Triết lí tịnh khẩu (không nói) để thấy được thiên cơ của Đạo Dừa ở Nam Bộ: "Chúng sinh sở dĩ khổ là vì thân, khẩu và ý, đây là căn tạo ra nghiệp chướng. Tai nghe không thích thì nổi lòng sân si, mắt thấy sắc đẹp thì nảy ý tà dâm, mũi ngửi mùi ngon thì nảy lòng tham ăn, lưỡi nếm vị ngọt ngào thì lòng sinh ưa thích. Cuối cùng ông đạo Dừa cho rằng: Miệng nói độc ác, nói dối, nói đâm thọc, thân làm việc giết chóc, đánh đập, ý tưởng tội ác… đều do bởi các giác quan khởi nguồn, nên phải “trói” chúng lại. Chính điều đó mà chủ trương đạo Dừa “khóa” lưỡi trước, tức là “tịnh khẩu”.".
Tức thiên cơ thì phải tu hành khổ hạnh như Đạo Dừa mới có thể nhìn thấy. Và thiên cơ thì không thể tiết lộ.
Tức thiên cơ thì phải tu hành khổ hạnh như Đạo Dừa mới có thể nhìn thấy. Và thiên cơ thì không thể tiết lộ.
Chuyện cũ kể lại.
Đã tải lên vào 17-01-2010
ÔNG ĐẠO DỪA (Coconut Monk) Nguyễn Thành Nam
https://www.youtube.com/watch?v=4Lglq1fMtTA
Từ đây trở xuống là chép nguyên xi của Gia đình Nét. Sẽ bổ sung dần dần.
---
Ngày 23 Tháng 2, 2014 | 03:00 PM
Sự thật và huyền thoại về phái tu khổ hạnh mang tên đạo đừa nam ở Nam bộ:
Bị tống vào nhà thương điên vì dám… tiết lộ “thiên cơ
GiadinhNet - Đang tịnh tu tại quê nhà thì ông đạo Dừa - Nguyễn Thành Nam bỗng nhiên phát hiện mình có khả năng đoán “thiên cơ”. Một ngày nọ, vị “giáo chủ” này phái 4 đệ tử lên Sài Gòn, đến phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm và dâng một bức thư gọi là “sớ thiên đình”.
Trong nội dung của tờ “sớ”, đạo Dừa cho rằng, miền Nam sẽ có biến cố lớn trong năm tới, tất thảy bất lợi cho nền đệ nhất cộng hòa mới lập của họ Ngô. Nghĩ rằng đầu óc đạo Dừa có vấn đề, Tổng thống Diệm cho cảnh sát bắt ông này lại và tống vào nhà thương điên ở Chợ Quán.
Một góc giang sơn cồn phụng- chùa Nam Quốc Phật của đạo Dừa. Ảnh TG |
Tịnh khẩu 14 năm để “nhìn thấy thiên cơ”
Kể từ ngày chọn con đường tu khổ hạnh, thấm thoắt đạo Dừa Nguyễn Thành Nam đã có 14 năm ăn chay, uống nước dừa, ngủ ngồi, tịnh khẩu. Trước đó ông đã tu tại núi Cấm của vùng Thất Sơn (An Giang), sau này ông mới về lại quê nhà ở Định Tường- Mỹ Tho (nay là xã Tân Thạnh, huyện Tân Thành, Bến Tre). Vì lối tu kỳ bí cùng những quan niệm lạ nên Nguyễn Thành Nam đã được nhiều đệ tử ái mộ nguyện theo. Ông Nguyễn Thành Hải (77 tuổi, xã Tân Thạnh, huyện Châu Thành, Bến Tre - em cùng cha khác mẹ với ông đạo Dừa), người có thời gian sát cánh tu cùng ông đạo Dừa cho biết, vào thời hưng thịnh, có hàng chục nghìn người theo đạo Dừa.
Theo ông Hải, khi đã khoác áo nâu theo đạo này thì người ta có một sự đam mê lạ lùng. Những năm tháng cùng tu theo anh trai mình, ông Hải đã chứng kiến những kiểu “hành xác” mà theo ông, nếu không tận thấy thì khó ai có thể tưởng tượng. Theo đó, ông đạo Dừa không ăn cơm mà chỉ uống nước dừa, ăn rau quả luộc để sống lay lắt ngày này sang tháng nọ. Ông không đi dép, thân chỉ quấn mỗi manh áo đà mỏng. Đêm đến ông lên đài cao hàng chục mét, khoanh chân chữ ngũ tịnh tâm và ngủ ngồi dù trời lạnh hay nóng. Khi bệnh tật, ông đạo Dừa không uống thuốc mà chỉ dằm ớt pha với nước để trừ bệnh.
Thế nhưng, đều cốt yếu nhất trong lối tu của ông đạo Dừa là không nói (tịnh khẩu) hàng chục năm, đó mới là phi thường. Theo như ông Hải kể thì sinh thời ông đạo Dừa lý giải chuyện tự “cấm khẩu” đầy tính triết lý thế này: Chúng sinh sở dĩ khổ là vì thân, khẩu và ý, đây là căn tạo ra nghiệp chướng. Tai nghe không thích thì nổi lòng sân si, mắt thấy sắc đẹp thì nảy ý tà dâm, mũi ngửi mùi ngon thì nảy lòng tham ăn, lưỡi nếm vị ngọt ngào thì lòng sinh ưa thích. Cuối cùng ông đạo Dừa cho rằng: Miệng nói độc ác, nói dối, nói đâm thọc, thân làm việc giết chóc, đánh đập, ý tưởng tội ác… đều do bởi các giác quan khởi nguồn, nên phải “trói” chúng lại. Chính điều đó mà chủ trương đạo Dừa “khóa” lưỡi trước, tức là “tịnh khẩu”.
Ông Hải kể: “Với lý luận như vậy nên sinh thời ông đạo Dừa thực hiện gần như đúng nguyên tắc đó. Khoảng thời gian 14 năm (tính đến thời điểm năm 1959) ông đạo Dừa không nói, ngồi kiết già trên đài cao nên ý không động, thân được tịnh nên tâm sáng, tự nó sinh trí tuệ. Ông chỉ dùng mắt quan sát, đầu óc suy ngẫm mà tự hiểu bản thân, hiểu người và hiểu vạn vật trong vũ trụ. Đó là căn nguyên khiến ông đạo Dừa cho rằng mình có thể thấy được “thiên cơ”. Thiên cơ theo ông là những gì sẽ xảy ra gắn liền với trách nhiệm của ai đó phải hành động. Và, vào một ngày đang tu thiền thì ông đạo Dừa tuyên bố nhìn thấy tai ương tang tóc, “nghiệp chướng” này sẽ xảy đến với chính quyền Ngô Đình Diệm vào năm 1960. Nhưng không ngờ, chính vì tài “tiên đoán thiên cơ” mà ông bị tống vào nhà thương dành cho người tâm thần”.
Bị tống vào trại tâm thần vì tội “tiên đoán thiên cơ”
Ông Nguyễn Thành Hải kể lại câu chuyện này với chúng tôi như sau: “Trong một đêm năm 1958, tu sỹ Nguyễn Thành Nam ngồi tham thiền. Không biết thấy được điều gì xảy ra đến vận mạng nước nhà hay không, nhưng đến khoảng nửa đêm thì ông dậy đốt đèn viết một bức thư. Nội dung thư đại ý xin yết kiến Ngô Đình Diệm để nói chuyện thiên cơ và cho hay tiếng súng sẽ bắt đầu trở lại trong năm Kỷ Hợi (phong trào đồng khởi cuối năm 1959 và năm 1960) toàn miền Nam. Ông đạo Dừa gọi bức thư là “Sớ Thiên Đình”, sau đó sai 4 đệ tử thân cận nhất với tư cách là “sứ thần” mang lên Sài Gòn trao trực tiếp cho Ngô Đình Diệm. Nhưng vì lúc ấy miền Nam vẫn tương đối yên bình, sự tiên đoán của ông Đạo dừa quả là “hỗn xược”. Khi những “sứ thần” của ông đạo Dừa vừa trao bức thư, đọc xong thì Ngô Đình Diệm gọi cảnh sát bắt tất cả đưa về bót để thẩm vấn.
Nhóm đệ tử của ông đạo Dừa bị đưa đến ty cảnh sát quận 1 và nhiều cơ quan an ninh khác để điều tra đúng 1 tháng 6 ngày thì được tha. Thế nhưng, đến ngày 28/12/1958, ty cảnh sát Kiến Hòa nhận được lệnh của Ngô Đình Diệm phải tiếp tục bắt ông đạo Dừa để phục vụ điều tra về tội “nhìn thấy thiên cơ”. Vị “giáo chủ” được giải lên Sài Gòn để lấy khẩu cung. Khi đối mặt với cơ quan điều tra đạo Dừa vẫn tịnh khẩu, ông giao tiếp bằng giấy bút đại ý rằng: Ông đã nhìn thấy “thiên cơ” nên muốn cảnh báo cho Ngô Đình Diệm mà thôi. Những viên cảnh sát điều tra cho rằng, chỉ có người bất bình thường mới nói những lời nhảm nhí như thế nên đã tống ông vào nhà thương Chợ Quán, nơi dành cho những người tâm thần.
Ông Hải kể về chuyện tu hành của anh trai mình. Ảnh TG |
Tại đây ông đạo Dừa vẫn giữ lối tu lạ kỳ, ngày ngày ăn chay và tịnh khẩu. Cảnh sát lệnh các bác sỹ phải có chế độ theo dõi đặc biệt đối với ông. Thời gian thắm thoắt đã 1 tháng trôi qua, những bác sỹ vẫn không ghi nhận một triệu chứng nào cho thấy đạo Dừa bị tâm thần.
Cái tên đạo Dừa vốn được báo chí thời bấy giờ theo dõi sát sao vì những chuyện kỳ lạ. Tất nhiên, chuyện ông bất ngờ “khai khẩu” thì đó là sự kiện thu hút dư luận. Hàng loạt tờ báo lúc đó đã vào cuộc đưa tin rất chi tiết: Vào khoảng 3h chiều ngày 5/1/1959, ông đạo Dừa đã nói sau 14 năm tịnh khẩu. Điều khiến cả bác sỹ phải kinh ngạc là dù hàng chục năm không nói nhưng tiếng ông vẫn trong trẻo, không bị méo mó và đặc biệt ông là người bình thường. Hơn tuần sau khi khai khẩu, các bác sĩ kết luận lại ông không “điên”. Giám đốc nhà thương đã làm phúc trình gửi lên thượng cấp. Hai ngày sau, một chiếc xe bít bùng từ Nha cảnh sát Đô Thành chạy thẳng đến nhà thương Chợ Quán chở ông về lại Nha để hỏi cung thêm một lần nữa sau đó cho tha vào ngày 3/2/1959.
Không biết lời tiên đoán của ông đạo Dừa với Ngô Đình Diệm có đúng thực tế hay không, nhưng ông Hải xác nhận với chúng tôi về sự kiện 4 đệ tử dâng “Sớ Thiên Đình” và ông Hai bị bắt giam để điều tra là có thực. Và như thế, vào cuối năm 1959 và trọng điểm là năm 1960, phong trào đồng khởi của cách mạng nổ ra khắp miền Nam. Hệ quả, kế hoạch lập khu trù mật, ấp chiến lược của Ngô Đình Diệm gần như bị phá sản, sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam vào 20/12/1960 là một thất bại đau đớn của chế độ cai trị tàn bạo họ Ngô. Điều này nếu đem đối sánh với những “tiên đoán” của ông đạo Dừa khoảng gần 2 năm trước đó thì rõ ràng không sai.
Chuyện ông bị chính quyền tống giam vào nhà thương dành cho người điên và những tiên đoán của ông ứng nghiệm khiến danh tiếng đạo Dừa càng trở nên vang xa, đệ tử khắp nơi tìm đến nhận sư phụ. Bản thân ông đạo Dừa tự thấy sứ mạng hòa bình được trời trao vào tay mình, kể từ đó ông quyết định đi vận động hòa bình cho cả Việt Nam và thế giới.
Hàn Phong - An Nhàn
Kỳ tới: Chuyện kỳ lạ về ông đạo Dừa vận động hòa bình và ra tranh cử “Đại Tổng Thống”
Tin liên quan
Chuyện chưa biết về lí luận tu tập dị thường của giáo chủ Đạo Dừa
Chuyện về ông kỹ sư hóa học sau thảm bại ý tưởng kinh tế rũ bỏ giàu sang tìm lối tu kì dị
- ---
- Điều kiện để tranh cử là phải nộp tiền để làm quỹ ứng cử. Ở cồn Phụng, ông đạo Dừa sai đệ tử chở lên 9 giỏ cần xé đầy tiền âm phủ, đến Tối Cao pháp viện Sài Gòn ký quỹ ứng cử. Báo giới Sài Gòn bấy giờ bảo ông đạo Dừa bị… khùng, điên.
- Ông đạo Dừa và bức ảnh bạch tượng hôn tay. Ảnh TG
Tại di tích khu lăng mộ ông đạo Dừa (Nguyễn Thành Nam, 1910 -1990, xã Tân Thạnh, huyện Châu Thành, Bến Tre), chúng tôi ấn tượng với bức ảnh được treo trong nhà lưu niệm. Trong ảnh, con voi trắng phủ phục quỳ dương vòi hôn lên tay ông đạo Dừa đang đứng. Ông Nguyễn Thành Hải (78 tuổi, em cùng cha khác mẹ với ông đạo Dừa), là đệ tử nhiều năm theo anh mình tu tập và hiện nay vẫn còn tu tại gia cho biết, bức ảnh là minh chứng của một sự “tiên tri” có thật lúc ông đạo Dừa còn sống. Câu chuyện này bắt nguồn từ việc, sau thời gian tu tập khắc khổ, ông khẳng định, bản thân đã nhìn thấy “thiên cơ” (tức sứ mệnh hòa bình được trời giao cho phó cho ông). Ông đạo Dừa cũng cho rằng, từ năm 1948, “chìa khóa hòa bình” đã nằm trong tay, nhưng chưa có cơ hội “khai mở”. Những năm sau đó, vừa tu hành ông vừa sốt sắng lên Sài Gòn gặp các nguyên thủ lúc đó để gửi “kiến nghị hòa bình”. Nhưng chính vì diện mạo ông chẳng giống ai, hơn nữa việc làm lại khác người nên tất cả đều không ai đếm xỉa.
Vào cuối năm 1959, một lần nữa người ta lại tin rằng ông đạo Dừa có khả năng nhìn thấy quá khứ, khi lời tiên tri về sự xuất hiện của voi trắng đã xuất hiện. Câu chuyện được ông Hải kể cụ thể như sau: Vào năm 1957, ông đạo Dừa có đeo một hình con Bạch tượng trên người, các đệ tử thấy lạ tò mò hỏi thì ông trả lời: “Đây là thiên cơ để có bạch tượng ra đời ở vùng cao nguyên, khi nào có sự thật như vậy là Việt Nam rất hữu phước”. Và không biết do sự trùng lặp hay không nhưng đúng tháng 8 (AL) năm đó, ở Buôn Mê Thuột (thủ phủ Tây Nguyên lúc đó) một thợ săn khi vào rừng săn đã bắt được một con voi trắng. Liên hệ đến lời tiên tri của ông đạo Dừa trước đó 3 năm người ta cho rằng đã ứng nghiệm. Báo giới Sài Gòn lúc đó được dịp vào cuộc rất náo nhiệt, cho rằng ông đạo Dừa có thể nhìn thấy tương lai và cho rằng, ông có tiềm năng đi làm chính trị sau này.
Về phía mình, sau khi được tin, ông đạo Dừa cùng một số đệ tử tức tốc lên tận Buôn Mê Thuột để tận mắt gặp con bạch tượng. Thời điểm ấy, một số tờ báo đã sốt sắng cử ký giả đích thân đi theo tường thuật “sự kiện” này. Xin nói thêm, lúc đó quan niệm người Tây Nguyên về voi trắng rất huyền bí. Người ta cho rằng, voi trắng là biểu tượng của thần linh và rất hiếm khi xuất hiện, nhưng một khi xuất hiện thì sẽ có biến cố gì đó. Không những thế voi trắng là loài hung hăng, rất khó thuần, nên khi bắt về không ai dám đến gần sợ bị quật chết. Nhưng với ông đạo Dừa thì lại khác. Chẳng hiểu vì vía ông cao hay vì lý do gì, khi đáp chân xuống Buôn Ma Thuột, ông đạo Dừa liền tìm đến chỗ đang nhốt bạch tượng. Dân chúng hiếu kỳ tập trung quanh con voi đông nghẹt, ai cũng bảo cú này ông đạo Dừa chết chắc vì dám đến gần con voi mà không có ai bảo vệ.
Thật bất ngờ, khi vừa nhìn thấy ông, con voi hung hãn bỗng hiền hòa trở lại, nó quỳ chân xuống và dương vòi lên hôn đôi tay của ông Đạo dừa. Khoảnh khắc đó được nhiều ký giả của các tờ báo Sài Gòn chộp được và tường thuật chi tiết như là một câu chuyện lạ. Tờ báo “Đại chúng” (số 245) lúc đó giật lên trang nhất 2 tấm hình chụp ông đạo Dừa tươi cười bắt tay với vòi con bạch tượng, đồng thời có bài phân tích về lời tiên tri ứng nghiệm của ông. Và, điều đáng nói, từ câu chuyện “lạ” này người ta đang nhắc đến đạo Dừa với tư cách là người mang thiên mệnh. Sau chuyến đi này, uy danh của ông đạo Dừa nổi như cồn, người đến xin làm đệ tử ngày càng đông. Thấy ông có khả năng tập hợp được quần chúng, có nguy cơ tạo ra dư luận, chính quyền Sài Gòn đã cho quân cảnh đến bắt ông chở về Ty công an Kiến Hòa giam cầm 8 tháng mới thả. Khi được tha, ông đạo Dừa lại đi Sài Gòn gửi “kiến nghị hòa bình”.
Dùng tiền âm phủ ra tranh cử… “Đại Tổng thống”
Khu lăng mộ ông đạo Dừa hiện nay. Ảnh TG |
Vì cho rằng bản thân mang sứ mệnh trời giao phó nên kể từ sau sự kiện bạch tượng xuất hiện, ông đạo Dừa ráo riết đi “làm hòa bình”. Từ chuyện gặp các chính khách trên Sài Gòn, xin đi nước ngoài để vận động hòa bình, chủ trương mở hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương đều bất thành. Bởi có lẽ những việc làm chẳng giống ai của một tu sỹ có lối tu lạ lùng như ông khiến người ta nghĩ ông là người bất bình thường. Thế nhưng, thiên hạ nghĩ sao ông chẳng quan tâm, việc ông thì ông cứ làm. Cuối những năm 1960 đầu thập niên 1970, ông đạo Dừa rục rịch chuẩn bị cho việc ứng cử Tổng thống nhiệm kỳ 1971-1975. Cái tin ông ra tranh cử quả là một cú sốc với những chính khách ở Sài Gòn. Bên ngoài họ nghĩ rằng cho phép ông đạo Dừa ra tranh cử để có vẻ dân chủ, nhưng hầu như ai cũng chờ xem ông đạo Dừa tiếp tục “diễn” những trò hài gì.
Đầu tiên ông đạo Dừa cho đệ tử tuyên truyền rằng mình ra tranh cử chức “Đại tổng thống” chứ không phải Tổng thống đơn thuần. Bởi, tư tưởng “làm hòa bình” của ông to lớn chứ không phải “hạn hẹp” như những quan chức Sài Gòn lúc đó. Nhiều phe cánh, bè phái chỉ suốt ngày tham ô, tham nhũng và tranh quyền đoạt lợi, nội bộ lục đục triền miên. Ông còn giới thiệu người cháu gái mình ra tranh cử chức thủ tướng chính phủ. Theo ông đạo Dừa, nếu dân tin cẩn bỏ lá phiếu cho hai chú cháu nhà mình thì quả là sự lựa chọn tinh tường. Bởi nếu người đứng đầu đất nước, chính phủ đều là nhà tu hành, không bao giờ vị tư lợi, một khi “kiến thiết” đất nước xong, chú cháu ông sẽ tự cáo lui về cồn Phụng, giao lại quốc gia cho người khác.
Điều kiện tranh cử mà chính quyền Sài Gòn đưa ra lúc đó phải có 50 triệu bạc ký vào quỹ ứng cử, một số tiền được xem là rất lớn. Tuy nhiên, tiền bạc với ông đạo Dừa chưa bao giờ là vấn đề. Ông là con nhà phú hộ ở Kiến Hòa xưa, du học trời Tây, được sống xa hoa, quyền quý nhưng chẳng màng. Ông đã bỏ hết để sống cuộc đời khổ hạnh thì tiền chẳng là gì đối với ông. Rồi ngày 11/1/1971, ông đạo Dừa cùng một vài đệ tử thân tín bí mật rời “Đại giang sơn cồn Phụng” lên Sài Gòn, mang theo 9 giỏ cần xé (giỏ lớn đựng trái cây) giấy tiền âm phủ, đến Tối Cao pháp viện để ký quỹ ứng cử. Việc làm ngộ nghĩnh, lạ đời khiến cho những ai chứng kiến cũng cho rằng ông bị điên nặng. Thật ra ông đạo Dừa không điên, mà đây là hành động ngạo mạn, khinh thường những kẻ có trách nhiệm. Bởi ông luôn tự hào cho rằng ai cũng ham mê vật chất cho cá nhân, gia đình, không thể sánh với mình được.
Giữa đám đông quần chúng tò mò, trước ống kính của ký giả, ông đạo Dừa thản nhiên lý giải đầy ngạo mạn: “Cậu Hai (thói quen xưng hô của ông) có đem sẵn đây hai triệu đồng bạc thiệt để ký quỹ, nhưng cậu Hai không dại gì tốn tiền cho mấy ông dân biểu, ký tên giới thiệu cho cậu Hai ra ứng cử. Tiền đâu mà cho mấy ông đó, có cho thì cho giấy lộn, hoặc có sang lắm thì cho giấy tiền hàng mã. Nếu tốn bằng giấy hàng mã để mua chữ ký của dân biểu thì may ra cậu Hai chịu. Qua đây, cậu Hai muốn chứng tỏ cho mọi người thấy cậu Hai là một con người rất khôn ngoan, ra ứng cử nhưng không tốn một đồng bạc nào. Tất nhiên, cũng chính vì hành động “bỡn cợt” chính quyền này mà ý nguyện làm “Đại tổng thống” của ông đã bất thành.
Hàn Phong
Kỳ cuối: Chuyện ít biết về xác ông đạo Dừa được chôn đứng hàng chục năm không phân hủy.
0 Response to "Thiên cơ và tiết lộ thiên cơ : ông Đạo Dừa và Ngô Tổng thống"
Đăng nhận xét
Vui lòng không Spam. Thanks các bạn