Thời 1920s, đường phố Paris thậm chí chưa trồng cây (?)

Đọc vui vào thứ Bảy.











Toàn văn như dưới đây. Lấy về từ blog Đoàn Hữu Long.

---

Viên gạch hồng của Bác

Posted By Đoàn Hữu Long on 28/03/2015 | 13:54



Nhiều bạn thắc mắc về câu chuyện Viên Gạch Hồng huyền bí đang được trưng bày ở Bến Nhà Rồng. Đã có nhiều bài viết của các giáo sư, nhà sử học CSVN đề cao về sự kì diệu VIÊN GẠCH HỒNG CỦA BÁC.

Nhiều người KHÔNG đồng ý về câu chuyện "huyền thoại" nầy vì nghe giống như hư cấu, tuy nhiên Thùy Trang chưa thấy bài viết nào đưa ra luận cứ chi tiết để phản biện.

Hôm nay Thùy Trang đưa lên bài nầy, phân tích những dữ kiện 'lịch sử' chi tiết hơn để các bạn hiểu rõ hơn.

Tất cả câu chuyện viết về Viên Gạch Hồng đều được dựa vào lời kể lại một Công Nhân thợ điện người Pháp. Cho tới giờ nầy vẫn chưa ai chứng minh được "sự hiện hữu" của anh thợ điện tên Giăng Pho nầy có phải là nhân vật thật hay hư cấu!

Thử phân tích logic qua lời kể của người bạn Pháp nầy:

"Tôi là Giăng Pho, thợ điện, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Tôi quen biết đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920-1921, vì hồi đó chúng tôi cùng trọ một nhà, ở ngõ Công-poăng. Đó là khu công nhân nghèo, mà ngõ Công-poăng lại là nghèo nhất ở khu nghèo này. Gọi là ngõ, vì nó chỉ có đường vào, không có đường ra. Cả “phố” chỉ vẻn vẹn có 4 cái nhà lụp xụp, 3 nhà cho thuê để gửi xe. Một nhà tầng dưới là quán cà-phê nhỏ, tầng trên có hai buồng, tôi và anh Nguyễn trọ… Mùa đông giá lạnh, không đủ chăn đắp, trước khi đi làm, anh đặt nhờ một viên gạch trên bếp bà chủ nhà; tối về, anh gói viên gạch vào tờ báo, rồi để trên giường cho đỡ rét."

Những chi tiết khá thú vị nhưng không hợp lý, thứ nhất là anh Giăng Pho nếu là một người Tây thì ông sẽ không kể chuyện dong dài như văn hóa người VN. Người Tây Phương luôn kể chuyện ngắn gọn và đi vào điểm chính chứ không dài dòng như câu chuyện Đảng đưa ra.

Đọc phần kể chuyện giống như là lời kể một người Việt Nam chứ không thể là một ông Tây dài dòng, chi tiết như :

"Đó là khu công nhân nghèo, mà ngõ Công-poăng lại là nghèo nhất ở khu nghèo này. Gọi là ngõ, vì nó chỉ có đường vào, không có đường ra. Cả “phố” chỉ vẻn vẹn có 4 cái nhà lụp xụp, 3 nhà cho thuê để gửi xe."

Các bạn ở bên Tây thử suy gẩm ..., một người Tây Âu có ai dài dòng như vậy không? Nếu chưa phục thì vào chi tiết thứ 2 như sau:

"... trước khi đi làm, anh đặt nhờ một viên gạch trên bếp bà chủ nhà; tối về, anh gói viên gạch vào tờ báo, rồi để trên giường cho đỡ rét."

Nên nhớ là năm 1920 nước Pháp còn rất nghèo và cũi lửa rất đắt tiền, không ai NGU gì mà lại đi ĐUN BẾP CẢ NGÀY để cho anh Nguyễn được để nhờ "viên gạch trên bếp". Nếu chủ nhà nấu xong, tắt bếp thì viên gạch HỒNG kia sẽ vô dụng trong công việc sửi ấm.

Chi tiết nầy cho thấy đây là một câu chuyện Phịa rõ ràng.

Câu chuyện chỏi nhau ở một điểm khác khá quan trọng là khi anh Tây kể lại:

"... tối về, anh gói viên gạch vào tờ báo, rồi để trên giường cho đỡ rét"

Nếu để một viên gạch để trên giường lúc đang nóng đỏ thì tờ báo sẽ cháy và giường cũng cháy. Trong trường hợp nếu giường có chiếu thì càng dễ cháy hơn.

Đặt trường hợp khác là nếu anh Nguyễn ngủ trên giường đá thì để viên gạch kế bên không có tác dụng gì vì sự giải nhiệt quá nhanh trong mùa đông. Một giả thuyết khác, nếu gói được cục gạch vào giấy báo mà không cháy thì sức nóng của viên gạch sẽ không đủ để sửi ấm. Sức nóng của một viên gạch không đủ sưởi nóng cho cả đêm mà chỉ được khoảng chừng 1 phút là hết tác dụng.

Vì thấy vấn đề nầy quá vô lý nên "sử gia" GS Nguyễn Trường Phú cho sửa lại lời kể của người bạn Tây kia, nói trớ đi cho hợp lý hơn, nhưng bị lòi ra sự vô lý khác.

"Chiều đến, anh lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét"

Vấn đề nầy sai ở nhiều điểm, thứ nhất là NỆM chưa có ở Pháp vào năm 1920. Nệm được thịnh hành trên thế giới bắt đầu từ thập niên 1930, tức là 10 năm sau (kể từ 1920), mới có NỆM bán ra thị trường và họ bán rất mắc, NỆM chỉ dành cho nhà giàu chứ đừng nói gì một xóm NGHÈO như ông HCM thuê vào năm 1920.

"The inner spring mattress and box spring were patented in 1865, it was not until the 1930's that they became dominant in the bedding industry.

Và thêm một điểm sai khác nữa là năm 1920, một tờ báo được bán với giá là 2-5 cents một tờ. Vào thời điểm đó, lương một người làm ở Mỹ là 33 cents/giờ (http://www.dof.ca.gov/HT…/FS_DATA/STAT-ABS/documents/D23.pdf) trong khi đó thì nước Pháp ở khu nghèo cao lắm là làm được 10 cents/giờ, vì vậy một tờ báo 2-5 cents là rất mắc nên không ai dại gì vứt báo cũ ra cho anh Nguyễn dùng để gói gạch mỗi ngày. Phần khác là báo cũ có thể dùng mồi lửa, gói đồ, nên dại gì mà vứt đi!

Trong cuốn sách "Thời thanh niên của Bác Hồ", tác giả Hồng Hà đã miêu tả ngôi nhà và tiện nghi sinh hoạt của Bác Hồ trong ngôi nhà số 9, ngõ Công-poăng như sau: "Cuối cùng Dêch-ki-ni kiếm được một chỗ trọ cho anh Nguyễn: Một căn buồng nhỏ hẹp trên tầng hai, nhà số 9, ngõ Công-poăng. Đây là một ngõ cụt, mặt đường lát đá với "RẶNG CÂY DẺ DẠI" hai bên đường và hơn chục ngôi nhà lụp xụp."

Dạ thưa mấy bác, vào năm 1920 (xem hình) nước Pháp, thủ đô Paris chưa có trồng cây nào nên mấy bác đừng thiêu dệt cho đời anh Nguyễn lãng mạn hơn, thêm thắt chi tình tiết không đúng sự thật "... mặt đường lát đá với rặng cây dẻ dại hai bên đường và hơn chục ngôi nhà lụp xụp."


(... Đọc tiếp bên Đoàn Hữu Long)



0 Response to "Thời 1920s, đường phố Paris thậm chí chưa trồng cây (?)"

Đăng nhận xét

Vui lòng không Spam. Thanks các bạn