Cách đây nhiều năm du lãng vùng Khoái Châu mênh mông, vẫn hay nghe các bô lão nói về phong trào lấy vợ sớm của thanh niên thời xưa. Hồi đó, mình tầm ngoài 20 một chút. Gặp các bô lão là trưởng họ (các họ này mời mình về Khoái Châu xem giả phả và đọc bia đá cất giấu trong nhà), hay đại loại hàng trưởng thượng trong họ, thì được bảo: như chú, tức như mình lúc đó, ngày xưa là không còn được "nhớn nhác" nữa đâu, vợ con đề huề rồi.
Nhớ mãi cái chữ "nhớn nhác" của các cụ. Ý là không còn được tung tẩy, tự do, lung tung nữa. Vì khoảng 15 hay 16 là thanh niên vùng Khoái Châu thời trước đã có vợ cả. Đi học cấp 2 rồi cấp 3 hay đi thoát li (xuống Hà Nội, ra Hải Phòng) thì đều có vợ hay cả con cắm sẵn ở quê rồi.
Hôm nay, đọc lại bài báo của một bạn cùng làng, cùng lứa với nhà văn Lê Lựu, trên giấy trắng mực đen thì: sau khi "hòa bình lập lại" năm 1954, phong trào tảo hôn của nam giới (chưa nói nữ giới) vẫn phổ biến ở đất Khoái Châu.
Chưa rõ "phong trào" ấy tạm ngưng khi nào ? Và bây giờ thì ra sao ? Chắc lại phải đi Khoái Châu thôi.
Chưa rõ "phong trào" ấy tạm ngưng khi nào ? Và bây giờ thì ra sao ? Chắc lại phải đi Khoái Châu thôi.
Từ đây trở xuống là nguyên bài trên Lao động. Bài đã có từ năm 2013.
---
Nhà văn Lê Lựu nên cân nhắc lại (*)
Nhà báo Hữu Tính (bên phải ảnh) trong ngôi nhà ở quê của nhà văn Lê Lựu (bên trái). Ảnh chụp ngày 6.2.2011. Ảnh: Y TRANG
Tôi là Phạm Chính Thức 76 tuổi - sĩ quan QĐNDVN - Tổng cục II Bộ Quốc Phòng - về nghỉ hưu tại quê xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã hơn 20 năm, đang là hội viên Hội Người cao tuổi, hội viên CCB (nguyên Đảng ủy viên, Chủ tịch Hội CCB xã 1991-1998), đảng viên 53 tuổi Đảng.
Tôi vừa là người cùng xã (liền xóm) vừa là bạn cùng học cấp II Khoái Châu với nhà văn Lê Lựu (1955-1958). Tôi cũng là một bạn đọc rất tâm đắc các tác phẩm của nhà văn Lê Lựu.
…Mới đây, tôi có đọc bài báo “Về cố hương - nhà văn Lê Lựu, nước mắt tràn vì đất” của bà Nghiêm Thị Hằng đăng trên Báo Người Cao Tuổi số 69- ra ngày 8.6.2013. Nội dung bài báo nêu lên những nỗi khổ lâm ly, nỗi uất ức đến trào nước mắt của nhà văn Lê Lựu vì bị người vợ cũ và con gái gian dối cướp nhà, cướp đất… để tạo dư luận ủng hộ nhà văn, yêu cầu UBND tỉnh Hưng Yên thu hồi lại sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 545m2 đất ở) đã cấp sai cho bà Hoàng Thị Mỹ trả về cho ông Lê Lựu.
Với suy nghĩ muốn giúp ông Lê Lựu bình tĩnh lại cân nhắc lại mọi tình tiết cho thấu tình đạt lý hơn để quyết định “đấu tranh này là trận cuối cùng…”- đòi cho được sổ đỏ từ tay bà Mỹ, tôi viết những dòng này để nói rõ hơn về những gì tôi biết.
…Cho đến giờ phút này, ông Lê Lựu cũng không nên quá bi quan rằng mình đã mất hết. Tôi được biết cô con gái cả của ông là người có hiếu, mặc dù không được chăm chút từ nhỏ nhưng mỗi khi ông ốm đau đi viện, chị ấy đều đến bên chăm sóc bố, ông cũng nhiều lần ca ngợi trên báo chí, dù sau này- qua báo chí- ông có nói không hay, nhưng đến giờ chị ấy vẫn nói với họ hàng và mọi người: “Bố cháu già rồi nói sao cũng được, dù thế nào cháu cũng không bỏ bố cháu được!”. Thế mới gọi là “tình sâu nghĩa nặng”, “máu mủ ruột rà”.
Với thiện chí muốn góp ý với các nhà văn, nhà báo, luật sư,… cùng một vài người nào đó muốn giúp nhà văn Lê Lựu đòi lại sổ đỏ hiểu thấu đáo thêm ngọn ngành sự việc, với ý thức công dân, ý thức đảng viên, là hàng xóm yêu quý cả đôi bên…, tôi muốn giúp cơ quan công quyền có thêm thông tin, thêm dư luận để xử lý sự việc đúng pháp luật, hợp đạo lý, hợp lòng dân.
Thứ nhất: Lại một lần nữa (vì nhiều báo đã đăng) ông Lê Lựu than vãn “còn tuổi vị thành niên gia đình ép lấy vợ, rồi chục năm sau dư luận lại ép phải yêu vợ…”. Theo thiển nghĩ của tôi, nhà văn Lê Lựu cho nhân vật của mình oán trách phê phán nạn “tảo hôn” trong các tác phẩm văn học, điện ảnh là bình thường, nhưng đăng báo (không còn là hư cấu) để than thân trách phận nhiều quá, đặc biệt là ở bài báo này để mong sự đồng cảm của bạn đọc gần xa thương cảm và ủng hộ ông là phản tác dụng. Ở cái xã Tân Châu này, năm 1955 có khoảng 10 người (không có nữ) thi đỗ vào học cấp II Khoái Châu (có tôi và ông Lựu) tất cả đã ở tuổi 15-16, thì trăm phần trăm đã có vợ tảo hôn cả, nhưng những ai an phận với bà vợ “chân quê” nay gia đình họ êm ấm cả. Oán trách mãi bố mẹ thời xưa làm gì. Duyên số nữa!
Thứ hai: Báo nói là bà Hoàng Thị Mỹ đã ly hôn với ông Lê Lựu 39 năm, thế mà cách đây 20 năm (1994), bà Mỹ kê khai gian dối để được UBND tỉnh Hải Hưng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 545m2 đất ở nhà ông Lựu.
Nếu sự thật chỉ có thế, có lẽ bà Mỹ đã gian dối kiểu gì đó và UBND tỉnh sai rồi. Nhưng sự thật có phải vậy đâu. Trên thực tế, sau khi tòa xử ly hôn bà Mỹ đã ở lại nuôi con, chăm sóc mẹ chồng ốm đau đến khi mất. Tôi từng nghe kể bà cụ - mẹ ông Lựu - động viên bà Mỹ: “thằng Lựu nó bỏ con, con không là con dâu mẹ thì con là con gái mẹ, mẹ chết mẹ phù hộ cho con”. Từ năm 15 tuổi về làm dâu nhà chồng và đã 39 năm từ khi ly hôn với ông Lựu, bà Mỹ vẫn ở đây, vẫn hộ khẩu thường trú, vẫn nuôi mẹ chồng, nuôi con của ông Lê Lựu, theo giỗ tết nội ngoại nhà ông Lựu (cả dòng họ Lê, làng xóm, người dân xã Tân Châu đều biết). Tính đến lúc được cấp sổ đỏ (năm 1994) là 40 năm và đến nay là 60 năm bà Mỹ ở trên mảnh đất đó, đóng thuế, chịu nghĩa vụ công dân xây dựng hợp tác xã...; vậy mà người ta nói bà Mỹ kê khai gian dối để được cấp sổ đỏ. Việc gán cho “bà Mỹ thấy đất thổ cư cao giá, nảy lòng tham, gian dối chiếm dụng đất ở của ông Lê Lựu” lại càng sai. Cách đây 20 năm (1994), khi bà Mỹ nhận sổ đỏ mảnh đất 545m2 và nhà ở đây, đường sá lầy lội, vườn tược rậm rạp, ao tù nước đọng,… đã làm gì có chuyện sốt giá. Sao lại đem chuyện mấy năm nay gán cho 20 năm trước?
Nói về pháp luật: Lúc bà Mỹ được cấp GCNQSDĐ ở đây cũng là lúc ông Lựu đã được Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (50m2) và nhà ở Lý Nam Đế, Hà Nội rồi, không phải ông Lê Lựu “tay trắng” như bây giờ.
Thứ ba: Đọc cả bài báo tôi chỉ thấy ba chữ “con gái ông” trong cuộc họp gia đình mà không nói thêm gì. Xin nói rõ: Trước khi ly hôn, ông Lựu và bà Mỹ đã có với nhau một con gái là Lê Thị Lương. Sau khi vợ chồng ly dị, bà Mỹ đứng vậy nuôi mẹ chồng, nuôi con. Chị Lê Thị Lương được mẹ nuôi ăn học trưởng thành đã có gia đình riêng, làm cô giáo đứng lớp, sau lên làm cán bộ quản lý giáo dục, hiện nay là Trưởng Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Khoái Châu, được bầu vào Huyện ủy viên, Hội đồng Nhân dân huyện. Liệu có phải chị Lương là con gái nên không có quyền thừa kế mà ông Lựu đòi sổ đỏ mang tên mình, để sau này giao lại cho các cháu họ Lê. Việc thờ cúng tổ tiên đã có cháu trưởng duy trì, cả họ phải theo (ông Lựu có 5 anh em trai, ông Lựu là con thứ). Còn bà Mỹ quyết giữ chủ quyền sổ đỏ là để khi cả bà Mỹ, ông Lựu qua đời thì giao lại nhà đất cho con gái là Lê Thị Lương của mình có chỗ đặt di ảnh, bát hương thờ cúng cha mẹ mình, chả lẽ nhờ các anh cúng hộ. Lý nào, tình nào hơn? Tôi nghe nói các anh chị em con chú, con bác chị Lương đều hiểu đúng việc này lắm.
Thứ tư: Bài báo có đoạn viết: “Giá như gia đình Lê Lựu hết tình đời mà nhẫn tâm buộc bà Mỹ phải ra khỏi nhà ngay sau ly hôn thì đã tránh cho nhà văn “cái họa” mất đất hôm nay!”, tôi lại nghĩ ông Lựu đuổi bà Mỹ đi ngay bấy giờ rồi đem mẹ già, con nhỏ đi cho vợ sau nuôi có khi không mang tiếng “hết tình đời” và “nhẫn tâm” bằng lúc này - khi bà Mỹ đã già yếu, sau hơn 60 năm gắn bó với căn nhà, mảnh đất nhà chồng nay bị đòi sổ đỏ, vậy là “cái họa” chuyển sang bà Mỹ mới đúng địa chỉ.
Chúng ta ai cũng hiểu, khi muốn tự oán trách mình hoặc phê phán người khác về một việc gì đó đã xảy ra trong quá khứ thì phải đặt nó vào thời điểm lịch sử và hoàn cảnh thực tế lúc bấy giờ mới khách quan, đúng đắn.
Thứ năm: Về nỗi bức xúc cụ thể về ông Lê Lựu “cực chẳng đã” phải kiện vợ con đòi nhà đòi đất, bài báo đã nói: Gia đình đã họp có ông Lựu, vợ con ông và 6 vị đại diện nội tộc, cuộc họp đã có văn bản khẳng định ông Lựu có quyền sử dụng nhà, đất này đến khi qua đời. Chỉ khác là ông Lê Lựu không thể cướp sạch công lao của bà Mỹ bằng việc đòi lại sổ đỏ. Nói cái lý, cái phải cho mình thì cũng phải nghĩ đến cái lý, cái phải của người vợ đã 60 năm gắn bó với mảnh đất này, nay cũng tuổi cao, sức yếu, phải ra đường ở ư?
Về mấy việc lặt vặt: Tôi đã tìm hiểu qua gia đình, đã biết thực hư ra sao:
- Việc ông Lựu nói mỗi lần về phải đứng chờ ba-bốn giờ mới có người mở cổng là không có thật.
- Việc chặt cây sung không phải vợ con ông chặt mà do cây sung đứng giáp ranh với nhà đứa cháu (con em ruột ông Lựu), nó thấy mỗi khi quả chín rụng xuống phía nhà nó, sâu bọ bẩn thỉu, vợ cháu chưa hỏi các bác đã chặt, nó đã biết lỗi rồi.
- Việc bà Mỹ ngăn không cho ông trồng cây, trồng rau ở vườn cũng không phải . Ai cũng cảm thấy mối quan hệ của ông với vợ cũ, với con ở quê trước đây rất bình thường, tốt đẹp. Có lẽ còn do một nguyên nhân sâu xa nào đó ông không tiện nói ra mới dẫn đến kiện cáo đòi nhà, đòi đất, chứ ba cái chuyện lặt vặt ông chấp làm gì.
Xét cả về lý về tình, nếu việc ông Lê Lựu đòi bà Mỹ giao sổ đỏ trả ông là đúng, tôi tin chắc rằng cả họ Lê, cả Đảng, chính quyền, nhân dân xã Tân Châu sẽ lên tiếng ủng hộ ông, nhưng họ không nói gì, vậy nên ông hãy cân nhắc lại.
…Mới đây, tôi có đọc bài báo “Về cố hương - nhà văn Lê Lựu, nước mắt tràn vì đất” của bà Nghiêm Thị Hằng đăng trên Báo Người Cao Tuổi số 69- ra ngày 8.6.2013. Nội dung bài báo nêu lên những nỗi khổ lâm ly, nỗi uất ức đến trào nước mắt của nhà văn Lê Lựu vì bị người vợ cũ và con gái gian dối cướp nhà, cướp đất… để tạo dư luận ủng hộ nhà văn, yêu cầu UBND tỉnh Hưng Yên thu hồi lại sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 545m2 đất ở) đã cấp sai cho bà Hoàng Thị Mỹ trả về cho ông Lê Lựu.
Với suy nghĩ muốn giúp ông Lê Lựu bình tĩnh lại cân nhắc lại mọi tình tiết cho thấu tình đạt lý hơn để quyết định “đấu tranh này là trận cuối cùng…”- đòi cho được sổ đỏ từ tay bà Mỹ, tôi viết những dòng này để nói rõ hơn về những gì tôi biết.
…Cho đến giờ phút này, ông Lê Lựu cũng không nên quá bi quan rằng mình đã mất hết. Tôi được biết cô con gái cả của ông là người có hiếu, mặc dù không được chăm chút từ nhỏ nhưng mỗi khi ông ốm đau đi viện, chị ấy đều đến bên chăm sóc bố, ông cũng nhiều lần ca ngợi trên báo chí, dù sau này- qua báo chí- ông có nói không hay, nhưng đến giờ chị ấy vẫn nói với họ hàng và mọi người: “Bố cháu già rồi nói sao cũng được, dù thế nào cháu cũng không bỏ bố cháu được!”. Thế mới gọi là “tình sâu nghĩa nặng”, “máu mủ ruột rà”.
Với thiện chí muốn góp ý với các nhà văn, nhà báo, luật sư,… cùng một vài người nào đó muốn giúp nhà văn Lê Lựu đòi lại sổ đỏ hiểu thấu đáo thêm ngọn ngành sự việc, với ý thức công dân, ý thức đảng viên, là hàng xóm yêu quý cả đôi bên…, tôi muốn giúp cơ quan công quyền có thêm thông tin, thêm dư luận để xử lý sự việc đúng pháp luật, hợp đạo lý, hợp lòng dân.
Thứ nhất: Lại một lần nữa (vì nhiều báo đã đăng) ông Lê Lựu than vãn “còn tuổi vị thành niên gia đình ép lấy vợ, rồi chục năm sau dư luận lại ép phải yêu vợ…”. Theo thiển nghĩ của tôi, nhà văn Lê Lựu cho nhân vật của mình oán trách phê phán nạn “tảo hôn” trong các tác phẩm văn học, điện ảnh là bình thường, nhưng đăng báo (không còn là hư cấu) để than thân trách phận nhiều quá, đặc biệt là ở bài báo này để mong sự đồng cảm của bạn đọc gần xa thương cảm và ủng hộ ông là phản tác dụng. Ở cái xã Tân Châu này, năm 1955 có khoảng 10 người (không có nữ) thi đỗ vào học cấp II Khoái Châu (có tôi và ông Lựu) tất cả đã ở tuổi 15-16, thì trăm phần trăm đã có vợ tảo hôn cả, nhưng những ai an phận với bà vợ “chân quê” nay gia đình họ êm ấm cả. Oán trách mãi bố mẹ thời xưa làm gì. Duyên số nữa!
Thứ hai: Báo nói là bà Hoàng Thị Mỹ đã ly hôn với ông Lê Lựu 39 năm, thế mà cách đây 20 năm (1994), bà Mỹ kê khai gian dối để được UBND tỉnh Hải Hưng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 545m2 đất ở nhà ông Lựu.
Nếu sự thật chỉ có thế, có lẽ bà Mỹ đã gian dối kiểu gì đó và UBND tỉnh sai rồi. Nhưng sự thật có phải vậy đâu. Trên thực tế, sau khi tòa xử ly hôn bà Mỹ đã ở lại nuôi con, chăm sóc mẹ chồng ốm đau đến khi mất. Tôi từng nghe kể bà cụ - mẹ ông Lựu - động viên bà Mỹ: “thằng Lựu nó bỏ con, con không là con dâu mẹ thì con là con gái mẹ, mẹ chết mẹ phù hộ cho con”. Từ năm 15 tuổi về làm dâu nhà chồng và đã 39 năm từ khi ly hôn với ông Lựu, bà Mỹ vẫn ở đây, vẫn hộ khẩu thường trú, vẫn nuôi mẹ chồng, nuôi con của ông Lê Lựu, theo giỗ tết nội ngoại nhà ông Lựu (cả dòng họ Lê, làng xóm, người dân xã Tân Châu đều biết). Tính đến lúc được cấp sổ đỏ (năm 1994) là 40 năm và đến nay là 60 năm bà Mỹ ở trên mảnh đất đó, đóng thuế, chịu nghĩa vụ công dân xây dựng hợp tác xã...; vậy mà người ta nói bà Mỹ kê khai gian dối để được cấp sổ đỏ. Việc gán cho “bà Mỹ thấy đất thổ cư cao giá, nảy lòng tham, gian dối chiếm dụng đất ở của ông Lê Lựu” lại càng sai. Cách đây 20 năm (1994), khi bà Mỹ nhận sổ đỏ mảnh đất 545m2 và nhà ở đây, đường sá lầy lội, vườn tược rậm rạp, ao tù nước đọng,… đã làm gì có chuyện sốt giá. Sao lại đem chuyện mấy năm nay gán cho 20 năm trước?
Nói về pháp luật: Lúc bà Mỹ được cấp GCNQSDĐ ở đây cũng là lúc ông Lựu đã được Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (50m2) và nhà ở Lý Nam Đế, Hà Nội rồi, không phải ông Lê Lựu “tay trắng” như bây giờ.
Thứ ba: Đọc cả bài báo tôi chỉ thấy ba chữ “con gái ông” trong cuộc họp gia đình mà không nói thêm gì. Xin nói rõ: Trước khi ly hôn, ông Lựu và bà Mỹ đã có với nhau một con gái là Lê Thị Lương. Sau khi vợ chồng ly dị, bà Mỹ đứng vậy nuôi mẹ chồng, nuôi con. Chị Lê Thị Lương được mẹ nuôi ăn học trưởng thành đã có gia đình riêng, làm cô giáo đứng lớp, sau lên làm cán bộ quản lý giáo dục, hiện nay là Trưởng Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Khoái Châu, được bầu vào Huyện ủy viên, Hội đồng Nhân dân huyện. Liệu có phải chị Lương là con gái nên không có quyền thừa kế mà ông Lựu đòi sổ đỏ mang tên mình, để sau này giao lại cho các cháu họ Lê. Việc thờ cúng tổ tiên đã có cháu trưởng duy trì, cả họ phải theo (ông Lựu có 5 anh em trai, ông Lựu là con thứ). Còn bà Mỹ quyết giữ chủ quyền sổ đỏ là để khi cả bà Mỹ, ông Lựu qua đời thì giao lại nhà đất cho con gái là Lê Thị Lương của mình có chỗ đặt di ảnh, bát hương thờ cúng cha mẹ mình, chả lẽ nhờ các anh cúng hộ. Lý nào, tình nào hơn? Tôi nghe nói các anh chị em con chú, con bác chị Lương đều hiểu đúng việc này lắm.
Thứ tư: Bài báo có đoạn viết: “Giá như gia đình Lê Lựu hết tình đời mà nhẫn tâm buộc bà Mỹ phải ra khỏi nhà ngay sau ly hôn thì đã tránh cho nhà văn “cái họa” mất đất hôm nay!”, tôi lại nghĩ ông Lựu đuổi bà Mỹ đi ngay bấy giờ rồi đem mẹ già, con nhỏ đi cho vợ sau nuôi có khi không mang tiếng “hết tình đời” và “nhẫn tâm” bằng lúc này - khi bà Mỹ đã già yếu, sau hơn 60 năm gắn bó với căn nhà, mảnh đất nhà chồng nay bị đòi sổ đỏ, vậy là “cái họa” chuyển sang bà Mỹ mới đúng địa chỉ.
Chúng ta ai cũng hiểu, khi muốn tự oán trách mình hoặc phê phán người khác về một việc gì đó đã xảy ra trong quá khứ thì phải đặt nó vào thời điểm lịch sử và hoàn cảnh thực tế lúc bấy giờ mới khách quan, đúng đắn.
Thứ năm: Về nỗi bức xúc cụ thể về ông Lê Lựu “cực chẳng đã” phải kiện vợ con đòi nhà đòi đất, bài báo đã nói: Gia đình đã họp có ông Lựu, vợ con ông và 6 vị đại diện nội tộc, cuộc họp đã có văn bản khẳng định ông Lựu có quyền sử dụng nhà, đất này đến khi qua đời. Chỉ khác là ông Lê Lựu không thể cướp sạch công lao của bà Mỹ bằng việc đòi lại sổ đỏ. Nói cái lý, cái phải cho mình thì cũng phải nghĩ đến cái lý, cái phải của người vợ đã 60 năm gắn bó với mảnh đất này, nay cũng tuổi cao, sức yếu, phải ra đường ở ư?
Về mấy việc lặt vặt: Tôi đã tìm hiểu qua gia đình, đã biết thực hư ra sao:
- Việc ông Lựu nói mỗi lần về phải đứng chờ ba-bốn giờ mới có người mở cổng là không có thật.
- Việc chặt cây sung không phải vợ con ông chặt mà do cây sung đứng giáp ranh với nhà đứa cháu (con em ruột ông Lựu), nó thấy mỗi khi quả chín rụng xuống phía nhà nó, sâu bọ bẩn thỉu, vợ cháu chưa hỏi các bác đã chặt, nó đã biết lỗi rồi.
- Việc bà Mỹ ngăn không cho ông trồng cây, trồng rau ở vườn cũng không phải . Ai cũng cảm thấy mối quan hệ của ông với vợ cũ, với con ở quê trước đây rất bình thường, tốt đẹp. Có lẽ còn do một nguyên nhân sâu xa nào đó ông không tiện nói ra mới dẫn đến kiện cáo đòi nhà, đòi đất, chứ ba cái chuyện lặt vặt ông chấp làm gì.
Xét cả về lý về tình, nếu việc ông Lê Lựu đòi bà Mỹ giao sổ đỏ trả ông là đúng, tôi tin chắc rằng cả họ Lê, cả Đảng, chính quyền, nhân dân xã Tân Châu sẽ lên tiếng ủng hộ ông, nhưng họ không nói gì, vậy nên ông hãy cân nhắc lại.
http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/nha-van-le-luu-nen-can-nhac-lai-124042.bld
0 Response to "Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, vùng Khoái Châu vẫn rộ phong trào tảo hôn nam"
Đăng nhận xét
Vui lòng không Spam. Thanks các bạn