Đầu tiên, cần xem lại loạt entry tôi đã đi về đèn LED, mà các nhà khoa học Nhật Bản vừa nhận giải thưởng Nobel năm 2014 (ở đây và ở đây).
Còn tình hình ở Đại Việt dưới đây, thì người kể chuyện là Hoàng Ngọc Diệp. Còn người thấy đồng cảm, và có thêm một chút giới thiệu thì là Baron Trịnh.
Còn tình hình ở Đại Việt dưới đây, thì người kể chuyện là Hoàng Ngọc Diệp. Còn người thấy đồng cảm, và có thêm một chút giới thiệu thì là Baron Trịnh.
Từ đây trở xuống là chép nguyên xi về từ Fb Baron.
---
Baron TrịnhさんはBau X Trinhさんと一緒です
Bài của bác Hoàng Ngọc Diệp, xin phép copy về đây để có thêm một góc nhìn của người bên ngoài về nghiên cứu khoa học ở An-nam.
---------------------------------NGHIÊN CỨU VÀ SÁNG TẠO KHOA HỌC THEO "CƠ CHẾ" VÀ "CƠ CẤU"
Vào những tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010, với tư cách được mời làm 1 “Ủy Viên” hội đồng khoa học của 1 số dự án nghiên cứu & phát triển khoa học tại Việt Nam mình, tôi có được một số kinh nghiệm rất thú vị, chia sẻ đến các bạn trẻ vừa để “mua vui” cũng như vừa để các bạn suy ngẫm nhé!
Đề tài “Phát triển công nghệ LED cho HDTV”, đây là đề tài liên đại học giữa 1 trường tại TP HCM và 1 trường tại Hà Nội. Nội dung chính: Liên kết để nghiên cứu và phát triển con chip LED sử dụng cho HDTV, kéo dài trong vòng 24 tháng với ngân sách ~6 tỷ Đồng VN. Kết quả dự kiến: Sẽ có 1 con chip LED cho HDTV chất lượng cao hơn HDTV của Sony & Sam Sung, tiềm năng sẽ bán ra không dưới vài chục triệu USD. Như vậy, sau hai năm, VN sẽ có con chip LED tiên tiến nhất thế giới và hiệu quả kinh tế cao ngất trời xanh.
Nhóm bảo vệ dự án lên “nổ” rất to về quá trình nghiên cứu của từng thành viên của nhóm, phân tích ngân sách, v.v… hầu hết mọi thành viên trong hội đồng khoa học rất hồ hởi, phần khởi.
Cho tới phần tôi thì tôi hỏi một số câu hỏi và được trả lời như sau:
- Tại sao nghiên cứu & phát triển khoa học của đaị học mà phải chứng minh hiệu quả kinh tế như một công ty mà không chứng minh tính đóng góp cho các giáo trình khoa học cho sinh viên đại học?
Trả lời: Vì cơ chế bắt buộc phải chứng minh tính hiệu quả kinh tế anh ạ. Anh thông cảm.
- Theo tôi biết Sony & Sam Sung, tương tự như nhau là mất hơn 500 triệu USD và 5 năm nghiên cứu phát triển LED cho HDTV, làm sao nhóm có thể chỉ trong vòng 2 năm với 1 số tiền quá ít ỏi mà có thể qua mặt họ được đây?
Trả lời: Quan điểm của chúng tôi là dựa trên những gì họ đã làm rồi chúng tôi sẽ cải tiến cho tốt hơn.
- Như vậy nhóm dự tính mua “blue print” của các sản phẩm đã có trên thị trường thế giới hay “reversed engineering”? Vì tôi biết để mua 1 “blue print”, nếu có bán trên thị trường, thì cũng không dưới vài chục triệu USD nếu không nói cao hơn rất nhiều. Còn “reversed engineering” thì các bạn đã có LAB có thể thực hiện hiệu quả các công đoạn này không?
Trả lời: Ồ đắt thế kia? Nếu mua “blue print” mà đắt như thế thì chúng tôi tự nghiên cứu từ đầu, có đủ khả năng mà! Còn “reversed engineering” thì ở VN chưa có LAB để thực hiện được.
- Như vậy, nhóm Bạn có biết là để mua 1 phần mềm thiết kế và hệ thống làm sản phẩm mẫu và testing tốn kém bao nhiêu tiền hay không vì theo tôi biết sẽ không dưới 8 triệu USD đâu?
Trả lời: Chúng tôi sẽ nghiên cứu bổ sung và tìm cách để lấy hỗ trợ từ nhà cung cấp phần mềm thiết kế và hệ thống testing để đỡ tốt tiền.
Tất nhiên tôi đã không ký tên đồng ý cho dự án này triển khai, và tất nhiên quá bán hội đồng lại đồng ý cho triển khai vì… chỉ có 6 tỷ đồng mà tương lai hiệu quả kinh tế thì quá lớn! Bên cạnh, đây là dự án mà có một "ngài GSVS" uỷ viên trung ương đỡ đầu nữa.
Kết luận:
- “Cơ chế” bắt anh em khoa học, cho dù từ các trường đaị học lớn, phải bỏ qua chuyện phục vụ giáo trình, chuyện nghiên cứu khoa học & công nghệ thuần túy, mà phải tập trung vào “hiệu quả kinh tế”.
Nhưng trong nghiên cứu khoa học, bình thường trong 10 nghiên cứu của các viện lớn của thế giới đi nữa thì nhiều nhất là 2 hoặc 3 dự án có kết quả thành công mà mất rất nhiều thời gian, công sức và ngay cả tiền của! Thế là tiêu ma những dự án nghiên cứu phát triển khoa học - công nghệ của cấp đại học!
- “Cơ cấu”: Vì dự án này được một số GSVS, GSTS đảng viên cao cấp và kỳ cựu đỡ đầu nên hầu hết những thành viên hội đồng khoa học cũng phải “nể mặt” (vì cùng nằm trong “cơ cấu") mà duyệt, cho dù họ cũng thấy rõ tính phản khoa học của dự án.
-----
Điều nhức nhối hơn, không phải là tính phản khoa học của "cơ chế" và "cơ cấu", nhưng những người mang danh là thầy giáo, là sinh viên ưu tú - mặc dù đã biết rõ đây là bài vẽ và sẽ không mang lại bất kỳ một kết quả khoa học nào hết, nhưng vì các "nhu cầu" khác nhau (từ báo cáo thành tích là có hoạt động nghiên cứu khoa học, cho đến có chút thu nhập riêng, cho đến có cơ hội tham gia hoạt động nghiên cứu cho dù chẳng tới đâu - họ sẵn sàng lập kế hoạch và thực hiện.
Sự đánh đổi nhân cách vì các "nhu cầu" này, không biết sau một thời gian, họ sẽ dần dần tự biến mình thành những loại người như thế nào?
https://www.facebook.com/bau282/posts/1417251281908379
0 Response to "Khoa học và công nghệ Đại Việt đầu thế kỉ 21 (chuyện của HND và Baron)"
Đăng nhận xét
Vui lòng không Spam. Thanks các bạn