"Hà Nội" năm 1969 của Trần Đăng Khoa : "mấy năm giặc bắn phá, Ba Đình vẫn xanh cây"

Tôi đang thắc mắc là tại sao lại là "Phủ Tây Hồ hoa bay...". Quả thực năm đó, chú bé Khoa (khoảng 11 tuổi) đã đến Phủ Tây Hồ, và thấy cái gì đó bay bay ? 

Hay là chú bịa ? Hay là ngài Xuân Diệu đã thêm thắt gì vào đó ? Hẳn là từ nhà Xuân Diệu mà lên Phủ Tây Hồ thì phải đi xe đạp thì hợp lí (hơn là so với cuốc bộ). Thứ nữa, phải có người hướng dẫn đi cùng. Hay chính là Xuân Diệu ?

Có thể bác Vũ Nho sẽ có kiến giải gì đó (bác Vũ Nho từng xuất bản cuốn nghiên cứu về thơ Trần Đăng Khoa). Hoặc, chính nhà thơ thiếu nhi giải đáp thì là tốt nhất.

Toàn bài như sau (sẽ tìm bản bản gốc để đối chiếu sau, tạm dùng bản điện tử):



nguồn ảnh


"

Hà Nội


Hà Nội có chong chóng 
Cứ tự quay trong nhà 
Không cần trời thổi gió 
Không cần bạn chạy xa 

Hà Nội có nhiều hoa 
Bó từng chùm cẩn thận 
Mấy chú vào mua hoa 
Tươi cười ra mặt trận 

Hà Nội có Hồ Gươm 
Nước xanh như pha mực 
Bên hồ ngọn Tháp Bút 
Viết thơ lên trời cao 

Hà Nội có nhiều hào 
Bụng súng đầy những đạn 
Và có nhiều búp bê 
Bóng tròn cho các bạn 

Hà Nội có tàu điện 
Đi về cứ leng keng 
Người xuống và người lên 
Người nào trông cũng đẹp 

Mấy năm giặc bắn phá 
Ba Đình vẫn xanh cây 
Trăng vàng chùa Một Cột 
Phủ Tây Hồ hoa bay...

1969 

Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hóa dân tộc, 1999


"

http://www.thivien.net/Tr%E1%BA%A7n-%C4%90%C4%83ng-Khoa/H%C3%A0-N%E1%BB%99i/poem-fn6XPFyRk6qmZf2Wn6Iq3g

Bài này đã bị xóa (chỉ còn lưu ở đây muc số 6 ở đây)

---

Những entry liên quan đã đi trên blog này:


Văn nghệ thứ Bảy : Mùa xuân đâu còn là Tết trồng cây

Gỗ quí của Việt Nam dựng chùa ở Trung Quốc : tòa tam bảo tồn tại từ thập niên 1660 đến nay

 Mạng cây mạng người, diễn biến tiếp theo

-  Không nói nhiều : mỗi cây là một mạng người đó, các ông các bà ạ

0 Response to ""Hà Nội" năm 1969 của Trần Đăng Khoa : "mấy năm giặc bắn phá, Ba Đình vẫn xanh cây""

Đăng nhận xét

Vui lòng không Spam. Thanks các bạn