"Đại cục" và "tồn dị" : giải nghĩa những từ mới sẽ xuất hiện nhiều từ năm 2015

Khoảng thời gian gần đây thì chữ được đặc biệt chú ý trên không gian thông tin là ĐẠI CỤC大局. Bên cạnh đó, là TỒN DỊ 存异 .

Chữ đầu, trực dịch là CỤC LỚN. Nghĩa thực là gì phải đọc tiếp.

Chữ sau thì có nghĩa là BẢO LƯU NHỮNG GÌ KHÁC NHAU. Cái chữ TỒN này, ngày xưa, các triều đại phong kiến Trung Hoa cũng hay sử dụng cho Đại Việt. Ở một chỗ nào đó, trong một bài học thuật đã in, tôi đã bàn về chữ TỒN này rồi.

Phải đợi đến hôm qua, khi hai bên đưa văn bản chính thức gồm cả tiếng Trung và tiếng Việt (lưu ở đây), thì đã rõ. Nguyên văn của ĐẠI CỤC và TỒN DI là nằm ở những đoạn dưới đây. Cũng rõ thêm nghĩa của các chữ này.

Đại ý thì là: muốn ĐẠI CỤC (tức Biển Đông) thì phải TỒN DỊ. Nhờ TỒN DỊ, rồi cứ dần dần CẦU ĐỒNG, thì thành ra ĐẠI CỤC.

Tức là sẽ thành vòng tuần hoàn: Đại Cục - Tồn Di - Cầu Đồng - Đại Cục - Tồn Di - Cầu Đồng - Đại Cục,... Tư duy triết học của dân tộc Trung Hoa. Đại Việt nếu bị cuốn theo cái vòng này, thì từng bước từng bước là ra mất luôn ĐẠI CỤC. 

Ý của người Trung Hoa ngầm ngầm thế. Dĩ nhiên, Đại Việt từ ngàn năm trước cũng đã hiểu rồi.

1. ĐẠI CỤC là muốn dùng cho Biển Đông. Vì:

Bản tiếng Trung:
"五、双方就海上问题坦诚交换意见,强调恪守两党两国领导人达成的重要共识,认真落实《关于指导解决中越海上问题基本原则协议》,用好中越政府边界谈判机制,坚持通过友好协商和谈判,寻求双方均能接受的基本和长久解决办法,积极探讨不影响各自立场主张的过渡性解决办法,包括积极研究和商谈共同开发问题。共同管控好海上分歧,全面有效落实《南海各方行为宣言》(DOC),并在协商一致的基础上早日达成“南海行为准则”(COC),不采取使争议复杂化、扩大化的行动,及时、妥善处理出现的问题,维护中越关系大局以及南海和平稳定"

Bản tiếng Việt:
"5Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) và sớm đạt được "Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông" (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông."



2. TỒN DỊ là đi theo cả cụm CẦU ĐỒNG TỒN DỊ 求同存异. Đây là phương thức để duy trì ĐẠI CỤC ở trên.

Bản tiếng Trung:
"双方总结了中越关系发展的重要经验和启示:中越传统友谊由毛泽东主席和胡志明主席等双方老一辈领导人亲手缔造,是两党两国和两国人民的宝贵财富,应珍惜、维护并发扬光大;中越两国拥有广泛共同利益,这是两国关系的大局所在,双方应始终坚持相互尊重、坦诚协商、求同存异、管控分歧;中越政治互信是双边关系健康稳定发展的基础,双方应加强高层交往与沟通,从战略高度引领双边关系向前发展;中越互利合作给两国人民带来实实在在的利益,有助于促进地区的和平、发展与繁荣,应予全面深化和加强。"

Bản tiếng Việt:

"Hai bên đã tổng kết những kinh nghiệm và gợi mở quan trọng về sự phát triển của quan hệ Việt - Trung: tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối hai nước đích thân vun đắp là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được quý trọng, gìn giữ và phát huy; hai nước Việt Nam - Trung Quốc có lợi ích chung rộng rãi làm cơ sở cho đại cục quan hệ hai nước, hai bên cần luôn kiên trì tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương chân thành, cầu đồng tồn dị, kiểm soát bất đồng; tin cậy chính trị Việt - Trung là cơ sở cho quan hệ song phương phát triển lành mạnh, ổn định, hai bên cần tăng cường thăm viếng và trao đổi cấp cao, từ tầm cao chiến lược, đưa quan hệ song phương phát triển về phía trước; hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần thúc đẩy hòa bình, phát triển và phồn vinh của khu vực, cần tăng cường và làm sâu sắc toàn diện."


---

Bổ sung 2 (10/4/2015): Một hoạt động của đoàn sứ Đại Việt.

Lục Tiểu Linh Đồng được tiếp kiến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng


10/04/2015 07:00

Nghệ sĩ giải trí nổi tiếng Trung Quốc Lục Tiểu Linh Đồng, người thủ vai Tôn Ngộ Không trong bộ phim truyền hình Tây Du Ký, đã được mời tham dự buổi gặp mặt giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các Việt kiều, du học sinh VN tại Trung Quốc vào sáng 8.4 ở Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh.
Lục Tiểu Linh Đồng được tiếp kiến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - ảnh 1Nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng trao quà lưu niệm cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: NVCC
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký tặng lên cuốn sách Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du tập 1 và chia sẻ ông cũng rất yêu thích bộ phim truyền hình Tây Du Ký.
Cầm trên tay cuốn sách, Lục Tiểu Linh Đồng chia sẻ: “Ngày 12.4 mới là sinh nhật của tôi. Nhưng đây thực sự là món quà sinh nhật sớm rất ý nghĩa đối với tôi. Tôi rất mong tập 2 của cuốn sách nhanh chóng được xuất bản tại VN và được độc giả Việt đón nhận. Tôi mong được trở lại VN”.
Lucy Nguyễn
http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe-thuat/luc-tieu-linh-dong-duoc-tiep-kien-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-549990.html




'Tôn Ngộ Không' vui mừng vì được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký tặng


10/04/2015 12:50

TNO) Diễn viên điện ảnh và truyền hình Trung Quốc quen thuộc Lục Tiểu Linh Đồng rất phấn khởi chia sẻ với Thanh Niên Online sau khi được gặp gỡ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh hôm 8.4.

'Tôn Ngộ Không' vui mừng vì được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký tặng 1Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký tặng lên sách do Lục Tiểu Linh Đồng viết
* Đây không phải là lần đầu tiên ông có cơ duyên được tiếp kiến, trò chuyện với các lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông có cảm nhận ra sao?
- Tôi thực sự cảm động và vui mừng vì được trở thành khách mời đặc biệt, tiếp kiến và trò chuyện với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh sáng 8.4. Ngoài ra, các khách mời khác gồm đại diện các Việt kiều, doanh nghiệp, du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc.
* Và có vẻ như ông đã được nhận món quà sinh nhật sớm nhiều ý nghĩa?
- Đúng vậy. Hơn thế nữa, tôi đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký tặng lên cuốn sách Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du tập 1. Không những thế, Tổng bí thư còn chia sẻ ông cũng rất yêu thích bộ phim truyền hình Tây Du Ký, và ngỏ ý khen ngợi vai diễn Tôn Ngộ Không của tôi.
* Nếu như tôi không nhầm, ông từng được tiếp kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cũng được Chủ tịch nước ký tặng vào cuốn sách Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du tập 1?
- Chính xác, tôi từng được may mắn tiếp kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng tại Bắc Kinh hồi tháng 6.2013, và được Chủ tịch nước ký tặng và viết lời chúc trên cuốn sách: “Đồng chí Lục Tiểu Linh Đồng thân mến. Chúc cho sự nghiệp nghệ thuật của đồng chí luôn bay bổng như nhân vật mà đồng chí đã đóng trong Tây Du Ký”.
Lần này lại được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký tặng lên cuốn sách có chữ ký và bút tích của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
* Ông dự định đón sinh nhật lần thứ 56 của mình ra sao?
- Ngày 12.4 là sinh nhật tôi tròn 56 tuổi. Ngày 11.4 tôi được mời sang Hồng Kông làm diễn giả cho cuộc Luận đàm giao lưu văn hóa của học sinh tại Đại học Trung Văn Hồng Kông. Thế nên tôi sẽ đón sinh nhật tại Hồng Kông. Tuy nhiên với cuốn sách có chữ ký tặng này của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực sự là món quà sinh nhật sớm rất ý nghĩa đối với tôi. Tôi rất mong tập 2 của cuốn sách nhanh chóng được xuất bản tại Việt Nam và được độc giả Việt Nam đón nhận. Tôi mong từng ngày được trở lại Việt Nam.
* Cám ơn ông. Thay mặt độc giả Thanh Niên Online và các khán giả truyền hình Việt Nam yêu thích phim Tây Du Ký phiên bản 1986, xin kính chúc ông sinh nhật vui vẻ, mạnh khỏe và tràn đầy thành công. Hi vọng sớm gặp lại ông!
'Tôn Ngộ Không' vui mừng vì được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký tặng 2Cuốn sách Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du tập 1 có bút tích, chữ ký của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
 
Đại Mỹ Lệ
thực hiện
http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe-thuat/ton-ngo-khong-vui-mung-vi-duoc-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-ky-tang-550208.html


Bổ sung 1 (9/4/2015): Từ 5 năm trước, chữ "Đại Cục" đi cặp đôi với "điều kiện chín muồi".

Nguyễn Đại Phượng

09:18 ngày 07 tháng 01 năm 2010

Đại sứ Tôn Quốc Tường:

Gác lại tranh chấp Biển Đông, chờ điều kiện chín muồi

TP - Sáng 6-1, Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường nói rằng năm 2010 là năm rất quan trọng đối với quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường tại cuộc họp báo sáng 6-1 - Ảnh: Đ.P

Phát biểu trong cuộc họp báo tổ chức tại Hà Nội về chủ đề làm sao tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm năm 2010 là năm hữu nghị Việt - Trung, ông Tôn Quốc Tường nói năm hữu nghị Việt - Trung được lãnh đạo cấp cao hai nước lựa chọn để không ngừng thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Trung Quốc.
Đại sứ nói là hai nước láng giềng,  hai nước có 100 lý do để hợp tác phát triển. Đảng, Chính phủ Trung Quốc luôn coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, bao giờ cũng đặt quan hệ với Việt Nam ở vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Trong năm 2010 sẽ có nhiều hoạt động năm hữu nghị Việt - Trung diễn ra trên ba nhóm lĩnh vực: Chính trị; Kinh tế, thương mại; Văn hóa nhân văn...
Đại sứ Tôn Quốc Tường đã trả lời câu hỏi của các phóng viên Việt Nam và Trung Quốc.
Tuổi trẻ: Trung Quốc chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông như thế nào?
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng anh em. Cũng như quan hệ với nhiều nước khác, quan hệ song phương chắc chắn phụ thuộc vào nhiều vấn đề.
Tôi thường nói với các nhà lãnh đạo và các bạn Việt Nam rằng trong gia đình, vợ chồng cũng có lúc cãi nhau. Đây là vấn đề giữa hai nước anh em chúng ta. Làm thế nào để giải quyết được vấn đề đó?
Đây là một thách thức đòi hỏi phải có thiện chí, trí tuệ và khả năng để giải quyết vấn đề này. Nếu có điều kiện chín muồi hai bên giải quyết được vấn đề đó thì chắc chắn thúc đẩy phát triển quan hệ hai nước.
Nếu điều kiện chưa chín muồi và hai bên để vấn đề này cản trở quan hệ hai nước thì điều hai bên cần phải làm và nên làm là gác lại vấn đề đó.
Trong quan hệ hai nước có nhiều công việc cần hai bên nỗ lực, nhiều vấn đề hợp tác cần được tiến hành. Trong khi chúng ta phát triển quan hệ hai nước và đang chờ điều kiện chín muồi thì hai bên sẽ giải quyết vấn đề này tốt hơn và cũng sẽ đưa ra phương án giải quyết hợp lý hơn nữa.
Trong quan hệ hai nước có ba vấn đề do lịch sử để lại: Phân định biên giới trên đất liền; Phân định Vịnh Bắc Bộ; và vấn đề trên biển. Bây giờ chúng ta đã cố gắng giải quyết hai vấn đề đầu tiên, nay chỉ còn lại vấn đề Nam Hải (Biển Đông - PV)...
Hai bên đã thiết lập cơ chế đàm phán vấn đề trên biển. Bây giờ đang thực hiện nhận thức chung của cấp cao hai nước thúc đẩy quá trình đàm phán.
Kiểm tra sức khỏe cho ngư dân Trung Quốc Ngô Phủ Lý - được ngư dân đảo Lý Sơn cứu trong cơn bão xảy ra tháng 4-2008 - Ảnh: Văn Chương

Giải quyết tranh chấp này tôi nghĩ hai bên cần xuất phát từ toàn cục, đại cục, lợi ích căn bản của nhân dân hai nước và tạm gác lại tranh chấp đó, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường thuận lợi của quan hệ hai nước. Tôi nghĩ đây mới là cách làm phù hợp nhất.
Vietnamnet: Đâu là thuận lợi và khó khăn trong việc giải quyết vấn đề biên giới trên biển?
Tôi nghĩ đây là vấn đề nổi cộm trong quan hệ hai nước. Hai bên đã thiết lập cơ chế đàm phán và đang tiến hành thuận lợi.
Về thuận lợi, hai nước đều là nước XHCN do hai Đảng Cộng sản lãnh đạo nên không có vấn đề nào tồn tại mà không thể giải quyết được. Nhiệm vụ quan trọng ưu tiên của hai nước chúng ta bây giờ là tiến hành công cuộc đổi mới cũng như công cuộc cải cách mở cửa làm thế nào phát triển được sự nghiệp XHCN ở hai nước và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Hơn nữa, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhiều lần đạt được những nhận thức chung hết sức quan trọng đó là không để cho vấn đề Nam Hải (Biển Đông - PV) ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định lâu dài bình thường của quan hệ hai nước. Tôi nghĩ những vấn đề nói trên là mặt thuận lợi.
Chắc chắn còn những mặt không thuận lợi. Vấn đề lãnh thổ bao giờ cũng là vấn đề phức tạp và khó khăn. Lập trường và quan điểm giữa hai bên chắc chắn là sẽ khác nhau nhiều. Quan trọng nhất là làm thế nào đối xử với các vấn đề tranh chấp và vấn đề quan điểm khác nhau.
Cho nên lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã đưa ra sáng kiến mang tính xây dựng đó là gác lại tranh chấp cùng nhau khai thác. Ý nghĩa của nó là không nhắc đến vấn đề tranh chấp mà hai bên có thể cùng nhau tiến hành hoạt động và phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của hai nước chúng ta. Bởi vì lợi ích đó là hai bên cùng có lợi hai bên cùng chia sẻ.
Trước khi vấn đề này có điều kiện giải quyết, sáng kiến đó có lẽ là con đường thiết thực để hai bên thực hiện. Về vấn đề này, chúng tôi đang cố  gắng tiếp xúc với các cơ quan hữu quan của Việt Nam để thúc đẩy.
Tiền Phong: Ở Việt Nam có nhiều thế hệ rất quí trọng tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc. Họ là những người luôn hết lòng vun đắp cho tình hữu nghị đó. Trong con mắt của đa số nhân dân Việt Nam họ coi Trung Quốc là anh, Việt Nam là em.
Những gì xảy ra trong tranh chấp ở Biển Đông thời gian qua, có những việc như Đại sứ vừa nói là không thể tránh khỏi, nhưng trong cách hành xử của phía Trung Quốc đối với các ngư dân Việt Nam vừa qua không thực sự là nhân đạo, không được đàn anh cho lắm.
Điều đó làm đau lòng những người quí trọng tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc. Đại sứ bình luận gì về điều đó?
Tôi cũng rất cám ơn bạn vừa nêu hai vấn đề hết sức thẳng thắn. Thông tin đăng trên báo chí có một số là sự thật, có một số không phải là sự thật.
Tôi phải nói rằng Trung Quốc luôn luôn đối xử với vấn đề này hết sức có trách nhiệm. Mỗi khi các đồng chí Việt Nam nêu ra vấn đề này chúng tôi đều đã xác minh và kiểm tra lại ngay lập tức. Nhưng kết quả xác minh của chúng tôi khác với kết quả của phía Việt Nam.
Ví dụ, một số báo chí đã đưa tin rằng phía Trung Quốc đối xử không nhân đạo với ngư dân Việt Nam. Chúng tôi đã tiến hành xác minh rất nghiêm túc nhưng kết quả cho thấy đó không phải là sự thật.
Ví dụ, có lần phía Việt Nam can thiệp với phía Trung Quốc rằng Trung Quốc thu giữ công cụ đánh bắt cá cũng như hải sản của ngư dân Việt Nam. Sau khi xác minh thấy phía Trung Quốc chỉ đuổi những tàu cá đó ra khỏi lãnh hải Trung Quốc chứ không có hành vi tiếp xúc với ngư dân Việt Nam.
Tôi cũng thắc mắc rằng nếu không tiếp xúc làm thế nào có thể thu giữ được đồ đạc của ngư dân Việt Nam.
Khi tàu cá của Việt Nam đi tránh gió tại những cảng không phải cho tránh gió ở phía Trung Quốc, chúng tôi đối xử rất nhân đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho họ cập cảng. Nhưng sau khi họ ra khỏi cảng lại chỉ trích phía Trung Quốc rằng chúng tôi đối xử không nhân đạo. Thế là làm đau lòng cho những cơ quan hữu trách của  phía Trung Quốc.
Sau khi những việc này xảy ra chúng tôi đã trao đổi riêng với phía Việt Nam. Chúng tôi có nhận thức rằng không nên đưa tin về những việc xấu như thế này.
Các bạn phóng viên của Việt Nam nên kiểm tra lại rằng ở phía Trung Quốc, báo chí không đưa tin về tranh chấp trên biển, tranh chấp nghề cá. Chúng tôi luôn xuất phát từ đại cục, tuy rằng chúng tôi có lý nhưng chúng tôi không đưa tin.
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/gac-lai-tranh-chap-bien-dong-cho-dieu-kien-chin-muoi-182662.tpo

0 Response to ""Đại cục" và "tồn dị" : giải nghĩa những từ mới sẽ xuất hiện nhiều từ năm 2015"

Đăng nhận xét

Vui lòng không Spam. Thanks các bạn