Đây không phải là lời của cụ nhà văn Nguyễn Công Hoan đâu, mà của một cụ Hoan khác, như sau (cụ Hoan nào thì đọc tiếp ở dưới):
"Bấy giờ mới biết: Thì ra tất cả mọi người đến nộp đơn huyện đều phải mất tiền như thế, việc nhỏ thì một đồng, việc lớn thì năm, ba đồng. Một người nông dân vì có con bò chết, phải lên huyện báo chết để xin phép về chôn, cũng phải nộp một đồng bạc vào trong đơn. "
Chuyện được trình bày rất dễ hiểu như sau.
Là thuật lại của cụ Hoàng Văn Hoan.
1. Bản tiếng Việt thì như thế này:
"
Đầu năm 1925, tôi lại đi Thủy Nguyên nhưng lần này thực dân Pháp bắt các trường tư phải xin phép mới được dạy. Chưa có phương kế gì khác, tôi đành phải mời ông lý trưởng có con học với tôi cùng lên huyện xin phép. Vào huyện đường nộp đơn, tên tri huyện không thèm xem, hắn hất hàm bảo ra ngoài nhờ bọn nho lại viết đơn khác. Tôi đi qua nhiều chặng nhưng không ai viết giúp. Lúc đó người lý trưởng đã có kinh nghiệm việc quan, lấy tờ bạc giấy một đồng gấp vào trong lá đơn lúc nãy, bảo cứ thế đem nộp, quan huyện ngài sẽ nhận. Thật vậy, khi tên tri huyện giở đơn ra, thấy đồng bạc, hắn liền nhận đơn và bảo: Hãy về chờ quan sức.
Bấy giờ mới biết: Thì ra tất cả mọi người đến nộp đơn huyện đều phải mất tiền như thế, việc nhỏ thì một đồng, việc lớn thì năm, ba đồng. Một người nông dân vì có con bò chết, phải lên huyện báo chết để xin phép về chôn, cũng phải nộp một đồng bạc vào trong đơn.
Quan huyện chấp đơn rồi, tôi đi lang thang xem cảnh, thấy ở cổng huyện có một câu đối chữ Hán, rất tiếc đã lâu ngày, nay chỉ nhớ có một vế: “Thần môn như thị, băng hồ thu thủy chứng thần tâm”, nghĩa là “Cửa quan thì đông như chợ, nhưng lòng quan thì như nước mùa thu đựng ở cái bình trong như băng”. Mỉa mai thay!
Rời huyện đường về Trung Sơn, bụng vẫn nghĩ rằng mình có biết chữ Hán, chữ quốc ngữ, lại có bằng sơ học Pháp-Việt, chắc thế nào cũng được phép dạy, nên cứ bảo học trò đến học như thường. Không ngờ được độ vài tuần thì có giấy quan huyện sức về phải đóng cửa trường. Thế là việc dạy học ở Thủy Nguyên chấm dứt.
Tôi lại trở về Quỳnh Đôi, cùng với một số anh em cùng chí hướng tìm cách hoạt động.
"
2. Cả đoạn dài dài thì đọc ở đây:
"
Năm 1923, có tin đồn anh Hồ Tùng Mậu xuất dương từ mấy năm trước đã bí mật về nước và có ghé qua làng Quỳnh, tin này càng làm cho tôi suy nghĩ, ngày đêm ấp ủ điều mơ ước: Phải xuất dương để tìm đường cách mạng.
Mùa hè năm 1923, tốt nghiệp sơ học Pháp-Việt, nhưng tôi không tha thiết gì việc học hành nữa. Tháng tám năm ấy, nhiều anh em học sinh làng tôi thi vào trường trung học Vinh, hồi đó gọi là trường Quốc học. Tôi cũng đi Vinh, mượn cớ lấy chứng chỉ sức khỏe để xin thi vào Quốc học, nhưng thật ra là để nghe ngóng xem có manh mối gì về cách mạng không, chứ không nộp đơn đi thi. Hôm thi xong, khi có tin báo về làng Quỳnh được sáu người vào học Quốc học, thì tôi còn đang đá bóng ở sân đình, một ông Tú [1] trong làng đã mắng tôi là không chăm chỉ học hành, không biết lập chí.
Thật ra cái chí của tôi không thể nói cùng ai. Trong số bạn học, chỉ có anh Nguyễn Nhu và anh Dương Đình Thúy là người thường hay tâm sự. Nhưng hai anh này vừa học hết lớp nhất đã phải bỏ đi Hà Đông học nghề dệt rồi.
Tôi không thi vào trường Quốc học, thì cha tôi bắt nộp đơn xin vào trường Quốc tử giám ở Huế, đây là một trường chuyên đào tạo lớp quan lại mới phục vụ cho chế độ bảo hộ và Nam triều, nên ai muốn thi là phải có quan huyện sở tại chứng thực. Hôm lên huyện xin chứng thực, tên tri huyện xem đơn thấy tên cha tôi là Hoàng Minh Kha, hắn tưởng lầm là một người chức dịch giàu trong huyện cũng có tên là Minh Kha, nên rất vồn vã. Sau hỏi ra hắn biết là không phải, nên không cho chứng nhận và đuổi tôi ra. Thế là tôi khỏi phải thi vào Quốc tử giám.
Để cha tôi yên lòng, tôi thường chăm chỉ đọc sách, có khi tìm đọc cả một số sách cổ và thơ Đường.
Mùa hè năm 1924, tôi nộp đơn thi vào trường sư phạm Nam Định nhưng thi hỏng, tôi phải ra Bắc kiếm một nơi dạy trẻ ở làng Trung Sơn, tổng Kinh Triều, huyện Thủy Nguyên, tỉnh Kiến An, bên cạnh làng My Sơn, nơi cha tôi dạy chữ Hán. Tết năm ấy, lần đầu tiên tôi mang về cho mẹ được ba chục bạc tiền Tết của học trò. Mẹ tôi rất mừng.
Đầu năm 1925, tôi lại đi Thủy Nguyên nhưng lần này thực dân Pháp bắt các trường tư phải xin phép mới được dạy. Chưa có phương kế gì khác, tôi đành phải mời ông lý trưởng có con học với tôi cùng lên huyện xin phép. Vào huyện đường nộp đơn, tên tri huyện không thèm xem, hắn hất hàm bảo ra ngoài nhờ bọn nho lại viết đơn khác. Tôi đi qua nhiều chặng nhưng không ai viết giúp. Lúc đó người lý trưởng đã có kinh nghiệm việc quan, lấy tờ bạc giấy một đồng gấp vào trong lá đơn lúc nãy, bảo cứ thế đem nộp, quan huyện ngài sẽ nhận. Thật vậy, khi tên tri huyện giở đơn ra, thấy đồng bạc, hắn liền nhận đơn và bảo: Hãy về chờ quan sức.
Bấy giờ mới biết: Thì ra tất cả mọi người đến nộp đơn huyện đều phải mất tiền như thế, việc nhỏ thì một đồng, việc lớn thì năm, ba đồng. Một người nông dân vì có con bò chết, phải lên huyện báo chết để xin phép về chôn, cũng phải nộp một đồng bạc vào trong đơn.
Quan huyện chấp đơn rồi, tôi đi lang thang xem cảnh, thấy ở cổng huyện có một câu đối chữ Hán, rất tiếc đã lâu ngày, nay chỉ nhớ có một vế: “Thần môn như thị, băng hồ thu thủy chứng thần tâm”, nghĩa là “Cửa quan thì đông như chợ, nhưng lòng quan thì như nước mùa thu đựng ở cái bình trong như băng”. Mỉa mai thay!
Rời huyện đường về Trung Sơn, bụng vẫn nghĩ rằng mình có biết chữ Hán, chữ quốc ngữ, lại có bằng sơ học Pháp-Việt, chắc thế nào cũng được phép dạy, nên cứ bảo học trò đến học như thường. Không ngờ được độ vài tuần thì có giấy quan huyện sức về phải đóng cửa trường. Thế là việc dạy học ở Thủy Nguyên chấm dứt.
Tôi lại trở về Quỳnh Đôi, cùng với một số anh em cùng chí hướng tìm cách hoạt động.
"Mùa hè năm 1923, tốt nghiệp sơ học Pháp-Việt, nhưng tôi không tha thiết gì việc học hành nữa. Tháng tám năm ấy, nhiều anh em học sinh làng tôi thi vào trường trung học Vinh, hồi đó gọi là trường Quốc học. Tôi cũng đi Vinh, mượn cớ lấy chứng chỉ sức khỏe để xin thi vào Quốc học, nhưng thật ra là để nghe ngóng xem có manh mối gì về cách mạng không, chứ không nộp đơn đi thi. Hôm thi xong, khi có tin báo về làng Quỳnh được sáu người vào học Quốc học, thì tôi còn đang đá bóng ở sân đình, một ông Tú [1] trong làng đã mắng tôi là không chăm chỉ học hành, không biết lập chí.
Thật ra cái chí của tôi không thể nói cùng ai. Trong số bạn học, chỉ có anh Nguyễn Nhu và anh Dương Đình Thúy là người thường hay tâm sự. Nhưng hai anh này vừa học hết lớp nhất đã phải bỏ đi Hà Đông học nghề dệt rồi.
Tôi không thi vào trường Quốc học, thì cha tôi bắt nộp đơn xin vào trường Quốc tử giám ở Huế, đây là một trường chuyên đào tạo lớp quan lại mới phục vụ cho chế độ bảo hộ và Nam triều, nên ai muốn thi là phải có quan huyện sở tại chứng thực. Hôm lên huyện xin chứng thực, tên tri huyện xem đơn thấy tên cha tôi là Hoàng Minh Kha, hắn tưởng lầm là một người chức dịch giàu trong huyện cũng có tên là Minh Kha, nên rất vồn vã. Sau hỏi ra hắn biết là không phải, nên không cho chứng nhận và đuổi tôi ra. Thế là tôi khỏi phải thi vào Quốc tử giám.
Để cha tôi yên lòng, tôi thường chăm chỉ đọc sách, có khi tìm đọc cả một số sách cổ và thơ Đường.
Mùa hè năm 1924, tôi nộp đơn thi vào trường sư phạm Nam Định nhưng thi hỏng, tôi phải ra Bắc kiếm một nơi dạy trẻ ở làng Trung Sơn, tổng Kinh Triều, huyện Thủy Nguyên, tỉnh Kiến An, bên cạnh làng My Sơn, nơi cha tôi dạy chữ Hán. Tết năm ấy, lần đầu tiên tôi mang về cho mẹ được ba chục bạc tiền Tết của học trò. Mẹ tôi rất mừng.
Đầu năm 1925, tôi lại đi Thủy Nguyên nhưng lần này thực dân Pháp bắt các trường tư phải xin phép mới được dạy. Chưa có phương kế gì khác, tôi đành phải mời ông lý trưởng có con học với tôi cùng lên huyện xin phép. Vào huyện đường nộp đơn, tên tri huyện không thèm xem, hắn hất hàm bảo ra ngoài nhờ bọn nho lại viết đơn khác. Tôi đi qua nhiều chặng nhưng không ai viết giúp. Lúc đó người lý trưởng đã có kinh nghiệm việc quan, lấy tờ bạc giấy một đồng gấp vào trong lá đơn lúc nãy, bảo cứ thế đem nộp, quan huyện ngài sẽ nhận. Thật vậy, khi tên tri huyện giở đơn ra, thấy đồng bạc, hắn liền nhận đơn và bảo: Hãy về chờ quan sức.
Bấy giờ mới biết: Thì ra tất cả mọi người đến nộp đơn huyện đều phải mất tiền như thế, việc nhỏ thì một đồng, việc lớn thì năm, ba đồng. Một người nông dân vì có con bò chết, phải lên huyện báo chết để xin phép về chôn, cũng phải nộp một đồng bạc vào trong đơn.
Quan huyện chấp đơn rồi, tôi đi lang thang xem cảnh, thấy ở cổng huyện có một câu đối chữ Hán, rất tiếc đã lâu ngày, nay chỉ nhớ có một vế: “Thần môn như thị, băng hồ thu thủy chứng thần tâm”, nghĩa là “Cửa quan thì đông như chợ, nhưng lòng quan thì như nước mùa thu đựng ở cái bình trong như băng”. Mỉa mai thay!
Rời huyện đường về Trung Sơn, bụng vẫn nghĩ rằng mình có biết chữ Hán, chữ quốc ngữ, lại có bằng sơ học Pháp-Việt, chắc thế nào cũng được phép dạy, nên cứ bảo học trò đến học như thường. Không ngờ được độ vài tuần thì có giấy quan huyện sức về phải đóng cửa trường. Thế là việc dạy học ở Thủy Nguyên chấm dứt.
Tôi lại trở về Quỳnh Đôi, cùng với một số anh em cùng chí hướng tìm cách hoạt động.
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5552&rb=08
3. Bản tiếng Trung (dịch từ bản tiếng Việt, xuất bản tại Trung Quốc) thì như thế này:
0 Response to "Vì sao phải đi làm cách mạng, và đến khi nào thì nhất quyết phải cách mạng"
Đăng nhận xét
Vui lòng không Spam. Thanks các bạn