Người vợ quá quắt ham chơi

Người vợ quá quắt ham chơi

Trước lời xì xào về đức hạnh của vợ, chồng khuyên can thì nhận được câu nói thách thức của Hoa: "Tao muốn ngủ với ai thì mặc xác tao”.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kon Tum vừa có kết luận điều tra, đề nghị VKS truy tố Từ Mạnh Hùng, 23 tuổi, về tội giết người.

Trọng án xảy ra hơn ba tháng trước. Giờ trong trại giam, Hùng khóc không phải vì sợ cảnh tù tội mà thương và lo cho con trai còn quá nhỏ (hơn 8 tháng tuổi), khóc do ân hận, xót xa. Trong ánh mắt trầm tư đau đáu dõi nhìn qua song sắt, hồi tưởng về quá khứ, Hùng không thể quên được những biến cố của cuộc đời mình.

Năm 2006, trên đường thăm em gái, Hùng thấy một cô gái đầu tóc rũ rượi nhảy cầu tự tử. Anh vội vàng bỏ xe máy bên đường nhảy xuống cứu nạn nhân. Cô gái may mắn thoát khỏi tử thần. Hùng đưa cô về nhà em gái để chăm sóc. Trước hoàn cảnh của cô gái dại dột tên Hoa, Hùng bảo em cho ở lại phụ bán hàng. Hùng và Hoa sau đó nên duyên vợ chồng.

Mọi chuyện cứ êm đềm trôi qua, nếu sau khi sinh con, người vợ không thay đổi tính nết. Hoa ngày càng tỏ ra quá quắt, đua đòi ăn chơi. Cô đòi chồng thuê nhà trọ để ở riêng, thường theo đám bạn trai hư hỏng trong xóm và làm nhiều chuyện tai tiếng khác.

Chồng can ngăn, Hoa nói: “Tao muốn ngủ với ai thì mặc xác tao”. Hùng tính tìm chỗ ở mới, đưa mẹ con tránh xa đám bạn xấu và tạo dựng cuộc sống. Nhưng dự định đã tan thành mây khói vào buổi chiều định mệnh 28/3.

Đi làm về, anh không thấy vợ ở nhà. Một hàng xóm cho biết Hoa đã gửi con ở đây, rồi đi đâu đó. Hùng đến nhà chủ nhà trọ tìm vợ. Thấy Hoàng Hữu Vinh và một nhóm thanh niên đang ngồi nhậu và hát karaoke ở đây. Hùng tên tiếng hỏi tìm vợ, nhưng họ nói không biết. Thực ra lúc này Hoa đang ở phía sau nhà. Khi quay về, anh đã xô xát với Vinh. Hai người đàn ông đánh nhau. Hùng cầm dao đâm chết anh này.

Ngày 30/3, thủ phạm đến cơ quan cảnh sát điều tra đầu thú. Nhiều người cho biết, lúc xảy ra vụ đánh nhau, Hoa chứng kiến nhưng không can ngăn. Sáng hôm sau, được công an mời đến làm việc, người vợ không biểu hiện buồn phiền lo lắng. Vài hôm sau, cô mang con về giao cho ông bà nội chăm sóc và tiếp tục cuộc sống tự do.

(Theo Công an TP HCM)
Cao ốc hơn 20 công ty thuê có người nhiễm cúm A/H1N1

Cao ốc hơn 20 công ty thuê có người nhiễm cúm A/H1N1

Chiều ngày 31/7, thêm một nhân viên văn phòng làm việc tại cao ốc Citilight Tower (45 Võ Thị Sáu, Q.1, TPHCM) nhiễm cúm A/H1N1. Anh này bị lây do tiếp xúc với ca nhiễm cúm tại tòa nhà Petro Việt Nam trên đường Lê Duẩn.

Qua điều tra dịch tễ ban đầu, bệnh nhân này đã được xác định nhiễm virus cúm A/H1N1. Trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với ca nhiễm cúm tại tòa nhà Petro Việt Nam, hiện nhân viên này được điều trị, cách ly tại BV Bệnh Nhiệt đới.

Nguy hiểm hơn, có 5 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân này đã có những triệu chứng lâm sàng như sốt trên 38oC, đau họng… Tất cả đang được giám sát, theo dõi chặt chẽ.

Được biết, có đến 40 nhân viên làm cùng công ty với bệnh nhân mới nhiễm cúm này đã được Trung tâm y tế dự phòng Quận 1, TPHCM lập danh sách để giám sát, theo dõi.

Tòa cao ốc Citilight Tower đang có hơn 20 công ty thuê để làm trụ sở làm việc. Toàn bộ cao ốc này đã được ngành y tế tiến hành khử khuẩn.

Cả nước đã có 850 ca cúm H1N1

Kể từ ngày công bố ca nhiễm cúm đầu tiên tại Việt Nam (31/5), đến hôm nay (31/7), cả nước đã có 850 trường hợp dương tính với H1N1.

Riêng trong ngày hôm nay là 56 ca với 45 ca ở miền Nam, 6 ca ở miền Bắc, 4 ca ở miền Trung, 1 ca ở Tây Nguyên.

Trong tổng số 850 bệnh nhân cúm trên cả nước, đã có 452 trường hợp ra viện; còn 398 ca còn lại hiện đang được cách ly, điều trị tại các bệnh viện, cơ sở điều trị, giám sát cộng đồng trong tình trạng sức khỏe ổn định, không có biến chứng nặng.

Theo thông báo của Trung tâm dự phòng và kiểm soát dịch bệnh Châu Âu đến ngày 31/7, toàn thế giới đã ghi nhận 177.650 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1) tại 145 quốc gia/vùng lãnh thổ. Trong đó 1.127 trường hợp tử vong.

Theo thông tin từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Robert Koch (Đức), mỗi ngày ở nước này có thêm 400-600 ca nhiễm cúm A/H1N1 mới. Tuy nhiên, Chính phủ Đức không có chủ trương đình chỉ các hoạt động công cộng, tập trung đông người hay khuyến cáo người dân không đi du lịch, mà chủ yếu khuyến cáo người dân thường xuyên thực hành giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Tại khu vực Đông Nam Á, tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, số trường hợp mắc mới tăng nhanh, nhiều nước đã ghi nhận tử vong. Hiện nay, nhiều trường học, nhà trẻ tại Thái Lan và Malaysia đã bị đóng cửa tạm thời để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm A/H1N1.
Ngọc Hưng - Hồng Hải-DT
Trường học đầu tiên của Hà Nội có cúm A/H1N1

Trường học đầu tiên của Hà Nội có cúm A/H1N1

Chiều qua 30/7, một học sinh trường THPT Dân lập Lomonoxop (khu đô thị Mỹ Đình 2, Từ Liêm, Hà Nội) bị phát hiện dương tính với virus cúm A/H1N1. Đây là trường học đầu tiên ở Hà Nội có nguy cơ trở thành bệnh viện dã chiến.


Khuyến cáo về dịch cúm được dán ngay cửa vào khu hiệu bộ trường Lomonoxop

Thông tin ban đầu cho hay, bệnh nhân này tên Ngô Đại Dương, học sinh lớp 12B, đang nằm điều trị tại Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia với các biểu hiện của bệnh cúm, xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus cúm A/H1N1.

Tiến sỹ Lê Tiến Dũng, hiệu trưởng trường Lomonoxop cho biết, trường đang trong thời gian nghỉ hè. Hiện chỉ có 2 khối đang học tại trường, gồm có: 120 học sinh tham gia trại hè do giáo viên Mỹ giảng dạy và 264 học sinh khối 12 đang học tin học chuẩn bị cho kỳ thi nghề của Sở GD-ĐT vào ngày 14/8 tới.

Ngày hôm qua, em Nguyễn Thế Đại, người ngủ cạnh em Dương trưa thứ 2 tại phòng ngủ nội trú, đã có biểu hiện sốt. Gia đình đã đưa em vào viện khám.

Đến sáng nay, em đã hạ sốt, hoàn toàn bình thường, song các bác sỹ vẫn phải giữ lại để theo dõi.

Chiều 27/7, thầy Nguyễn Khánh Chung - Thư ký hội đồng kiêm chủ nhiệm lớp 12B - đi kiểm tra chung thì thấy em Dương có biểu hiện mệt mỏi. Sau khi hỏi thăm được biết em vừa đi du lịch cùng gia đình bên Thái Lan về. Thầy Chung cho rằng đó chỉ là biểu hiện mệt mỏi bình thường, song cũng khuyến cáo em về nhà tự theo dõi, đồng thời gọi điện cho gia đình em Dương, thông báo tình hình sức khoẻ của em, đề nghị cho em nghỉ học ở nhà để tiện theo dõi.

Đến 6 giờ chiều qua (30/7), lãnh đạo nhà trường nhận được thông tin em Dương bị phát hiện dương tính với virus cúm A/H1N1, đề nghị nhà trường phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Ngay lập tức, lãnh đạo nhà trường đã họp khẩn với Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm (được thành lập trước đó vài ngày đề phòng dịch cúm vì nhà trường thường có người nước ngoài đến làm việc).

Bảo vệ kết hợp phun thuốc khử trùng toàn bộ các ngóc ngách trong trường

Mọi công tác khử trùng, tẩy uế, phòng chống dịch cúm được triển khai ngay trong buổi chiều hôm qua. Toàn bộ các phòng học khối 12 cùng các hành lang và phòng ngủ ngoại trú được phun dung dịch Cloramin B 5%. Đến sáng nay, 120 phòng học với diện tích khoảng 10.000 m2 của trường đã được khử trùng. Nhà trường đã gọi điện thông báo cho từng gia đình về tình hình của nhà trường, yêu cầu các em nghỉ học, gia đình theo dõi chặt chẽ tình hình sức khoẻ các em.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm của nhà trường cũng đã ngay khẩu trang y tế, phát cho mọi người. Sáng nay, tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đều đeo khẩu trang. Khách đến làm việc cũng được phát khẩu trang ngay từ ngoài sảnh lớn. Thậm chí, nhà trường còn chuẩn bị cả máy đo thân nhiệt, mỗi khách ra vào đều được khám kiểm tra kỹ lưỡng, ghi lại địa chỉ cụ thể để liên lạc trong trường hợp cần thiết.

Các hoạt động của trường cũng bị ngưng trệ sau khi phát hiện trừng hợp em Dương nhiễm cúm A/H1N1. Cuộc chia tay trại hè sáng nay và cuộc họp hội đồng nhà trường chuẩn bị cho năm học mới cũng bị tạm dừng.

“Dự kiến, ngày 3/8 tới, nhà trường sẽ bắt đầu năm học mới. Song trước tình hình này, chúng tôi phải hoãn lại, đến khi nào an toàn mới cho bắt đầu năm học” - Hiệu trưởng Lê Tiến Dũng cho biết.

DT

Tư vấn trực tuyến "Bảo vệ sức khỏe trước đại dịch cúm A/H1N1"

Tư vấn trực tuyến "Bảo vệ sức khỏe trước đại dịch cúm A/H1N1"

Những con số về bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 đang tăng vùn vụt mỗi ngày. Sân bay, nhà ga, trường học, công sở, điểm vui chơi mua sắm... trở thành những môi trường nguy cơ cao. Chúng ta phải làm gì trước nỗi lo lắng này? Từ 8g30 đến 11g sáng nay (31-7-2009), Tuổi Trẻ Online sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến "Bảo vệ sức khỏe trước đại dịch cúm A/H1N1".

Nhân viên y tế dự phòng khảo sát, điều tra dịch tễ cúm A/H1N1 tại Trường THPT Ngô Thời Nhiệm, Q.9, TP.HCM - Ảnh: L.TH.H

Mời bạn đọc BẤM VÀO ĐÂY đặt câu hỏi với các khách mời là các Bác sĩ NGUYỄN ĐẮC THỌ - Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM, BS TRƯƠNG HỮU KHANH - Trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I TP.HCM.

Bạn muốn hiểu biết thêm về đặc điểm và sự phát triển của virus cúm A/H1N1?

Quá trình diễn biến của những đại dịch cúm trong lịch sử ?

Những dấu hiệu nhận biết bệnh? Dấu hiệu để phân biệt với những loại bệnh khác có triệu chứng gần giống?

Tại sao dẫn đến tử vong?

Bạn cần biết những biến chứng đã từng diễn ra và có thể xảy ra của cúm nói chung và cúm A/H1N1 nói riêng?

Xét nghiệm có phải là việc cần làm đầu tiên khi ho, sốt, đau họng? Xét nghiệm ở đâu?

Có thể tự điều trị không? Có bao nhiêu loại thuốc được cung cấp tại Việt Nam?

Trẻ em bị cúm nguy hiểm hơn như thế nào? Cho trẻ ở nhà hay đi học?

Người lao động tại xí nghiệp, công sở... phải xử lý ra sao khi bị nhiễm cúm?

Cách tự bảo vệ và xử lý khi môi trường xung quanh có người nhiễm cúm?

Khẩu trang giúp hạn chế lây nhiễm như thế nào?

Vệ sinh môi trường sống, môi trường làm việc đúng cách ra sao?

Phải chuẩn bị tâm lý ra sao trước những thông tin cúm dồn dập/ Cách ứng xử thích hợp với người nhiễm bệnh?

Mời bạn đọc BẤM VÀO ĐÂY đặt câu hỏi. Xin vui lòng gõ font chữ unicode có dấu.

TTO

NỘI DUNG TƯ VẤN:

*Xin cho em hỏi: dấu hiệu nhận biết bệnh là gì? Tại sao trẻ em lại là đối tượng dễ mắc bệnh nhất? Khi mắc bệnh thì nên đi học hay ở nhà? Cách bảo vệ ra sao khi bị nhiễm cúm? Khẩu trang giúp bảo vệ như thế nào? Kính mong các bác sĩ trả lời giúp em! (Thuận, 15 tuổi, quocthuan159@yahoo.com.vn)

BS Trương Hữu Khanh- trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng I

Dấu hiệu của bệnh cúm A/H1N1 không khác với những bệnh cúm khác do đó không thể phân biệt.

Nếu ở trường nào đã có thông báo là có ca nghi ngờ thì trẻ bắt buộc phải ở nhà theo dõi. Những trường hợp khác không cần thiết phải nghỉ học, đặc biệt là khi không có điều kiện chăm sóc tại nhà.

Cách bảo vệ cúm là cách bảo vệ chung của bệnh lây theo đường hô hấp đó là:

+ Không đế nchỗ đông người nếu không cần thiết, giữ khoảng cách tối thiểu 1m đối với người nghi ngờ mắc bệnh.

+ Thường xuyên mang khẩu trang loại đủ ngăn ngừa bệnh khi nghĩ là có tiếp xúc với người mắc bệnh, thường xuyên rửa ray nếu nghi ngờ tay mình có tiếp xúc với dịch tiếp của người mắc bệnh.

+ Che miệng khi ho và hắt hơi, sau đó rữa tay ngay.

+ Vệ sinh cơ thể nói chung.

Ảnh Thanh Đạm

* Nếu bị nhiễm cúm thì có bao nhiêu % được chữa khỏi? (Toản, 49 tuổi, thuynguyen712@yahoo.com.vn)

TS,BS Trần Tịnh Hiền- Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM

TS, BS Trần Tịnh Hiền- PGĐ BV Nhiệt đới TP.HCM

- Hiện nay, tại VN tất cả bệnh nhân nhiễm cúm đều ở thể nhẹ và đã được điều trị khỏi. Tử vong cho đến giờ này trên thế giới khoảng 0,5%.

Những triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện cùng lúc hay chỉ cần xuất hiện một trong các dấu hiệu là đã nhiễm bệnh? Khi xuất hiện các triệu chứng thì làm thế nào để được xét nghiệm PCR? (Lý Ngọc Linh, 18 tuổi, miaka_tama2005@yahoo.com.vn)

TS,BS Trần Tịnh Hiền - PGĐ BV Nhiệt đới

- Các triệu chứng có thể xuất hiện cùng lúc hay vào nhiều thời điểm khác nhau như sổ mũi rồi sốt hoặc sốt rồi ho. Hiện nay, khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) là không cần xét nghiệm tất cả bệnh nhân mà chỉ làm xét nghiệm khi gặp trường hợp chẩn đoán khó, cần xác định trường hợp nhiễm đầu tiên ở một khu vực nào đó hay để theo dõi khuynh hướng diễn tiến của bệnh.

Bác sĩ sẽ quyết định có cần làm xét nghiệm hay không.

ôHiện nay tôi đang có bầu 2.5 tháng. Toi co mot chau dau long duoc 4 tuoi dang di hoc mau giao . Voi tinh hinh dich cum AH1N1 nhu hien nay toi nên cho con toi di hoc hay o nha , neu toi bi nhiem benh co nguy hai gi cho thai nhi trong bung hay khong? (tran thi huong, 29 tuổi, hoangtrihuong2008@yahoo.com)

BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng I

Phụ nữ có thai đặc biệt dưới 3 tháng là đối tượng nguy cơ với bệnh cúm nói chung chứ không riêng cúm H1N1. Do đó khi có thai 2.5 tháng phải giữ biện pháp phòng ngừa chung cho bệnh đường hô hấp nếu có trẻ đi nhà trẻ quay về thì nên mang khẩu trang cho mẹ khi tiếp xúc với bé lúc bé vừa về nha.

Nếu trẻ ở nhà mà có tiếp xúc với môi trường có thể mắc bệnh thì trẻ có thể mắc cúm.

* Với dịch cúm H1N1 đang lây lan và bùng phát rộng khắp nơi tại VN nói chung và TP HCM nói riêng thì việc muốn phân biệt và biết bệnh này và các bệnh khác như thế nào, biện pháp phòng chống lây lan bệnh ra sao, nếu nghi ngờ mắc bệnh thì việc dùng loại thuốc nào để ngăn chặn bệnh trong khi chưa đến cơ quan y tế được (vì không biết có phải là mắc phải căn bệnh H1N1 hay không). Hiện nay ngành y tế của TP. HCM đã có biện pháp phòng chống như thế nào cho người dân? (Đào Thị Xuân Hạnh, 50 tuổi tuổi, hanhxuandao@yahoo.com.vn)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Muốn chẩn đoán phân biệt bệnh cúm A/H1N1 với các bệnh khác cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm... Nói chung là phải được bác sĩ thăm khám.

Các biện pháp phòng chống bệnh tùy thuộc vào giai đoạn diễn tiến của bệnh... cách ly bệnh nhân, cô lập những người nghi ngờ bị nhiễm, truy tìm những người bị nhiễm trong giai đoạn bao vây dập dịch; nhưng khi dịch diễn tiến đến giai đoạn cao hơn với rất nhiều bệnh nhân (đại dịch) thì các biện pháp điều trị giảm nhẹ thiệt hại do biến chứng và giảm thiểu tỷ lệ tử vong là quan trọng.

Việc sử dụng thuốc kháng virut cần có ý kiến của bác sĩ.

*Những dấu hiệu nhận biết bệnh? Dấu hiệu để phân biệt với những loại bệnh khác có triệu chứng gần giống? Có thể tự điều trị không? Có bao nhiêu loại thuốc được cung cấp tại Việt Nam? Trẻ em bị cúm nguy hiểm hơn như thế nào?Cách tự bảo vệ và xử lý khi môi trường xung quanh có người nhiễm cúm? Khẩu trang giúp hạn chế lây nhiễm như thế nào? (truyền, 1979 tuổi, truyenvy2006.0324@yahoo.com.vn)

BS Trương Hữu Khanh- Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng I

Những dấu hiệu của bệnh gồm: Sốt, ho, sổ mũi, hắt hơi, có thể kèm tiêu chảy nôn ói, triệu chứng giống bệnh cúm khác nên không tự điều trị vì dấu hiệu lâm sàng không thể biết là cúm hay không. Vì nếu tự sử dụng thuốc không đúng có thể bị kháng và khi cần thiết dùng thì sẽ không có tác dụng nữa.

Trẻ em bị cúm cũng tương tự người lớn chỉ những trẻ dưới 5 tuổi mới có nguy cơ biến chứng nhiều hơn.

Khẩu trang là một dụng cụ quan trọng trong hạn chế lậy nhiễm cho bản thân và cho cộng đồng.

Tôi đang sống ở nước ngòai (không phải là vùng dịch), tôi muốn về nước thăm họ hàng nhân dịp năm mới, nay nghe VN mình bị đại dịch như thế tôi thấy thương và lo quá!

Tôi không biết có nên về hay không vì nghe báo nói đa số người dân bị lây đều từ việt kiềU, tôi thấy cũng ngại! vậy xin hỏi các BS có thể dự đóan được đến bao giờ thì dịch cúm mới lùi, không có khả năng hoành hành như hiện nay để tôi an tâm mà về thăm quê sau bao nhieu năm xa cách!.xin cảm ơn!. (Nguyen, 50 tuổi, nguyen@yahoo.com)

BS Nguyễn Đắc Thọ - Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM

BS Nguyễn Đắc Thọ - PGĐ TT Ytế dự phòng TP.HCM

Bạn không nên lo ngại bệnh cúm hiện nay có ở khắp thế giới không riêng ở Việt Nam.

Dù dịch cúm xảy ra trên thế giới nhưng không có khuyến cáo ngừng đi du lịch.

Mỗi khi đi du lịch ở bất cứ nơi nào, bạn nên chuẩn bị cho mình những thuốc thông thường và giữ gìn vệ sinh cá nhân nơi đến. Theo dõi sức khỏe nếu có biểu hiện bệnh thì nên đến cơ sở y tế tại chỗ. Ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác, việc điều trị bệnh nhân là được đảm bảo và chu đáo.

- Khi chữa hết bệnh cúm thì khả năng mắc lại có xảy ra không (Huy, 34 tuổi, huynhonag@yahoo.com)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Virut cúm gây miễn dịch suốt đời. Thế nhưng virut cúm gây bệnh lại biến đổi hàng năm nên miễn dịch có được của năm này ít có giá trị với virut cúm năm sau; đó là lý do tại sao mỗi năm đều phải chích ngừa cúm lại.

Triệu chứng chính của bệnh H1N1 là như thế nào? Các loại khẩu trang có phòng được cúm H1N1 hay không? Vì có tin cho rằng người đeo khẩu trang không đúng cách dễ mắc bệnh hơn cả người không đeo khẩu trang, vậy ta nên đeo khẩu trang như thế nào?

Khi trẻ em nghi mắc bệnh ta nên đưa đến đâu xét nghiệm, những cách đề phòng tại nhà như thế nào để phòng tránh cúm H1N1? (Nguyễn Minh Tú, 20 tuổi, nguyenminhtu0606@yahoo.com)

BS Trương Hữu Khanh -Trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Khẩu trang chỉ nên sử dụng khi nghĩ tiếp xúc gần với người mắc bệnh nếu không có khả năng tiếp xúc với người mắc bệnh thì không cần thiết đeo khẩu trang chuyên dùng để ngăn ngừa cúm.

Còn khi tiếp xúc với người mắc bệnh thì phải mang khẩu trang chuyên dụng (khẩu trang phẩu thuật, N95) và khi không còn tiếp xúc phải bỏ ngay khẩu trang đó, nếu không sẽ có thể mang virut đi nơi khác.

Nguyên nhân dẫn đến tử vong của H1N1 (nguyễn trọng hưởng, 21 tuổi, maitranhngheo20)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Thông tin từ các nước đã có bệnh nhân tử vong cho thấy 50% bệnh nhân này có bệnh mãn tính đi kèm như bệnh tim mạch, hô hấp... ngoài ra, phụ nữ có thai và béo phì cũng là 2 yếu tố có nguy cơ cao.

Virut cúm gây viêm phổi do chính bản thân nó hay viêm phổi bội nhiễm do vi trùng. Thêm vào đó, vi rút cúm có thể gây biến chứng khác như tim mạch (viêm cơ tim) hay biến chứng thần kinh.

Con tôi được 5 tuổ,i nếu cho bé đi học ở trường có chị một học sinh học ở trường Nguyễn khuyến về quê đã bị nhiễm cúm H1N1, tuy nhiên bé đó đã nghỉ học khoảng một tháng nay và đã cách ly thì có sao khôn?.Tuy cô giáo nói nếu có học sinh bị nhiễm cúm thì cô giáo là ngưởi lo trước tiên nhưng nếu như cô giáo cũng không biết được gia đình của bé nào có người nhiễm cúm thì sẽ lây cho những học sinh khác thì sao?

Vậy tôi có nên cho bé nghỉ học ở nhà không nhập học, cúm có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khoẻ của trẻ nhỏ như con tôi. xin cám ơn (thu anh, 33 tuổi, hoatigon.ttkh@yahoo.com.vn)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH - trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Nếu trẻ không tiếp xúc với môi trường mắc bệnh trên 7 ngày mà trẻ không có bệnh thì không thể mắc bệnh, do trẻ nghĩ 1 tháng không cần phải theo dõi hay cách ly.

Trước đại dịch cúm H1N1, các hoạt động vui chơi liệu có bị ngừng lại, chúng ta phải làm gì khi đến những nơi công cộng như công viên , rạp hát, rạp chiếu phim... Các bạn Teen sẽ tự bảo vệ mình như thế nào? Liệu việc hạn chế, ít đến những nơi công cộng có phải là biện pháp tốt nhất? (trương minh hiếu, 18 tuổi, truongminhhieu3428@yahoo.com.vn)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH -trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Việc hạn chế hoạt động nơi công cộng hay nơi đông người chỉ là một biện pháp phụ trong phòng chống cúm. Biện pháp quan trọng nhất là bản thân mỗi người phải tự phòng bệnh cho bản thân và cho cộng đồng.

- Đối với trẻ từ 8 tháng tuổi dấu hiệu nào để nhận biết bé bị nhiễm cúm ! (Huy, 34 tuổi, huynhonag@yahoo.com)

BS: Trương Hữu Khanh- Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng I

Cũng tương tự người lớn nhưng dễ biến chứng hơn.

Tại sao không có vacxin cho trẻ, trẻ chịu nổi những thuốc đang điều trị không, là thuốc gì?(Nam)

BS Trương Hữu Khanh - trưởng khoa Nhiễm

Hiện nay chưa có Vacxin phòng cúm H1N1. Khi có Vacxin này thì trẻ trên 1 tuổi vẫn có thể chích được.

Trẻ em vẫn có thể dùng thuốc đặc trị cúm A/H1N1 tuy nhiên liều tùy theo cân nặng và phải đúng chỉ định.

Cách tự bảo vệ và xử lý khi môi trường xung quanh có người nhiễm cúm? (Toản, 49 tuổi, thuynguyen712@yahoo.com.vn)

BS Nguyễn Đắc Thọ - phó giám đốc TT Y tế dự phòng TP.HCM

Để bảo vệ phòng bệnh cúm cũng như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bạn cần phải thực hiện thường xuyên mỗi ngày:

1. Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng hoặc bằng dung dịch xát khuẩn nhanh bàn tay.

Che miệng và mũi mỗi khi ho, hắt hơi bằng khăn hoặc khăn giấy. Vất bỏ khăn giấy ngay sau đó vào thùng rác có nắp đậy và rửa tay ngay.

2. Không nên tiếp xúc với người mắc bệnh. Nếu cần thiết phải tiếp xúc thì giữ khoảng cách trên 1.5m. Người bệnh phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc, rửa tay ngay.

3. Xây dựng nếp sống lành mạnh. Ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý.

4. Theo dõi sức khỏe thường xuyên nếu có xuất hiện sốt, ho thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất, khi đi nhớ mang theo khẩu trang.

Xử lý môi trường:

1. Môi trường nhiễm khuẩn ở đây được hiểu là môi trường có sự hiện diện tại chỗ của người bệnh.

Xử lý môi trường niễm khuẩn là: Lau chùi bằng khăn mềm có tẩm dung dịch sát khuẩn tất cả các bề mặt vật dụng đồ đạc kể cả sàn nhà, tay nắm cửa... mà người bệnh có tiếp xúc .

2. Xử lý môi trường cần lưu ý nhiều đến chất tiết mà người bệnh thải ra khi ho hắt hơi trên bàn làm việc, ghế ngồi và sàn nhà,...

3. Dung dịch khử khuẩn được dùng thông thường là nước javel. Xử dụng nước javel để khử trùng bề mặt môi trường theo hướng dẫn trên nhãn. Thông thường nước javel có nồng độ 5% Clor hoạt tính. Dung dịch javel được pha với nước để có nồng độ là 0.1% là có thể tiêu diệt được virus cúm. Như vậy chúng ta pha 1 phần nước javel + 49 phần nước để có dung dịch khử trùng sử dụng.

Khi nghi ngờ bị nhiễm cúm, có thể xét nghiệm và điều trị tại bất kỳ bệnh viện nào được không, hay bắt buộc phải ở những bệnh viện chuyên trị H1N1? (lưu chí trung, 21 tuổi, luuchitrung1@yahoo.com)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Bác sĩ tại các cơ sở điều trị sẽ chỉ định xét nghiệm. Không tự yêu câu xét nghiệm. Hiện nay có Viện Pasteur, BV Nhiệt đới, BV nhi đồng 1&2 có thể xét nghiệm.

Tôi dang co thai 23 tuần, phải làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều khách hàng và thuộc bộ phận rất khó có thể xin nghỉ phép.

Công ty cũng đã trang bị khẩu trang cho nhân viên và khách hàng nhưng tôi vẫn không tránh khỏi lo lắng.

Tôi muốn biết quy trình phải làm cụ thể như thế nào khi mình có triệu chứng nhiễm H1N1 và những ảnh hưởng đến người mẹ và thai nhi khi phải điều trị bằng các loại thuốc kháng H1N1, liệu có xác suất cao tiên lượng xấu cho các thai phụ nhiễm H1N1 hay không? (Phạm Trần Anh Thư, 26 tuổi, Thị xã TDM, Bình Dương)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH -trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng I

Nếu đang mang thai mà thường xuyên tiếp xúc với khách hàng thì nên mang khẩu trang và nếu được thì giữ khoảng cách ít nhất 1m với khách hàng.

Thường xuyên rửa tay nếu nghi ngờ tay mình có tiếp xúc với chất tiết từ đường hô hấp của khách hàng. Biện pháp này còn ngăn ngừa nhiều bệnh khác có ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai chứ không riêng gì bệnh cúm.

*Chị của em chuẩn bị từ Mỹ về Việt nam vào 18-08-2009, cho em hỏi chị em phải đề phòng như thế nào trên máy bay và sân bay, có phải ai từ mỹ về cũng bị bệnh cúm H1N

Vui lòng giới thiệu cho em vài loại thuốc uống phòng bệnh cúm, và khẩu trang nào phòng được cúm, khi vừa về đến VN thì đi kiểm tra sức khỏe liền có phát hiện được bệnh cúm khôn? Nếu bị nhiễm cúm ở sân bay thời gian bao lâu thì bệnh phát bệnh, khi em đến sân bay em phải làm gì để phòng tránh ?(bachtruc, 25 tuổi, dreamgirlalone@yahoo.com.vn)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Những người từ các nước có dịch cúm trở về thì có nguy cơ bị nhiễm và có thể phát bệnh trong vòng 7 ngày kể từ khi nhiễm.

Chị của em từ Mỹ về cũng có nguy cơ bị nhiễm từ bên đó. Cần theo dõi trong vòng 7 ngày kể từ khi đến. Nếu có triệu chứng giống cúm thì phải tự cách ly ở nhà, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người xung quanh, áp dụng các biện pháp vệ sinh như rửa tay, che khi ho - hắc hơi.

Nếu có những triệu chứng nặng hơn như khó thở, tức ngực, nôn ói nhiều cần đi khám bác sĩ; sốt cao có thể uống hạ nhiệt paracetamol.

Không nên uống Tamiflu mà cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

Nếu em đến sân bay thì áp dụng các biện pháp phòng ngừa cá nhân như không ở lâu trong đám đông, cách xa những người có triệu chứng ho... Nếu không an tâm thì em có thể mang khẩu trang đúng cách.

Nếu trẻ em dưới 10t bị cúm có nguy hiểm ? Đeo khẩu trang có phòng chống cúm an toàn không? Quần áo virus có bám vào không? Vậy đeo khẩu trang giúp được gì?

Ngành Y Tế làm sao bảo vệ sức khỏe cho người dân đây? Khẩu trang lại sốt như sốt bất động sản. Người nghèo làm sao mua khẩu trang mỗi ngày được? (Nguyễn Ngọc Phương, 35 tuổi, phuonghsl@gmail.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH- TRƯỞNG KHOA NHIỄM BV Nhi đồng I

Trẻ dưới 10 tuổi không phải là đối tượng nguy cơ. Trẻ dưới 5 tuổi mới là đối tượng nguy cơ.

Khẩu trang chống cúm chỉ nên dùng cho nhân viên y tế hay người trực tiếp chăm sóc người mắc cúm.

Sốt khẩu trang là do chúng ta chưa hiểu sự cần thiết phải sử dụng. Nên nhiều người cùng lúc loại khẩu trang này chứ không phải lỗi của ngành y tế.

Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm H1N1 thì phải làm sao? Có uống được thuốc giống những người bình thường không? Có ảnh hưởng gi đến thai nhi không? Thời gian xét nghiệm H1N1 ở Việt Nam mất bao lâu?

Tôi đọc trên Vnexpress thấy nói nếu thai phụ trong vòng 48giờ kể từ khi có triệu chứng cúm H1N1 đầu tiên mà không được uống thuốc kháng virus thì sẽ tử vong, có đúng như vậy không? (Huỳnh Huy Anh Thư, 28 tuổi, bonniehuynh@yahoo.com)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Phụ nữ có thai là một trong những đồi tượng có nguy cơ cao vì vậy khi biết mang thai, phụ nữ cần chủ động phòng tránh bị nhiễm theo các khuyến cáo đã nêu.

Nếu có triệu chứng cúm nên đi khám tại các cơ sở điều trị và chắc chắn sẽ được xét nghiệm điều trị nếu dương tính. Nhưng không phải tất cả phụ nữ có thai đều tử vong. Cho tới nay đã có một phụ nữ có thai đã được điều trị khỏi tại BV nhiệt đới.

Ảnh hưởng của cúm H1N1 và thuốc Tamiflu trên thai nhi chưa có nhiều thông tin tuy nhiên vì cân nhắc với nguy cơ của người mẹ nên thuốc đã được khuyến cáo phải sử dụng.

Thời gian xét nghiệm là từ 6 đến 8 giờ nhưng trên thực tế khoảng 24 giờ tùy theo thời điểm nhận bệnh phẩm.

Còn con đường nào lây bệnh cúm H1N1 nào khác ngoài con đường hô hấp không ạ? Thực sự cháu cảm thấy dường như mọi người không coi đây là 1 đại dịcH, nhiều người còn rất chủ quan do chưa có người nào bị tử vong.

Nhà nước đã có việc làm gì để tuyên truyền về tác hại của bệnh này chưa? Xà phòng có tác dụng khoảng bao nhiêu % trong việc phòng tránh bệnh này ạ?

Và câu hỏi cuối cùng sử dụng loại khẩu trang nào cho phù hợp và có được dùng nhiều lần không?vì trên thị trương có rất nhiều loại khẩu trang! (Lê Đức Duy, 18 tuổi, duymat_mk@yahoo.com)

BS NGUYỄN ĐẮC THỌ- PGĐ TT Ytế dự phòng TP.HCM

Hiện nay chúng ta chỉ biết được virus gây bệnh cúm A/H1N1 giống như những loại virus gây bệnh cúm thông thường khác. Lây bệnh qua những con đường khác thì đang được tìm hiểu thêm. Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rằng chỉ lây bệnh qua đường tiếp xúc trong mùa dịch cúm kéo dài 3-4 tháng, có thể lây cho 30% dân số .

Tỉ lệ tử vong của bệnh cúm A/H1N1 hiện nay chỉ ở dưới 0.3% Tỉ lệ này là rất thấp so với nhiều bệnh truyền nhễm nguy hiểm khác như sốt xuất huyết,... tỉ lệ này cũng tương đương với bệnh cúm theo mùa thông thường đã xuất hiện gần 100 năm qua.

Virus cúm rất dễ chết ở môi trường bên ngoài với nhiệt độ và ánh sáng thông thường, trên bề mặt môi trường virus có thể tồn tại từ 2-8h.

Xà phòng tiệt trùng dùng trong rửa tay có thể diệt được virus cúm.

Khẩu trang y tế chỉ được sử dụng khi vào trong môi trường có người bệnh hiện diện. Khi vào nơi đó thì mới đeo, khi ra khỏi thì vất bỏ ngay vào thùng rác và rửa tay ngay, không được sử dụng lại, không mang khẩu trang đó đi khắp nơi nhất là đem về nhà.

Khẩu trang được bán ở hiệu thuốc là loại khẩu trang thông thường bằng giấy 3 lớp.

Còn có những loại khẩu trang khác chỉ dùng cho nhân viên y tế khi làm những thủ thuật với bệnh nhân có thể dẫn đến việc bệnh nhân ho, khạc gây nhiễm bẩn 1 số lượng virus lớn nên phải dùng lọai khẩu trang N95. Mọi người không cần thiết phải dùng loại này vì rất đắt tiền và nếu sử dụng trong sinh hoạt như vậy là không đúng chỉ định.

Cháu xin hỏi khi mắc bệnh cúm A/H1N1 thì có biểu hiện gì? Làm gì khi nghi ngờ mình bị bệnh? Tiếp xúc hàng ngày với người thân có dễ dàng lây lan sang cho họ không? Và khi có kết quả xét nghiệm mà mình bệnh thì có nhất thiết phải tới nơi cách ly không? Cách ly tại nhà được không? Cảm ơn Bác sỹ đã quan tâm trả lời Cháu. (Phạm Thị Nguyệt Mai, 24 tuổi, mai.phamthinguyet@yahoo.com.vn)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH - trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Biểu hiện cúm A/H1N1 tương tự như bệnh cảm cúm khác. Khi nghi ngờ mắc bệnh nên đến cơ sở y tế địa phương để xác định xem có khả năng mắc bệnh không. Tiếp xúc với người thân không thể mắc bệnh nếu người thân đó không mắc bệnh. Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính thì hiện nay cần cách ly để điều trị, tuy nhiên sắp tới đây có thể chỉ cần cách ly và theo dõi ở cơ sở y tế địa phương hay tại nhà.

Tôi mua khẩu trang bình thường cho con tôi mang khi đi đường vậy có ngừa cúm được không? (thu anh, 33 tuổi, hoatigon.ttkh@yahoo.com.vn)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Khẩu trang thông thường thì nên đeo theo thói quen. Không cần thiết phải thay khẩu trang chuyên dụng chống cúm khi sinh hoạt hay đi lại. Chỉ sử dụng khẩu trang này khi tiếp xúc gần với bệnh nhân cúm.

Con tôi (học sinh trường NK về nhà 23/7), bị sốt và được cách ly tại bệnh viện tỉnh hôm CN (26/7), có kết quả dương tính H1N1 hôm thứ 3(28/7). Đến thời điểm hiện tại là thứ 5 (sau 5 ngày con tôi được cách ly) gia đình tôi còn lại 3 người chưa có ai có dấu hiệu bệnh (đã được uống tammiflu hôm tối thứ 3).

Vậy 3 người trong gia đình tôi có khả năng nhiễm bệnh không? Tôi có tiếp xúc với đồng nghiệp cơ quan vào thời gian từ CN đến thứ 3 (trước khi con tôi có kết quả ). Vậy khả năng họ có nhiễm bệnh không? Khả năng lây bệnh chỉ xảy ra 1 ngày trước khi phát bệnh có đúng không? (Nguyễn Lâm, 42 tuổi, liemngthanh@gmail.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH -trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Khi tiếp xúc với người mắc bệnh mà áp dụng những biện pháp phòng ngừa cơ bản và có uống thuốc ngừa thì khả năng mắc bệnh rất thấp. Tuy nhiên cần theo dõi nếu có sốt trong vòng 7 ngày say khi tiếp xúc thì nên đến cơ sở y tế để tham vấn.

Việc anh tiếp xúc với đồng nghiệp cơ quan thì bản thân anh nên mang khẩu trang và anh đã uống thuốc ngừa nên khả năng lây cho người khác rất thấp.

* Cho em hỏi: vợ em bị sốt từ hôm thứ 7, thứ 2 có đi khám tại bẹnh viện quận 1, bs yêu cầu xét nghiệm nhưng qua pasteur thì đã trể giờ. hiện nay vợ em đã hết sốt, vẫn còn ho, người bị xây xẩm, vậy hỏi vợ em có nguy cơ bị nhiễm H1N1 không????? (dương quốc trường, 25 tuổi, duongquoc2002@yahoo.com)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Cũng có khả năng vợ anh bị cúm H1N1 nhưng thể nhẹ và đang hồi phục. Như vậy không cần phải xét nghiệm và trong vài ngày tới sẽ hoàn toàn bình phục.

Gần tới ngày tựu trường, con tôi 4 tuổi, tôi có nên cho nó đến lớp học cùng các bạn không khi mà dịch cúm đã xảy ra trong công đồng. Tôi đã đọc kỹ các triệu chứng cúm H1N1, nhưng cũng không an tâm xin bác sĩ tư vấn giùm tôi. Chân thành cám ơn (Nguyễn Thị Mỹ Phương, 30 tuổi, chicuctravinh)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH -Trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Vẫn nên cho trẻ đi học và theo dõi các hướng dẫn của trường. Khi dịch cúm xãy ra trong cộng đồng thì biện pháp phòng ngừa là biện pháp phòng ngừa chung cho các bệnh lây theo đường hô hấp như đã nói trên.

Trước đại dịch H1N1 đang hoành hành thì có biện pháp nào phòng ngừa tích cực hơn việc đeo khẩu trang? (theo tôi biết đeo khẩu trang chỉ hạn chế).

Và hiện nay có loại thuốc nào để uống hoặc tiêm ngừa hay chưa? Tôi e rằng chúng ta đứng trước tình trạng cứ phòng ngừa đi rồi khi lây nhiễm mới chữa bệnh. (Hồ Xuân Ước, 24 tuổi, hoxuanuoc@gmail.com)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Đúng là mang khẩu trang không phải là biện pháp duy nhất để phòng ngừa cúm mà phải kết hợp với các biện pháp khác như rửa tay thường xuyên, khi ho phải che miệng, bỏ thói quen đưa tay chạm vào vùng mặt sẽ dễ gây nhiễm cúm. Ngoài ra, có thể sử dụng vacxin nhưng hiện nay chưa có.

Tóm lại, có 2 nguyên tắc. khi chưa bị nhiễm thì tránh để bị nhiễm; khi đã bị nhiễm thì tránh làm lây lan cho người khác. Đây là một bệnh có thể tự hồi phục mà không cần điều trị đặc hiệu nếu không có những biểu hiện biến chứng nặng.

Trước dịch cúm H1N1 đang bùng phát mà con tôi vẫn thích đi bơi ,tôi có nên cho con tôi đi bơi ở hồ bơi hay đi tắm biển không? Hiện con tôi đang học ở truờng quốc tế Việt Úc nơi có môi trường tiếp xúc với người nước ngoài, mà nhà trường lại bắt đầu nhập học vào ngày 7/8/2009, liệu tôi nên cho con nhập học bình thường hay cho con nghỉ? (nguyễn hiền, 35 tuổi, manager@visstar.com.vn)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH -trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Hồ bơi hay bãi biển không phải là nơi nguy cơ cao lây cúm. Không phải tất cả người nước ngoài đều có mang virut cúm, chỉ những người có tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc đang mắc bệnh cúm A/H1N1 mới có thể phát tán Virut ra môi trường xung quanh.

Cúm AH1N1 xảy ra đối với trẻ em có bệnh viêm xoang mãn tính có tăng mức độ nguy hiểm hơn đối với trẻ không có bệnh này không? Khi các trẻ này có biểu hiện ho, hắt hơi, sổ mũi có phải đưa ngay vào bệnh viện không? cách chăm sóc trẻ khi nhiễm cúm. (Bùi Thị Kim Thanh, 53 tuổi tuổi, buithi kim thanh @dtqg.gov.vn)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH - trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng I

Không cần thiết phải đến bệnh viện ngay khi trẻ có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi mà chỉ nên điều trị như trước khi có dịch cúm. Chỉ nghĩ đến cúm khi trẻ có tiép xúc gần với người mắc bệnh cúm.

Em nho di hoc can bien phap gi de tranh dich cum AH1N1 (le thanh binh, 41 tuổi, 0989011967)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH -

Cũng giống như những biện pháp phòng ngừa thông thường, tuy nhiên trẻ em cần phải giáo dục nhiều hơn mới hiểu được biện pháp phòng ngừa này.

- Xin BS cho biết thêm về đặc điểm và sự phát triển của virus cúm A/H1N1? - Những dấu hiệu nhận biết bệnh? Dấu hiệu để phân biệt với những loại bệnh khác có triệu chứng gần giống? - Tại sao dẫn đến tử vong? - Xét nghiệm có phải là việc cần làm đầu tiên khi ho, sốt, đau họng? Xét nghiệm ở đâu? - Trẻ em bị cúm nguy hiểm hơn như thế nào? Cho trẻ ở nhà hay đi học? - (hoaphuong, 41 tuổi, congtruonghoaphuong@gmail.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH - trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Lâm sàng không thể phân biệt với bệnh khác, muốn phân biệt phải có xét nghiệm.

Tử vong xảy ra là do biến chứng viêm phổi và thường gặp ở những đối tượng nguy cơ. Không cần thiết phải xét nghiệm khi sốt và đau họng chỉ nên xét nghiệm khi có tiếp xúc gần với người xác định mắc bệnh.

Trẻ vẫn có thể đi học nếu trường không phải là khu vực có nguy cơ mắc cúm.

Cả gia đình em đều có dấu hiệu ho, đau họng, nhức đầu nhưng không sốt . Như vậy có cần đi xét nghiệm cúm Ah1N1 không. Em đang sống ở Bình Dương (Nguyễn Thị Mỹ Dung, 26 tuổi, mydung19842002@yahoo.com)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Dấu hiệu ho, nhức đầu cũng nằm trong những triệu chứng của bệnh cúm A/H1N1, nếu gia đình em không có ai có những yếu tố nguy cơ cao như trẻ em dười 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ có thai, có bệnh mãn tính đi kèm hay béo phì thì không cần phải xét nghiệm. Bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 7 ngày.

Nếu có các triệu chứng nặng như tức ngực, khó thở, nôn ói nhiều, co giật thì phải đến bệnh viện.

Thưa bác sĩ, hiện nay nước ta có quá nhiều ca nhiễm cúm H1N1, tốc độ lây lan quá nhanh, nếu xảy ra đại dịch thì liệu nước ta có đủ trang thiết bị để phục vụ cho việc chữa trị không? Em thấy các nước khác tỷ lệ tỷ vong khá cao nhưng nước mình chưa co ca nào tử vong hay là do mình giấu kín không cho người dân biết, sợ họ hoang mang. tôi đang làm việc cho một công ty nước ngoài thương xuyên tiếp xúc với những người nước ngoài ,nguy cơ mắc bệnh rất cao vậy tôi phải làm gì để phòng tránh? (hung, 26 tuổi, cuop_bien_08@yahoo.com)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Đúng thật là chưa có ca tử vong chứ không phải che giấu thông tin vì đa số bệnh nhân đều ở thể nhẹ. Hiện nay bệnh đã lây lan trong cộng đồng ở khu vực TP.HCM nên tiếp xúc với người nước ngoài hay trong nước đều như nhau.

Bạn cần áp dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân để phòng chống cúm như rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho, tránh xa những đám đông khi không cần thiết...

H1N1 đã có từ rất lâu, tại sao bây giờ quay lại được? Nguyên nhân từ đâu? Lúc đó loài người đã làm gì để khống chế nó? Bây giờ chúng ta có thể vận dụng lại được điều này không?

Tại sao đến lúc này loài người chúng ta mới bắt tay vào nghiên cứu để điều chế vacxin trong khi virut nay đã có từ khá lâu?Đến 1 lúc nào đó loài người chúng ta bị hủy diệt không bởi loại virut này? (nhật ngân, 28 tuổi, mydream003600@yahoo.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Đúng là H1N1 đã có từ lâu nhưng H1N1 năm 2009 không giống với H1N1 cũ thường xuất hiện theo mùa, hiện nay thế giới cũng có Vacxin ngừa H1N1 cũ.

H1N1/2009 có nhiều cấu trúc gen khác với H1N1 cũ nên tổ chức y tế các nước mới theo dõi sát số ca và diễn biến của bệnh mới có thể dự đoán được chắc chắn tính lây lan và độc lực của Virut này và việc điều chế Vacxin chống H1N1/2009 cần phải có thời gian vì phải thực hiện nhiều nghiên cứu để bảo đảm tính an toàn của Vacxin trên cơ thể người.

Khẩu trang bình thường mua ngoài chợ có giúp ngăn cúm H1N1? Nếu muốn mua khẩu trang y tế thì phải mua ở đâu? Nó có thể sử dụng nhiều lần hay giật phơi khô rồi sử dụng lại ? (Văn Thị Thuý, 32 tuổi, vanthithuy@sisvietnam.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH - TRƯỞNG KHOA NHIỄM BV Nhi đồng I

Khẩu trang y tế chuyên phòng chống cúm chỉ nên sử dụng 1 lần vì khi mang khẩu trang này và tiếp xúc gần với người mắc bệnh thì virut có thể bám ở mặt ngoài của khâu trang, do đó khi mở khẩu trang ra thì phải bỏ ngay khẩu trang và rửa tay ngay.

Hiện tôi đang sống và làm việc tại Hà Nội. Thông thường tôi hay đi bơi ở một bể bơi ngoài trời sau giờ làm việc. 1. Việc đi bơi ở bể bơi ngoài trời có nhiều nguy cơ bị lây nhiễm H1N1 không? 2. Xin cho biết một số biện pháp tự chữa trị tại nhà nếu phát hiện bị cúm H1N1 và hiện nay các loại thuốc nào có thể chữa được cúm H1N1 ngoài Tamiflu? Xin cảm ơn! Trân trọng kính chào. Nguyễn Thị Mỹ Linh (Nguyen Thi My Linh, 30 tuổi, baby_lotus@yahoo.com)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Đi bơi ở bể bơi ngoài trời, ngoài những nguy cơ tương tự như đi ngoài đường còn có thể có nguy cơ do người bị cúm tắm chung bể.

Có thể điều trị ở nhà những trường hợp cúm nhẹ bằng cách nghỉ ngơi trong phòng riêng hay một khu cách biệt trong nhà; uống nhiều nước các loại, tránh tiếp xúc càng nhiều càng tốt với những người xung quanh.

Khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Nếu xuất hiện những triệu chứng nặng như khó thở, tức ngực, nôn ói nhiều, co giật hay sốt trở lại sau khi đã hết sốt thì phải đến khám bác sĩ. Không tự uống Tamiflu mà không có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài Tamiflu, còn có thuốc Zanamivir có thể diệt virut

Bác sĩ cho em hỏi, mức nguy hại đến thai phụ và thai nhi như thế nào nếu chẳng may nhiễm cúm H1N1? Đối với thai 28 tuần tuổi mức nguy hại có giảm hơn không? (Phuong, 28 tuổi, hongphuong251982@yahoo.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH - trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Đối với phụ nữ mang thai không riêng gì Virut cúm có nhiều loại Virut khác ảnh hương đến thai nhi nhất là giai đoạn trước 3 tháng của thai kỳ.

Thưa Bác Sĩ cháu có câu hỏi muốn đặt ra liệu bác sĩ có thể vận động các trường học đeo khẩu trang được không ạ ? Bởi vì vô trong trường chẳng lẽ một mình cháu bịt khẩu trang, ai cũng nghĩ cháu bị thần kinh. Mong bác sĩ trả lời cho cháu biết ạ (Phạm King Bony, 16 tuổi, bony451@yahoo.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH trưởng khoa nhiêm BV Nhi đồng I

Mang khẩu trang thông thường thì tốt cho bản thân và cho cộng đồng, tuy nhiên nếu ở trong môi trường mà không có người nào mắc bệnh cúm và môi trường thông thoáng thì không cần thiết phải mang khẩu trang thường xuyên.

Tôi đang làm việc tại 1 siêu thị lớn ở quận 10 hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều người, vì tính chất công việc nên không thể đeo khẩu trang để làm việc được vậy xin hỏi cách nào tốt nhất để phòng tránh bị lây nhiễm ?

Và khi phát hiện ra mình hoặc đồng nghiệp có triệu chứng thì phải đến khám ở đâu hoặc gọi đến số điện thoại nào để được tư vấn chính xác nhất , xin cảm ơn. (võ quốc cường, 43 tuổi, qc70la@yahoo.com)

BS NGUYỄN ĐẮC THỌ - PGĐ Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM

Khẩu trang y tế chỉ được dùng khi tiếp xúc với người bệnh.

Bạn đang làm việc và tiếp xúc với nhiều người việc đeo khẩu trang rất bất tiện điều đó là thực tế, nếu có đeo khẩu trang trong lúc tiếp xúc thì rất khó để thực hiện đúng những điều khi mang khẩu trang VD như bạn đưa tay vào mặt ngoài khẩu trang thì bạn phải rửa tay hơn nữa trong làm việc khẩu trang sẽ bị ướt, bạn sẽ phải thay khẩu trang vì những điều đó tổ chức y tế thế giới không khuyến cáo dùng khẩu trang trong những trường hợp nêu trên là biện pháp phòng bệnh cá nhân.

Để phòng bệnh do tiếp xúc với nhiều người trong làm việc:

-Thường xuyên rửa tay với dung dịch sát khuẩn nhanh trong lúc làm việc

-Các bề mặt chung quanh nơi bạn làm việc phải được lau chùi bằng chất khử trùng hoặc alcol.

-Bố trí nơi làm việc để giữ khoảng cách xa trên 1m khi tiếp xúc với mọi người

-Có khuyến cáo mọi người khi có những biểu hiện cảm cúm như sốt ho đau họng,... thì không nên đến nơi đông người, được phổ biến trước nơi công cộng.

Khi phát hiện nơi làm việc của bạn có người nghi ngờ bị cúm, bạn hãy báo cho người có trách nhiệm, nơi làm việc được tạm dừng người bệnh cần đưa ngay đến một nơi khác (phòng trống, thoáng khí) và người bệnh phải đeo khẩu trang. Người đi cùng người bệnh cũng phải đeo khẩu trang. Nếu bệnh nặng thì phải đưa đi bệnh viện ngay.

Thông báo với y tế địa phương để đến điều tra xử lý.

Điều quan trọng là phải ổn định trật tự, không hốt hoảng.

Những người còn lại cần phải ra khỏi nơi làm việc và bố trí ở một phòng khác rộng rãi thoáng khí để không có sự tiếp xúc gần với mọi người.

Môi trường nơi làm việc đó phải được khử khuẩn. Nếu được khử khuẩn đúng cách 30 phút sau có thể vào làm việc như bình thường.

Về số điện thoại cơ quan cần phải biết trước số điện thoại của y tế nơi cơ quan làm việc để khi có bệnh có thể liên lạc ngay.

xin cho toi hoi, loai khau trang bang vai binh thuong co ngan duoc virut gay benh H1N1 khong? (Anh Thu, 23 tuổi, khong co)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH - Trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Khẩu trang vải thông thường bằng vải không ngăn ngừa virut cúm nhưng không cần thiết phải mang thường xuyên khẩu trang chống cúm trong sinh hoạt hằng ngày, chỉ nên mang khẩu trang này khi nghĩ là tiếp xúc gần với người mắc bệnh.

Trong môi trường thiên nhiên virus H1N1 tồn tại bao lâu? Nhiệt độ nào thì virus H1N1 chết? (Tuấn, 44 tuổi, huyminh1@gmail.com)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Virut cúm AH1N1 tồn tại trong thiên nhiên tùy thuộc vào khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm... thông thường trên các bề mặt như bàn ghế thì virut tồn tại từ 2 đếng 8 giờ. Trong những điều kiện khác virut có thể tồn tại lâu hơn. Trên 70 độ thì virut không còn tòn tại.

Xét nghiệm có phải là việc cần làm đầu tiên khi ho, sốt, đau họng? Xét nghiệm ở đâu? (Mai, 36 tuổi, mainguyen_thithanh@yahoo.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH - trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Xét nghiệm không phải là việc đầu tiên cần làm khi ho, sốt, đau họng, vì có rất nhiều bệnh gây ra triệu chứng này. Nếu không có tiếp xúc gần với người mắc bệnh cúm A/H1N1/2009 thì không cần thiết phải suy nghĩ xem mình có mắc bệnh cúm A/H1N1/2009 hay không.

Đã có thuốc phòng và chữa bệnh cúm A/H1N1 tại Việt Nam chưa? Trẻ em bị bệnh nguy hiểm hơn như thế nào thưa Bác Sỹ? (Nguyễn Thị Thu Thủy, 1980 tuổi, thuthuy190380@gmail.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH - Trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Thuốc điều trị cúm hiện nay còn tác dụng rất tốt nhưng chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vacxin phòng cúm thông thường thì có và thay đổi mỗi năm. Vacxin phòng cúm H1N1-2009 hiện nay chưa có.

* Tôi thấy mấy ngày gần đây có rất nhiều lời khuyên của giới y học, nhưng càng nghe càng thấy mâu thuẫn nhau. Không biết nghe thông tin từ nguồn nào cho chính xác. Lúc khuyên thế này lúc khuyên thế khác. Ngay cả những trí thức cũng hoang mang không biết làm gì. Vậy những người dân thường họ phải làm gì với những thông tin không nhất quáng và không được chính thức công nhân. Phải có những lời nào chắc chắn để trấn an người dân chứ. Không thể cứ nói mập mờ về thông tin phòng bệnh và điều trị như vậy là không được. Hay cả các bác sĩ cũng không biết mình phải làm gi? Đó là vấn đề sức khỏe và sinh mạng của con người. (hoanghiep, 22 tuổi, hoanghiepktv_qtm@yahoo.com)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Đúng là gần đây có rất nhiều thông tin về cúm A/H1N1 và đôi khi mâu thuẫn nhau. Tốt nhất là theo các khuyến cáo của Bộ hay Sở y tế hoặc các bệnh viện chuyên khoa như BV nhiệt đới, BV nhi đồng 1,2, BV Phạm Ngọc Thạch hay Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM.

1. Doanh nghiệp phải làm gì để phòng lây lan H1N1 trong công ty? 2. Trường hợp dùng chung xe đưa rước công nhân, nếu có 1 người phát hiện thân nhiệt cao hơn 38 độ C, chúng tôi phải làm gì trong trường hợp này. Nếu sau khi xét nghiệm, người này bị nhiễm H1N1, vậy chúng tôi phải làm gì?

3. Nếu chúng tôi cần phun thuốc khử trùng, chúng tôi sẽ phải liên lạc với ai, theo địa chỉ nào? 4. Trong công ty, mọi người đều sử dụng căn tin để ăn trưa, ăn tối. Chúng tôi phải làm gì để phòng tránh lây lan H1N1? (Bùi Đan Trường, 32 tuổi, dantruong79@gmail.com)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

1. Thường xuyên vệ sinh hàng ngày bằng nước và xà phòng, giữ không khí thông thoáng, thường xuyên vệ sinh máy lạnh nếu có sử dụng.

2. Trường hợp xe đưa rước công nhân có người bệnh cần vệ sinh xe lau chùi bằng nước xà phòng.

3. Những người khác cần được theo dõi trong vòng 7 ngày nếu có triệu chứng giống cúm thì đến các cơ sở y tế để khám.

4. Trong căn tin cũng áp dụng các biện pháp chung như nói trên. các dụng cụ ăn uống chén bát đũa cần được rửa xà phòng, phơi khô sau khi sử dụng.

Mất bao lâu mới có được kết quả xét nghiệm H1N1? Vì sao ngay sau khi công bố ổ dịch tại trường DL Nguyễn Khuyến 1 ngày, tôi đã thấy vài học sinh trường NK đang đi lang thang ngoài bến xe mà không hề đeo khẩu trang? (Văn Hiển, 25 tuổi, vanhientn@gmail.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Kết quả xét nghiệm thường có sau 24 giờ, việc xảy ra ở trường Nguyễn Khuyến là do quy định của ngành giáo dục. Tuy nhiên không phải đi ngang trường hay đi ngang người nghi ngờ mắc bệnh là có thể mắc bệnh, bệnh này chỉ lây khi tiếp xúc gần.

Vệ sinh trong nhà ở như thế nào để phòng được cúm A/H1N1? (Nguyễn Thanh Hùng Hai, 43 tuổi, hunghai711173@yahoo.com)

BS NGUYỄN ĐẮC THỌ- PGĐ TT Ytế dự phòng TP.HCM

Để phòng bệnh cho gia đình, các thành viên trong gia đình cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Mỗi thành viên trong gia đình cần phải thực hiện vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay, che miệng mũi khi ho, hắt hơi. Theo dõi thường xuyên sức khỏe nếu có biểu hiện bệnh thì phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

2.Vệ sinh nhà cửa mỗi ngày bằng nước và xà phòng: sàn nhà, vật dụng đồ đạc, nhà vệ sinh nhất là những nơi những vật thường hay có tiếp xúc bởi bàn tay.

3. Khử khuẩn mỗi tuần nhà cửa và đồ đạc. Chất khử khuẩn có thể là: nước javel nồng độ cần dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thông thường sử dụng là 0.1% (1 phần nước + 49 phần javel).

Những vật dụng bằng kim loại , đồ chơi của trẻ có thể dùng alcol để lau chùi .

4. Khử khuẩn cũng giống như làm vệ sinh mỗi ngày chỉ thay thế xà phòng bằng chất khử khuẩn. Phương cách khử khuẩn là lau chùi bằng cây lau hoặc khăn đã nhúng vào dung dịch chất khử trùng. Sau khi đã lau chùi 10 - 20 phút sau lau lại bằng nước sạch và lau khô.

Xin cho tôi được hỏi các bác sĩ một số vấn đề về bệnh cúm A/H1N1 như sau: 1. Những dấu hiệu để nhận biết bệnh? Dấu hiệu nào để phân biệt được với bệnh cúm thông thường? 2. Các biến chứng của bệnh cúm A/H1N1? 3. Hiện nay Việt Nam có đảm bảo được lượng thuốc điều trị cho người dân không? Xin chân thành cảm ơn các bác sĩ. (Đặng thị Ngọc Anh, 37 tuổi, ngocanhcc1@yahoo.com.vn)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Dấu hiệu bệnh cúm A/H1N1 cũng giống như cúm thông thường gồm sốt, ho sổ mũi, đau nhức thân mình. Nặng hơn thì bị viêm phổi, suy hô hấp.

Biến chứng là viêm phổi bội nhiễm do vi trùng, viêm cơ tim, biến chứng thần kinh như co giật, viêm não.

Bộ y tế cho biết có đủ lượng thuốc Tamiflu để điều trị cho bệnh nhân

Tôi có đọc cách nhận biết và phòng ngừa lây nhiễm cúm A H1N1 của TS BS Trần Tịnh Hiền (BV Bệnh Nhiệt Đới), tôi thấy những triệu chứng của tôi rất giống với những gì BS nêu. Hô qua tôi đi khám tại BV Tân Bình, sau khi hỏi những triệu chứng của tôi như: Sổ mũi liên tục, nhức đầu, choáng váng, tối ngủ các cơ chân tay rất mỏi, cổ họng đau... thì BS cho tôi đi chụp XQuang và kết luận tôi bị viêm xoang.

Thật sự tôi nghi ngờ mình bị cúm và muốn biết kết quả vì tôi cần có sự phòng bệnh cho chính mình, bạn bè trong lớp học và đồng nghiệp trong Công ty tôi, thì tôi phải thực hiện việc xét nghiệm này ở đâu. Chi phí có tốn kém không? CÓ được miễn phí hay không?.... Xin cảm ơn và trân trọng. (Kelvin Nguyen, 26 tuổi, quannguyen2u@yahoo.com)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Nếu các triệu chứng của bạn mới xuất hiện trong vòng 1 tuần nay thì có khả năng bạn bị nhiễm cúm. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu nặng như tức ngực, khó thở, nôn ói nhiều hay sốt cao thì có thể tái khám tại BV Tân Bình.

Nhớ đem theo các hồ sơ bệnh án cũ. Triệu chứng cúm sẽ biến đi sau khoảng một tuần; viêm xoang thì kéo dài hơn. Tốt nhất là nên nghỉ ở nhà cho đến khi hết triệu chứng rồi hãy đi làm lại.

Làm cách nào để phòng chống cúm H1N1 cho trẻ nhỏ khi trẻ liên tục đưa tay vào miệng và không thể dùng khẩu trang cho trẻ? Nếu chẳng may mẹ nhiễm bệnh thì có cho bé bú tiếp được không và trong trường hợp đó nên phòng tránh cho bé thế nào? (Thu Phương, 33 tuổi, phuongsoc@gmail.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng I

Trẻ nhỏ là một đối tượng rất khó phòng ngừa vì các em không có ý thức do đó chỉ có thường xuyên nhắc nhở mẹ bị nhiễm bệnh sẽ lây cho con qua đường hô hấp nên không cần thiết phải ngưng uống sữa mà phải mang khẩu trang khi chăm sóc trẻ.

Chúng tôi cần phải làm gì nếu trong gia đình có người nhiễm bệnh? Cho tôi biết triệu chứng cua bệnh cúm A/H1N1 và nghi ngờ có trieu chứng tương tự? (nguyen thi minh, 43 tuổi, minhnguyenchf@yahoo.com.vn)

BS NGUYỄN ĐẮC THỌ - PGĐ TT Ytế dự phòng TP.HCM

Triệu chứng của bệnh cúm A/H1N1 cũng giống như bệnh cúm thông thường theo mùa: sốt trên 38 độ, ho, đau họng, chảy nước mũi, nhức đầu, đau cơ,... Bạn có thể nhận biết được những triệu chứng này và trong gia đình bạn nếu đã có người mắc bệnh cúm A/H1N1, những người sau nếu có triệu chứng như trên thì rất nghi ngờ là mắc bệnh cúm.

Để phòng bệnh lây bệnh cho mọi người:

Người bệnh cần được cách ly vào phòng riêng.

Hạn chế không nên tiếp xúc với người bệnh nếu cần tiếp xúc phải đứng cách xa 2m và người bệnh phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng nước xà phòng.

Chỉ nên bố trí 1 người chăm sóc người bệnh. Người chăm sóc phải đeo khẩu trang và rửa tay ngay sau khi chăm sóc. Người chăm sóc cũng phải theo dõi sức khỏe của mình. Nếu có xuất hiện những triệu chứng như trên là đã bị lây bịnh.

Những đồ dùng cho bệnh nhân như chén dĩa cần phải rửa sạch bằng nước nóng + xà phòng và lau khô.

Vật dụng như: khăn giấy khẩu trang dùng cho bệnh nhân phải bỏ vào ngay thùng rác có nắp đậy.

Phòng ốc nơi bệnh nhân nằm phải được vệ sinh và khử khuẩn mỗi ngày.

Điều lưu ý là: trẻ em, người có thai, người lớn tuổi mắc bệnh mãn tính không nên tiếp xúc với người bệnh trong nhà .

Người bệnh phải theo dõi sức khỏe để đi đến bệnh viện ngay

Theo báo chí nước ngoài, biến chứng của cúm A làm tổn hại thần kinh trẻ, có đúng không? Làm sao biết những tổn hại đó? Khi cúm có kèm theo tiêu chảy không? Trẻ bị cúm A bao nhiêu ngày sẽ khỏi

BS TRƯƠNG HỮU KHANH- TRƯỞNG KHOA NHIỄM BV Nhi đồng I

Hiện nay các trẻ mắc cúm H1N1 ở Việt Nam chưa có trẻ nào có tổn thương thần kinh, chỉ có nhân viên y tế mới nhận biết được có tổn thương thần kinh. Trẻ cúm có thể bị tiêu chảy, trẻ thường khỏi bệnh từ 5 đến 7 ngày nếu không có biến chứng.

Trẻ có uống vitamin C phòng cúm như người lớn được không/ Liều dùng cho trẻ 2,5 tuổi như thế nào? Trả có tiền sử hô hấp hen suyễn...có dễ nhiễm cúm hơn không? (mai trinh)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH -Trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Vitamin C không thể phòng ngừa cúm nếu chỉ uống Vitamin C. Mà phải dùng các biện pháp phòng ngừa chung. Trẻ mắc bệnh phổi mãn tính là yếu tố nguy cơ khi mắc cúm sẽ nặng hơn chư không dễ mắc cúm hơn.

Thưa Bác sĩ! Với sự lây lan như hiện nay, thật sự khi mình đang nói chuyện với những người mới bị Bệnh H1N1 minh vẫn không biết. Vậy Bác sĩ có nghĩ rằng đến một ngày đẹp trời nào đó H1N1 nó sẽ đến với bản thân của 3 BS và đến với tất cả mọi người. (Thoại, 33 tuổi, nguyenhuuthoailasec@yahoo.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH:

Khi bệnh xuất hiện nhiều thì ai cũng có khả năng mắc bệnh, không riêng gì bác sĩ hay nhân viên y tế. Do đó ai cũng cần có ý thức phòng ngừa cho bản thân và cho cộng đồng thì cái ngày đẹp trời này mới không đến.

Các bác cho em biết thông tin về cúm A/H1N1, triệu chứng đầu tiên phất bệnh A/H1N1 là gì. Em đang bệnh thiếu máu cơ tim và sạn thận thì cấp độ nguy hiểm đối với em như thế nào và em cần đến bệnh viện nào thì chữa trị tôt nhất. (Trần Văn Thuận, 28 tuổi, thuantv.iq@gmail.com)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Em có bệnh tim và thận sẵn nên thuộc nhóm có nguy cơ cao hơn người bình thường. nếu có triệu chứng giống cúm như ho, sốt sổ mũi thì nên đến bệnh viện quận, huyện để khám. Nhớ trình bày với bác sĩ về những bệnh đang có.

Em dang mang thai tuan thu 16, benh vien tinh Binh Phuoc chua du kha nang de xet nghiem neu bi nhiem cum H1N1 thi phai xu ly nhu the nao de dam bao suc khoe cho 2 me con. xin bac sy cho biet cum H1N1 co the lay qua thai nhi khong? va muc do lay nhu the nao? (Vũ Thị Quế, 26 tuổi, mattroimoc105)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Phụ nữ có thai thuộc diện có nguy cơ khi mắc bệnh cúm do đó cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Bác sĩ sẽ xét nghiệm cho chị (gửi bệnh phẩm về Viện Pasteur TP.HCM). Nếu xác định nhiễm cúm cần được điều trị sớm.

Tác động của thuốc Tamiflu và thai nhi hiện nay chưa được biết rõ vì trước đây thuốc không được sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Hiện nay tôi đang mang thai được 5 tuần, đứng trước nguy cơ dịch cúm lan rộng như hiện nay, tôi cần phải bảo vệ mình như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn (Lê Thị Hồng Lan, 27 tuổi, l_h_lan@yahoo.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH:

Mang thai 5 tuần nghĩa là dưới 3 tháng có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến thai khi tiếp xúc với nhiều bệnh khác chứ không riêng gì bệnh cúm này, do đó cần phải áp dụng những biện pháp phòng ngừa chung cho bệnh lây theo đường hô hấp.

BS cho em hỏi em có đứa em đang bị nhiễm H1N1 và đang điều trị tại BV Chợ Rẫy. Trước khi vào viện em và em của em ở chung 1 nơi. Em của em vào viện dã được 3 ngày rồi.

Trong thời gian này em bị hắt hơi sổ mũi, nhưng không sốt. Bây giờ vẫn bị sổ mũi, nhiều lúc thấy mệt và hơi đau đầu. Vậy bs cho em hỏi em có bị nhiễm bệnh chưa ạ? (Tuấn Mạnh, 20 tuổi, samacduoidaiduong@gmail.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH:

Nếu bạn tiếp xúc với em bạn (người bị nhiễm) trong vòng 7 ngày mà bạn có biểu hiện như trên thì cần thiết phải đến cơ sở y tế còn nếu quá 7 ngày thì không cần thiết chỉ cần điều trị như mọi khi.

* Tai sao dich cum lai lan nhanh nhu vay? em la sinh vien cho em biet cach phong chong tot nhat ? (nam, 25 tuổi, philip_nam@zing.vn)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Virut A/H1N1 là một virut cúm mới hoàn toàn nên con người chưa có miễn dịch. Đó là lý do chính tại sao cúm lại lan nhanh. Trong quá khứ, cứ mỗi lần xuất hiện một virut cúm mới là có đại dịch như năm 1918 virut H1N1 gây đại dịch cúm Tây Ban Nha, năm 1957 virut cúm H2N2 gây đại dịch cúm Á châu và năm 1968 virut mới H3N2 gây đại dịch cúm Hông Kong với nhiều triệu người tử vong trong mỡi đại dịch.

Em là sinh viên, để phòng nhiễm bệnh cần sinh hoạt có giờ giấc, giữ gìn sức khỏe thực hiện các biện pháp vệ sinh đang được khuyến cáo như rửa tay, che miệng khi ho, tránh tụ tập chỗ đông người...

Bệnh có liên quan tới thời tiết hay không? (tran van quyen, 21 tuổi, anh_chang_vui_tinh247@yahoo.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH:

Thời tiết và môi trường có liên quan đến tần suất và khả năng lây lan của bệnh cúm:

Nhiệt độ thấp, mùa đông, thời tiết lạnh, môi trường không thông thoáng là các điều kiện thuận lợi để bệnh phát triễn và lây lan.

Môi trường thông thoáng, trời nắng nóng sẽ hạn chế được sự lây lan của bệnh.

Trẻ sơ sinh cần phòng cúm AH1N1 như thế nào (Phạm Thị Mai Hoa, 50 tuổi, maihoa14)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH:

Trẻ sơ sinh nếu không tiếp xúc với người mắc cúm thì không thể mắc cúm được, để phòng ngừa bệnh đường hô hấp nói chung cho trẻ sơ sinh nên hạn chế tiếp xúc với người lớn đặc biệt là người có triệu chứng của đường hô hấp như ho, hắt hơi. Khi mẹ bị bệnh lúc chăm sóc con phải mang khẩu trang và rửa tay.

Còn 1 tháng nữa là đến ngày khai trường. Với tình hình dịch lây lan như hiện nay, các trường học (đại học, trung, tiểu học và mầm non) có phải đóng cửa để ngăn chặn dịch lây lan hay không? Xin cảm ơn. (Trần Duy Khánh, 28 tuổi, 4duytan@gmail.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH:

Sự đóng cửa hay tiếp tục hoạt động của các trường học trong mùa khai trường là tùy thuộc vào hướng dẫn của ngành giáo dục và ngành y tế.

Tại bệnh viện trẻ em được điều trị bằng cách nào? Người nhà có được tiếp cận không? Bao lâu trẻ được về nhà? Khi trẻ về, gia đình phải tiếp xúc và chăm sóc đúng cách ra sao? (châu ngọc)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH - trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Người nhà không cần thiết phải tiếp cận trẻ bệnh để tránh lây lan, chỉ người trực tiếp chăm sóc mới tiếp cận trẻ bệnh. trẻ thường điều trị từ 5 đến 7 ngày. Khi trẻ về nhà thì khả năng lây không còn nữa vì đã xét nghiệm âm tính. Chăm sóc tại nhà cũng tương tự mấy bệnh khác.

Người dân ở các TP lớn có bệnh viện điều trị loại cúm này, còn những địa phương chưa có BV điều trị, vùng nông thôn, thì người dân điều trị ở đâu, rất hoang mang vì không phải ai cũng biết , và biểu hiện của nó lại rất mơ hồ , hễ cứ ho là thấy sợ bị cúm . BS hãy trả lời cụ thể như thế nào thì cần đi khám bệnh ngay, không lẽ hễ cứ thấy ho sổ mũi là nghi cúm thì có lẽ chết hết mất. (tran đang khoa, 28 tuổi, bienhoadn@gso.gov.vn)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Dịch cúm A/H1N1 năm 2009 có sức lây lan rất nhanh và theo tổ chức y tế thế giới là không thể kiểm soát được. Nhưng điều này không có nghĩa là bệnh rất nguy hiểm vì hiện nay tỷ lệ tử vong khoảng 0,5% còn thấp hơn rất nhiều các bệnh khác.

Tuy theo tình hình dịch bệnh các địa phương có những biện pháp phòng chống khác nhau. Những người có triệu chứng cúm, sốt ho, sổ mũi thì tùy theo mức độ nặng nhẹ có thể điều trị ở nhà hay điều trị trong các cơ sở y tế; tùy theo các triệu chứng bệnh lý sẽ được điều trị ở nhiều tuyến khác nhau (BV quận huyện hay BV tuyến sau). Các quy định này đều đã được lên kế hoạch.

Tôi muốn hỏi, vậy nếu không tiếp xúc với người nhiễm cúm hoặc không đi từ vùng có dịch về thì có thể nhiễm bệnh dịch từ môi trường như nhiễm các loại cúm thông thường không ? (Nguyen Nhu Phu Cuong, 28 tuổi, phucuong.ctyhai.@gmail.com)

BS NGUYỄN ĐẮC THỌ- PGĐ TT Y Tế dự phòng TP.HCM

Cúm A/H1N1 la một loại bệnh cúm chỉ khác cúm thông thường đây là loại virus cúm mới xuất hiện đầu tiên 4-2009. Mọi người đều có thể mắc bệnh vì không có đáp ứng miễn dịch với loại virus mới.

Cúm thông thường theo mùa đã xuất hiện từ lâu, bạn có thể nhiễm cúm này nếu bạn chưa có đáp ứng miễn dịch. Trong trường hợp đã tiêm vacxin phòng bệnh cúm thông thường thì bạn sẽ không mắc bệnh.

Tuy nhiên cần lưu ý là mọi virus cúm đều biến chủng rất nhanh, mỗi lần biến chủng cơ thể người sẽ không có đáp ứng miễn dịch với chủng mới nên có thể mắc bệnh nhiều lần và phải tiêm vacxin cúm mỗi năm.

Phai cach ly benh nhan trong bao lau moi duoc xuat vien, khi xuat vien thi benh nhan co duoc di lam binh thuong khong (ly soc khen, 27 tuổi, lykhenh@yahoo.com)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Khi bệnh nhân được xác định nhiễm cúm A/H1N1 thì phải được cách ly điều trị cho đến khi hết đào thải virut ra môi trường. Trong thực tế tại Bệnh viện, bệnh nhân chỉ được xuất viện khi xét nghiệm phết mũi họng bằng PCR âm tính. Những nơi không xét nghiệm thì cần cách ly trong 7 ngày kể từ khi khởi bệnh hoặc 2 ngày sau khi hoàn toàn hết triệu chứng.

Hiện nay nhiều người chỉ bị cảm thường cũng có thể nghĩ mình bị cúm AH1N1, gây tâm lý hoang mang. Xin cho biết tiến trình phát bệnh của cúm AH1N1 cụ thể là như thế nào! Lời khuyên cho những người mắc cảm thường để họ bớt hoang mang lo lắng. (Luu, 26 tuổi, luu1290@gmail.com)

BS NGUYỄN ĐẮC THỌ- PGĐ TT Y Tế dự phòng TP.HCM

Triệu chứng của bệnh cúm A/H1N1 rất giống với bệnh cảm cúm thông thường vì vậy rất khó phân biệt.

Bệnh cúm A/H1N1 chỉ là một bệnh mới. Các bệnh cúm thông thường khác theo mùa đã xuất hiện từ lâu và cũng là bệnh nhiễm trùng mà chúng ta cũng phải phòng chống bệnh.

Vì vậy đối với các loại bệnh cúm đều phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa mà phòng y tế đã hướng dẫn.

Trẻ nhiễm cúm có được điều trị như người lớn không? Hiện tại BV Nhi đồng đã tiếp nhận bao nhiêu ca cúm trẻ em? hân

BS TRƯƠNG HỮU KHANH - TRƯỞNG KHOA NHIỄM BV NHI ĐỒNG I

Trẻ nhiễm cúm điều trị tương tự người lớn nhưng liều theo kg cân nặng. Cho tới hiện nay bệnh viện Nhi Đồng 1 đã điều trị cho gần 100 trẻ dương tính.

Xin hoi tinh dau tram co chong duoc cum khong? Neu co thi mua o dau? Nha toi co be 3 tuoi dang di hoc mau giao co can thiet phai nghi hoc không? (ptquang, 30 tuổi, quangphuhoanggia@gmail.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH - trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng I

Tinh dầu tràm không phải là thuốc đặc hiệu tiêu diệt virut cúm mà là một loại thuốc để hỗ trợ.

"Nhà em ở Long Khánh gần khu vực bị nhiễm bệnh, hàng ngày em đi giao hàng cách nơi dịch bệnh đã xảy ra khoảng 500m thì có thể lây nhiễm hay không, mặc dầu chỗ đó cơ quan y tế đã khoanh vùng và khử trùng. Em đã mua khẩu trang y tế hiệu FACE MASK loại bằng giấy với giá 2000 đồng/cái như vậy có tốt không và có thể ngăn ngừa được không? Và cách đeo như thế nào cho đúng cách?" (Trần Thu, 35 tuổi, tranthu196657@yahoo.com.vn)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Virut cúm chỉ lây lan từ người này sang người khác trong khoảng cách 1 mét qua các giọt chất thải nhỏ được bắn ra từ đường hô hấp của bệnh nhân. Em cách xa nơi dịch bệnh (có bệnh nhân) đến 500 mét thì không sợ bị lây nhiễm.

Theo dõi trả lời của bác sĩ " Virut cúm gây viêm phổi", kính nhờ bác sỹ giải thích cho em rõ hơn được không ạ? Em bé bị cúm xong mới chuyển sang viêm phổi hay kết hợp song song. Em bé của em 40 tháng tuổi, Bác sĩ (Bác sĩ tư)chẩn đoán bị viêm họng, khò khè, cháu đã bị 1 tuần rồi, trong thời gian bị chỉ có duy nhất 1 ngày cháu bị chảy mũi trắng, sau đó không, Bác sĩ đang cho uống thuốc viêm phế quản, thấy cháu có rất nhiều đờm, khó thở. Như vậy có cần phải đi xét nghiệm cúm H1N1 không a? Cảm ơn các Bác sĩ ạ (Lương Thị Thịnh, 33 tuổi, myphuong050106@yahoo.com)

BS TRƯƠNG HỮU KHANH - trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng I

Virut cúm có thể tấn công trực tiếp vào phổi gây viêm phổi hay có thể làm cơ thể yếu đi và tạo điều kiện cho vi trùng gây viêm phổi trường hợp này gọi là bội nhiễm.

Trường hợp con của bạn bệnh kéo dài đã 1 tuần và có biểu hiện khó thở thì nên tới cơ sở y tế để tìm nguyên nhân chứ không cần thiết xét nghiệm để tìm Virut cúm.

Nếu virus H1N1 kết hợp với H5N1 thì điều gì sẽ xảy ra? Có hay không sự kết hợp đó? (xuan mai, 22 tuổi, vuxuan87@yahoo.com)

- TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN - Phó giám đốc BV Nhiệt đới TP.HCM:

Việc kết hợp chất liệu di truyền giữa các loại virut cúm khác nhau là điều rất đáng lo ngại. Nếu H1N1 kết hợp với H5N1 thì có khả năng độc tính của H1N1 tăng lên gấp nhiều lần, có nghĩa là tỷ lệ tử vong sẽ tăng lên.

Cho đến nay, tử vong của H1N1 là 0,5% trong khi tử vong của H5N1 tại Việt nam là 80%. Tuy nhiên việc kết hợp của 2 virut phải xảy ra trên 1 cơ thể động vật (người, heo, gia cầm...) và điều này cũng không phải dễ dàng.

Cho em hỏi H1N1 có nguy hiểm như H5N1 hay không? Vì em thấy H5N1 số người chết rất nhiều nhưng H1N1 thì ít hơn? (Hương, 26 tuổi, ghostgirl102@yahoo.com)

BS NGUYỄN ĐẮC THỌ -PGĐ TT Y Tế dự phòng TP.HCM

Hiện nay lâm sàng bệnh A/H1N1 trong đa số các trường hợp là rất nhẹ giống như bệnh cảm cúm thông thường. Tỷ lệ tử vong của bệnh rất thấp không nguy hiểm như cúm A/H5N1 lây từ gia cầm.

Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy ở các đại dịch trước những làn sóng sau của đại dịch sẽ nguy hiểm hơn (tháng mùa đông sắp tới) tuy nhiên vẫn khó có khả năng nguy hiểm hơn H5N1.

Tôi là giáo viên đang quản lý học sinh ở một trường. Xin các bác sĩ cho tôi biết cách làm nào để phòng chống cúm cho học sinh? (LÊ TUẤN KIỆT, 37 tuổi, letuankietphuochiep@yahoo.com.vn)

BS NGUYỄN ĐẮC THỌ

Bạn có thể vào trang web của sở giáo dục bạn sẽ được tài liệu hướng dẫn từ y tế gửi đến (sau 5/8/2009).

Du lịch: đi được, nhưng phải biết cách né H1N1

Du lịch: đi được, nhưng phải biết cách né H1N1

Những lời khuyên của TS Lý Ngọc Kính, cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, về việc đi du lịch trong mùa cúm và những cách để giữ gìn sức khỏe, tăng cường sức đề kháng với cúm A/H1N1.

Đi du lịch nước ngoài mùa cúm A/H1N1 hoàn toàn có thể, nếu biết cách phòng bệnh - Ảnh: N.C.T.

- Đang là mùa hè, mùa du lịch, nhưng dịch cúm A/H1N1 lại lây lan rất nhanh qua tiếp xúc khiến nhiều người ngại đi lại trong nước chứ chưa nói đến đi nước ngoài. Thật ra không nên hạn chế chuyện du lịch dịp hè mà quan trọng là phải biết cách. Nếu có hiểu biết thì không ngại bị lây nhiễm A/H1N1.

A/H1N1 lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần, trong vòng bán kính dưới 1m. Khi đi du lịch, các bạn nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc, nhất là tiếp xúc gần trong bán kính 1m, với người có biểu hiện bệnh đường hô hấp như hắt hơi, ho, sổ mũi.

Trong đồ dùng mang theo nên chuẩn bị khẩu trang, tốt nhất là loại khẩu trang ngoại khoa ba lớp, nước súc miệng, thuốc nhỏ mũi, dầu gió, một vài loại thuốc bổ như vitamin B1, vitamin C... để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Không nên mua và mang thuốc điều trị cúm như Tamiflu theo người vì vừa đắt vừa không biết cách sử dụng, nếu dùng tràn lan dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc.

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc bổ như viên vitamin C sủi, vitamin B1 (có người còn muốn uống hằng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể) cần tham vấn ý kiến bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng cho từng đối tượng cụ thể, vì dù là thuốc bổ nhưng lại không phải uống nhiều là tốt! Vitamin có rất nhiều trong thức ăn, vì thế nên tăng cường sử dụng các loại rau xanh, trái cây tươi, thức ăn bổ dưỡng... cũng rất tốt trong việc tăng sức đề kháng của cơ thể trước virus cúm A/H1N1.

Kinh nghiệm dân gian cho thấy sử dụng nước tỏi nhỏ mũi cũng rất có hiệu quả trong phòng ngừa bệnh cúm. Tuy nhiên y học chỉ mới nhận thấy hiệu quả của nước tỏi trong phòng ngừa cúm thông thường, còn A/H1N1 là loại bệnh quá mới nên chúng tôi chưa có điều kiện kiểm chứng. Nhưng cũng có thể ăn tỏi hằng ngày, không hại gì, chỉ có vấn đề là sau ăn phải đánh răng kỹ nếu không muốn người cùng đi với bạn e ngại mùi tỏi hơi quá “nồng nàn” phát ra từ phía bạn!

TTO

Bộ trưởng Y tế: 'Cúm đang lan với cấp số nhân'

Bộ trưởng Y tế: 'Cúm đang lan với cấp số nhân'

"Người dân không nên hoang mang vì nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì không sao. Tuy nhiên không được chủ quan vì dịch đang lây lan theo cấp số nhân", Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đánh giá tại cuộc họp hôm 29/7.

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, Việt Nam đã kiềm chế dịch rất tốt, số người mắc thấp và chưa có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, mấy ngày qua dịch tăng rất nhanh, có ngày tới 60 ca. Dịch lan ra cộng đồng và xuất hiện các chùm ca bệnh.

Nhân viên tòa nhà Viglacera đeo khẩu trang khi đi làm. Ảnh: Minh Phương.

Trấn an người dân không nên hoang mang vì nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì không sao, tuy nhiên người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh "không được chủ quan".

Ông yêu cầu theo dõi chặt chẽ phác đồ điều trị cúm, sẵn sàng thành lập các bệnh viện dã chiến, chuẩn bị đủ cơ số thuốc, cả thuốc dự phòng thay thế Tamiflu trong trường hợp xuất hiện ca kháng loại thuốc này. Ngoài ra cũng cần xây dựng phương án thành lập khu cách ly tại các khu công nghiệp, cơ quan.

Tại Việt Nam, ngày 28/9 có thêm 60 trường hợp dương tính với cúm H1N1 (miền Nam 54 ca, miền Bắc 1, miền Trung 2, Tây Nguyên 3).

Sở Y tế Hải Phòng cũng thông báo chùm ca bệnh cúm đầu tiên với 5 người mắc trong cùng gia đình. Ngày 24/7, phát hiện 2 bố con ở phường Kênh Dương, quận Lê Chân bay từ Canada về nhiễm cúm H1N1. Sau đó, có 3 trong số 5 người thân trong gia đình này xét nghiệm dương tính với cúm.

Theo Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Nga, số ca mắc và tử vong do cúm trong khu vực Đông Nam Á đều tăng, như Lào mới có 51 ca bệnh nhưng có 1 người tử vong, Thái Lan gần 7.000 người mắc, 65 tử vong...", .

Tình hình dịch trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, số ca mắc liên tục tăng. Trong số 170.000 ca bệnh được xét nghiệm có 1.012 người tử vong. Số người mắc thực tế gấp 10-20 lần. Bộ Y tế Thái Lan cũng xác nhận trường hợp lây nhiễm cúm từ mẹ sang thai nhi đầu tiên.

VNE

Đeo khẩu trang không đúng cách khó phòng được cúm

Đeo khẩu trang không đúng cách khó phòng được cúm

Khẩu trang ngả màu bẩn không thay, thi thoảng kéo xuống cằm để cười nói, đeo 2 khẩu trang nhưng vẫn hở mũi..., là những sai lầm thường thấy trong cách phòng bệnh hiện nay của nhiều người giữa cơn bão H1N1.

Vào bệnh viện sợ bị lây cúm, nhiều người dùng cùng lúc 2-3 khẩu trang y tế. Thế nhưng khi chuẩn bị vào khu vực có thể lây nhiễm, kiểm tra, các bác sĩ mới phát hiện khẩu trang đã bị đeo ngược.

“Thay vì đặt mép khẩu trang có thanh chì lên trên để giữ kín sống mũi họ lại đeo ngược phần mép có thanh chì xuống cằm. Vì thế, không khí vẫn vô tư bay vào”, một bác sĩ Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM nói.

Các điều dưỡng viên tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thì cho hay, nhiều trường hợp “chỉ cần nhìn thấy chiếc khẩu trang y tế màu xanh nhạt chuyển sang vàng ố mà người nuôi bệnh đang đeo đủ biết nó có thể chứa đầy vi khuẩn. Vậy mà khi được khuyên nên thay khẩu trang, một số người ngây ngô bảo: 'cứ tưởng có khẩu trang che miệng che mũi, là được'”.

Tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM, theo các bác sĩ, nhiều phụ huynh đeo khẩu trang cho con đang bị bệnh H1N1 nhưng không thường xuyên chú ý để trẻ hiếu động dùng tay kéo lên kéo xuống nên khẩu trang cũng không còn tác dụng gì.

Khảo sát của VnExpress.net tại một số điểm công cộng và các công sở buộc nhân viên đeo khẩu trang mấy ngày qua cho thấy, không ít người dùng khẩu trang trên tinh thần “đeo cho có”.

Cũng với khẩu trang y tế trên mặt, song nhiều người vẫn vô tư kéo ló phần miệng ra ngoài để nói chuyện với người khác. Một số người khi hắt hơi thì lại kéo khẩu trang ra để hắt thật to. Cũng có người do đeo khẩu trang không quen, cảm thấy khó thở nên thường xuyên kéo luôn xuống dưới, chỉ che miệng nhưng để hở mũi.

Nhiều doanh nghiệp yêu cầu nhân viên mang khẩu trang. Ảnh: Thiên Chương.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhiễm, việc dùng khẩu trang không đúng cách chẳng những không phòng ngừa được mà còn rước bệnh vào thân do suy nghĩ chủ quan “mình đã mang khẩu trang rồi, chắc không sao”.

Bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP HCM, cũng cho rằng, khẩu trang vải thông thường vẫn có thể phòng bệnh, miễn là đeo đúng cách.

Với tất cả loại khẩu trang, nguyên tắc đeo, theo bác sĩ Nghiệm, là phải kín vùng mũi và miệng sao cho người mang không thể hít được mầm bệnh từ bên ngoài vào và cũng không để mầm bệnh từ mình bay ra.

Theo hướng dẫn của các điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, để đạt được độ kín, với khẩu trang y tế, người mang cần lưu ý đặt mép có thanh chì lên phía trên sống mũi. Dùng tay bóp thanh chì sao cho ôm khít vào sống mũi. Cần kiểm tra các mép khẩu trang ở má xem đã kín cả miệng và cằm chưa. Cũng nên kiểm tra xem có bị đeo mặt trái quay ra ngoài không. Nếu dùng loại khẩu trang có dây cột, cần siết chặt vừa đủ để tạo độ khít. Tránh cách thắt dây hờ hững.

Việc dùng khẩu trang chuyên dụng N95 cho cả mùa cúm hoặc dùng khẩu trang y tế nhưng không chịu thay là không nên, vì dùng lâu ngày vi khuẩn sẽ bám đầy khẩu trang.

Đối với loại khẩu trang y tế thông thường (màu xanh nhạt), chỉ nên dùng một lần (tối đa một ngày). Mở khẩu trang nên dùng hai ngón tay tháo cẩn thận. Tránh dùng khẩu trang vừa đeo lau mồ hôi, lau tay, hay “lưu luyến” cho luôn vào túi quần túi áo. Đặc biệt sau khi vào các khu vực có nguy cơ lây bệnh ở bệnh viện, cần thay ngay khẩu trang và cho vào thùng rác y tế. Tránh tình trạng vứt khẩu trang bừa bãi vì có thể khiến mầm bệnh phát tán.

Với khẩu trang vải thông thường, độ kín tuy hạn chế nhưng nếu chọn loại vừa vặn vẫn ngăn được mầm bệnh, song cần phải giặt khẩu trang mỗi ngày bằng xà phòng và nên có ít nhất hai chiếc để thay đổi.

Nói về khả năng lây nhiễm cúm H1N1, ông Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM cho rằng, ngoài mang khẩu trang để tránh lây bệnh qua tiếp xúc, người dân cần chú ý nhiều hơn đến việc làm thông thoáng nơi sinh hoạt và làm việc. Thay vì mở máy lạnh trong phòng kín, nên mở cửa hoặc vén màn để ánh nắng mặt trời có thể chiếu vào và mầm bệnh không khu trú trong nơi ở.

Cũng theo ông Giang, ánh nắng mặt trời là phương thuốc trị diệt cúm hiệu quả nhất bởi dưới ánh nắng, virus H1N1 sẽ bị chết giết trong vài phút.

Riêng phương pháp hỗ trợ phòng bệnh, ngoài chiếc khẩu trang, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM khuyên người dân nên giữ cơ thể khỏe mạnh bằng cách tập thể dục, nghỉ ngơi ăn uống điều độ, uống vitamin C và uống thật nhiều nước khi thấy bắt đầu có dấu hiệu bị cúm nhẹ. Việc tự ý mua thuốc chống cúm Tamiflu uống là điều không cần thiết vì thuốc này không có giá trị phòng bệnh lâu dài và có thể gây biến chứng.

VNE

Bệnh nhân hôn mê sau khi cắt amiđan đã tử vong

Bệnh nhân hôn mê sau khi cắt amiđan đã tử vong

Ngày 27-7, bác sĩ Trương Thanh Trung - giám đốc Bệnh viện (BV) Q.2, TP.HCM - cho biết bệnh nhân T.H. (17 tuổi, P.An Phú, Q.2) đã tử vong sáng 26-7, sau 14 tháng bị tai biến do phẫu thuật cắt aminđan tại BV Q.2. Nguyên nhân tai biến là do bệnh nhân bị phản ứng với thuốc tiền mê.

Theo bác sĩ Thanh Trung, tai biến của T.H. là rủi ro trong y khoa có thể gặp phải khi phẫu thuật cắt amiđan. Hơn một năm qua, các bác sĩ của BV đã cố gắng “còn nước còn tát” nhưng sức khỏe của T.H. ngày càng yếu. BV đã làm hết trách nhiệm với gia đình, lo mọi chi phí điều trị sau tai biến để cứu chữa bệnh nhân. Việc hậu sự cho T.H. cũng đang được BV chăm lo và UBND Q.2 hỗ trợ chi phí mai táng hơn 10 triệu đồng.

Như Tuổi Trẻ đã thông tin, ngày 27-5-2008 T.H. được phẫu thuật cắt amiđan tại BV Q.2. Sau phẫu thuật, bất ngờ bệnh nhân ngất xỉu, ngưng thở và sống đời sống thực vật cho đến lúc mất.

L.TH.H.

Để cúm A/H1N1 không lan nhanh

Để cúm A/H1N1 không lan nhanh

Dù virus H1N1 không độc hại nhưng chúng ta không biết virus sẽ biến hóa tiếp như thế nào. Cho đến thời điểm này, dịch cúm A/H1N1 diễn biến tương đối phức tạp, cần phải làm gì để đối phó? Xin giới thiệu bài viết của GS.TS Nguyễn Văn Tuấn.

Nhân viên y tế dự phòng khảo sát, điều tra dịch tễ cúm A/H1N1 tại Trường THPT Ngô Thời Nhiệm, Q.9, TP.HCM - Ảnh: L.TH.H.

Tần suất các triệu chứng chính của cúm

Cũng giống như những trường hợp cúm thông thường, người mắc bệnh cúm A/H1N1 thường có triệu chứng như sốt, ho, nghẹt mũi, biếng ăn, đau họng, đau nhức cơ bắp... Thống kê tần số các triệu chứng này cho thấy:

1. Sốt trên 37OC hiện diện ở 68% trường hợp.
2. Ho: 93%.
3. Nghẹt mũi: 91%.
4. Biếng ăn: 92%.
5. Đau họng: 84%.
6. Nhức đầu: 91%.
7. Đau cơ bắp: 94%.

Trước hết, cần xác định virus H1N1 đang lan truyền hiện nay không độc hại như các chuyên gia tiên đoán lúc đầu. Tỉ lệ tử vong thấp và bệnh nhân hồi phục khá nhanh. Chính vì đánh giá này mà các giới chức y tế Mỹ và Úc không khuyến cáo đóng cửa trường học dù trường có các ca nhiễm virus H1N1.

Dù virus H1N1 không độc hại nhưng chúng ta không biết virus sẽ biến hóa tiếp như thế nào. Hiện nay ở các nước phía Bắc bán cầu đã vào mùa hè (tức là mùa cúm đã qua) và các nước phía Nam bán cầu đang vào mùa đông (mùa của cúm), nhưng virus H1N1 vẫn lan truyền ở quy mô toàn cầu. Rất có thể cũng như các virus khác, virus H1N1 có khả năng thích ứng môi trường mới bằng cách tự thay đổi cấu trúc ADN để có thể lan truyền trong các quần thể khác nhau và tự kết hợp với các ký chủ khác (ngoài con người).

Với những bất định này, các chuyên gia đang gặp khó khăn để đưa ra một thông điệp nhất quán cho công chúng. Trong thực tế các chuyên gia thiếu những bằng chứng khoa học để có thể phát biểu một cách tự tin!

Phát hiện triệu chứng sớm

Trong điều kiện bất định như thế, phương án tốt nhất vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh phải bắt đầu từ cơ sở. Mỗi cơ quan hay trường học cần hợp tác chặt chẽ với các cơ sở y tế, có sẵn kế hoạch phòng chống cúm A/H1N1. Kế hoạch hữu hiệu nhất là sớm nhận dạng hay phát hiện những trường hợp cúm. Những triệu chứng để nhận dạng sớm bao gồm nóng sốt trên 37OC, đau họng, nhức đầu, ho và sổ mũi, ói mửa, mệt mỏi...

Một khi phát hiện bệnh nhân qua các tín hiệu trên, nhà trường, cơ quan cần đề nghị bệnh nhân nên ở nhà và nhờ bác sĩ điều trị. Kinh nghiệm từ nước ngoài cho thấy bệnh nhân nhiễm virus H1N1 thường hồi phục trong vòng một tuần.

Chú ý vệ sinh

Một khi trường học hay cơ quan có người bị nhiễm virus H1N1 thì cũng là tín hiệu cho thấy nơi đó cần được lưu tâm về vệ sinh. Rất có thể bàn ghế, cửa... đã bị nhiễm và đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm cúm A/H1N1 cho người khác. Những nghiên cứu khoa học cho thấy virus phát triển trong điều kiện nhiệt độ ôn đới. Trong nhiệt độ 25OC, virus H1N1 có thể sống trên mặt bàn khoảng 2 giờ mà thôi. Do đó, cần phải khử trùng những nơi virus “lưu trú” như bàn ghế, tủ, giường, cửa, nhà vệ sinh... một cách triệt để.

Hiện nay đường lây lan chính của virus H1N1 là từ người sang người. Một lượt hắt hơi thải ra khoảng 20.000 hạt nhỏ (còn khi ho chỉ chừng vài trăm hạt). Những hạt lớn nhất sẽ rơi xuống đất trong vòng vài mét. Những hạt còn lại bay xa hơn tùy kích cỡ. Những hạt nhỏ có đường kính 1-4 micromet có thể lơ lửng trong một thời gian dài và chui xuống tận đường hô hấp dưới. Do đó, khi hắt hơi cần phải che mũi bằng giấy mềm hay chí ít cũng nên lấy tay che mũi để giảm lây lan sang người khác. Ngoài ra, cần thường xuyên rửa tay bằng xà bông. Thói quen này được xem là một biện pháp phòng ngừa virus cúm rất hữu hiệu ở quy mô cộng đồng.

Khẩu trang đúng cách

Một câu hỏi thường được đặt ra là đeo khẩu trang có thể ngăn ngừa sự lây lan virus H1N1 hay không. Virus H1N1 có kích thước khoảng 0,08-0,12 micromet, và nếu khẩu trang có mặt nạ lọc n-95 cũng có thể lọc được 95% các phần tử có kích thước 0,3 micromet. Do đó, trên lý thuyết, khẩu trang phải có chất lượng tốt mới ngăn ngừa virus H1N1 hữu hiệu. Trong thực tế, một nghiên cứu mới công bố đầu năm 2009 cho thấy người đeo khẩu trang nếu không đúng cách thậm chí có nguy cơ mắc bệnh cúm cao hơn người không đeo khẩu trang!

Nói tóm lại, khẩu trang có thể giảm nguy cơ (chứ không ngăn ngừa) nhiễm virus H1N1, nhưng phải là khẩu trang có chất lượng và phải đeo đúng theo quy trình.

Thuốc

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị cúm A/H1N1. Tuy nhiên, có các loại thuốc chống cúm khác có thể sử dụng là: oseltamivir, zanamivir, amantadine và rimantadine. Oseltamivir được phê chuẩn cho việc điều trị virus cúm loại A và B ở người 1 tuổi trở lên, còn zanamivir thì phê chuẩn cho sử dụng ở người 7 tuổi trở lên. Theo các chuyên gia Mỹ, virus A/H1N1 kháng thuốc amantadine và rimantadine. Xét nghiệm gần đây cho thấy virus A/H1N1 “kỵ” oseltamivir (tamiflu) và zanamivir (relenza).

Virus đã song hành cùng con người (và heo, chim, gia cầm) từ mấy chục ngàn năm nay. Chúng ta là những sinh vật cạnh tranh để sống và virus cũng cạnh tranh với chúng ta để tồn tại. Chính vì thế mỗi khi con người sản xuất được một văcxin mới để phòng chống virus thì virus cũng sẵn sàng biến hóa (hay tiến hóa) sang một dạng mới có khả năng kháng thuốc. Do đó, kháng thuốc là một hiện tượng không quá ngạc nhiên.

Không nên quên các bệnh khác!

Một số thông tin khoa học mới nhất cho thấy virus H1N1 không có mức độ độc hại đáng kể như những đại dịch vào đầu thế kỷ 20. Thật vậy, cho đến nay tỉ lệ tử vong vẫn còn rất thấp (dưới 0,5%), tức thấp hơn so với cúm mùa thông thường. Cần nói thêm mỗi năm có hơn 100.000 người chết vì những bệnh cúm mùa và 150.000 người chết vì bệnh lao phổi.

Do đó, tập trung vào việc phòng chống đại dịch H1N1 là một định hướng đúng, nhưng các bệnh cúm thông thường khác hay các bệnh truyền nhiễm khác còn nguy hiểm hơn cả cúm A/H1N1. Chúng ta không nên vì một bệnh hay virus mới mà xao lãng những bệnh quen thuộc nhưng nguy hiểm hơn.

Phân biệt giữa cúm và cảm lạnh

Triệu chứng

Cúm

Cảm lạnh

Sốt

Thường cao, kéo dài 3-4 ngày

Ít gặp

Nhức đầu

Ít gặp

Kiệt sức và/hoặc yếu

Có thể kéo dài 2-3 tuần

Nhẹ

Ðau

Thường gặp và luôn luôn nặng

Nhẹ

Mệt lử

Xảy ra sớm và đôi khi nặng

Không bao giờ có

Nghẹt mũi

Ðôi khi

Thường gặp

Ðau họng

Ðôi khi

Thường gặp

Ho

Ít gặp

Khó chịu ở ngực

Thường gặp và đôi khi nặng

Từ nhẹ đến vừa

Biến chứng

Viêm phế quản, viêm phổi, những ca nặng có thể tử vong

Xoang ứ dịch (congestion)

GS.TS NGUYỄN VĂN TUẤN (Úc)-TTO