Cải thiện môi trường như cung cấp nguồn nước uống tinh khiết, giảm thiểu ô nhiễm không khí,

-Qua các hành động xã hội, chính trị, kinh tế, học vấn…như cung cấp kiến thức về bệnh tật, giảm thiểu nghèo khó, bảo đảm an ninh khu phố xóm làng, bài trừ tệ đoan xã hội…

Một thí dụ để giảm bệnh do hút thuốc lá cần sự hợp tác của nhiều biện pháp như giới hạn hút thuốc ở từng địa điểm, không quảng cáo thuốc lá, giải thích cho quần chúng về tác hại của thuốc lá với sức khỏe, đưa ra các phương thức giúp người ghiền ngưng hút thuốc…


 Đồi tượng của áp dụng phòng tránh

-Toàn thể dân chúng với các hướng dẫn chung về sức khỏe, bệnh tật, về y khoa phòng ngừa, dinh dưỡng

-Riêng rẽ cho tuổi tác và nam nữ với bệnh riêng của mỗi nhóm

-Cho những người có nhiều rủi ro mắc bệnh từ bẩm sinh khi có bệnh di truyền trong gia đình

-Những người vì lý do hoàn cảnh nghề nghiệp mà tiếp cận với nguồn gây bệnh như công nhân hầm mỏ, rừng thiêng nước độc, trong kỹ nghệ hóa chất, chăm sóc bệnh nhân.

 Ưu khuyết điểm của phòng ngừa

Phương pháp phòng tránh có ưu, khuyết điểm.

Ưu điểm như:

-Một số bệnh nhiễm đã bị xóa sổ, một số khác giảm hẳn nhờ có chủng ngừa.

-Tỷ lệ ung thư cổ tử cung giảm kể từ khi phương pháp thử nghiệm Pap được áp dụng

-Tử vong do tai nạn xe cộ giảm vì người điều khiển xe ý thức được sự ích lợi của dùng dây an toàn trên ghế và đội nón bảo hiểm

-Tỷ lệ biến chứng tai biến não giảm nhờ dân chúng biết cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp, cao cholesterol trong máu.

Chiến dịch cổ võ ngưng hút thuốc lá đã giảm thiểu rủi ro ung thư phổi…

Và nhiều thí dụ khác.

Tuy nhiên, sự phòng tránh cũng tạo ra vài khó khăn, trở ngại, chẳng hạn:

-Chủng ngừa bệnh có thể gây tác dụng phụ hoặc gặp sự chống đối vì lý do tôn giáo

-Áp dụng kỹ thuật phát hiện bệnh có thể gây ra tai nạn như nội soi làm thương tổn ruột già

-Ngồi xe lăn để có thể di chuyển thì cũng có thể té ngã, lật xe…

-Áp dụng phòng ngừa tốn kém tài chánh cho nhà nước và cá nhân

-Phát kim chích cho người ghiền để tránh lây lan HIV là khích lệ họ chích choác, phát bao cao su là khích lệ hoạt động tình dục.

 Kết luận

Nói chung, sự phòng ngừa bệnh có nhiều tác dụng tốt hơn là một số trục trặc khiêm nhường.

Chẳng thế mà Thomas A. Edison (1847-1931), nhà sáng chế lỗi lạc của Hoa Kỳ đã tiên đoán: “Trong tương lai, bác sĩ sẽ không biên toa thuốc mà sẽ làm cho bệnh nhân quan tâm nhiều hơn tới sự chăm sóc cơ thể, dinh dưỡng và nguyên nhân cũng như sự phòng tránh bệnh tật”.

Vì theo Tiến Sĩ John Knowles, nguyên chủ tịch Quỹ Rockefeller Foundation: “Hơn 99% chúng ta đều khỏe mạnh khi sinh ra và chỉ trở nên bệnh hoạn vì hậu quả của hành động cá nhân không đúng đắn và của các điều kiện môi trường”. 

 Blog Sức Khỏe sưu tầm

Suckhoegiadinh.org luôn có bài mới:

No image Nam nữ kết hôn coi theo cung định lành dữ
No image Vợ coi thường chồng
No image Những cách đơn giản giúp bé học giỏi
No image Những thắc mắc thường gặp khi mang bầu
No image Tưởng mắc phụ khoa, hóa ra bị lao
No image Trả giá đắt vì trót theo bạn bè ăn bánh trả tiền
No image Không cần điều trị huyết trắng
No image 5 loại thuốc nhuộm tóc Trung Quốc gây ung thư
No image Bạn trai cứ đòi quan hệ
No image Thực phẩm và bệnh Gút
No image Đứt hãm vì cố ‘yêu’
No image Hà Nội đang dùng nước sinh hoạt nhiễm độc
No image Chồng tôi mê phim sex
No image Chữa chứng ra mồ hôi tay
No image Nằm ngủ hướng Tây dễ gặp ác mộng
No image 15 năm yêu đơn phương
No image Chuẩn bị làm mẹ - Hãy cảnh giác với Rubella
No image Trung Quốc: Khám miễn phí, tiền mất tật mang
No image Bồ của chồng tìm đến nói có thai
No image Dùng thuốc gì khi bị ngứa ?
No image Bé sơ sinh có 2…của quý
No image Không thể quên nụ hôn trộm của sếp
No image Video Baby vui nhộn vol 1
No image Con của ai ?
No image Mọc nhiều nốt nhỏ ở chỗ ấy có phải bị nấm?


The image

Địa chỉ Blog sức khỏe Vndoc: http://360.yahoo.com/tranhabs80
Địa chỉ Blog sức khỏe Vndoc yahoo rút gọn 1: http://vndoc.tk
Địa chỉ Blog sức khỏe Vndoc yahoo rút gọn 2: http://suckhoe.tk
Mã RSS chèn vào Feed để auto up blast hoặc theo dõi entry của Vndoc
Cách làm: Đăng nhập Yahoo! 360 -> My Page -> Edit Feeds -> Chèn link trên
 
 
The image

Địa chỉ Web Sức khỏe gia đình: http://suckhoegiadinh.org
Mã RSS chèn vào Feed để auto up blast hoặc theo dõi entry của Suckhoegiadinh
Cách làm: Đăng nhập Yahoo! 360 -> My Page -> Edit Feeds -> Chèn link trên


Quảng cáo tại đây, vui lòng liên hệ suckhoegd@gmail.com



My World Visitor Profile Map