Vì sau năm 1975, tổ chức này bị giải thể. Rất gần đây mới tái thiết. Đến thời điểm tháng 4 năm 2015, chưa thấy tổ chức này có website. Nên hiện chưa được biết đến nhiều.
Chạy một ít tư liệu phổ thông ở dưới.
Độc đáo tín ngưỡng Thiên Tiên Thánh giáo
NGUYỄN VĂN TOÀN
Thiên Tiên Thánh giáo là một tín ngưỡng dân gian của Huế, tích hợp Đạo giáo Trung Hoa đã thoái hóa với tín ngưỡng thờ Mẫu và nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác của người Việt. Với nguồn gốc đó, tín ngưỡng này có những biểu hiện về việc thờ cúng, nghi thức, khiêng cử và kiến trúc khá đặc biệt.
Vua là “đồ đệ” của Thánh Mẫu
Sự ra đời của tín ngưỡng Thiên Tiên Thánh giáo ở Huế xuất phát từ sự gắn kết của Hội Sơn Nam với ngôi điện Huệ Nam thời Nguyễn. Hội Sơn Nam là những người dân từ Nam Định di cư vào Huế từ thời tiền Nguyễn. Tín ngưỡng đặc trưng của hội này là tín ngưỡng thờ Mẫu kết hợp với việc thờ Đạo giáo đã thoái hóa (không thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng, Huyền Thiên, Xương Văn, Thái Ất). Còn Huệ Nam điện vốn là ngôi đền thờ PoNagar của người Chăm (hiện tọa lạc tại núi Ngọc Trản, làng Ngọc Hồ, xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế). Tiếp nhận từ người Chăm một di tích tôn giáo độc đáo, người Việt đã “bản địa hóa” nữ thần PoNagar thành nữ thần Thiên Y A Na, tôn làm “thượng đẳng thần”.
Đến thời Nguyễn, ngôi điện này được gọi là “Ngọc Trản Sơn Từ” (đền thờ ở núi Ngọc Trản). Năm Nhâm Tuất 1802, ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long tấn phong cho Mẫu danh hiệu “Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi”. Năm 1886, vua Ðồng Khánh cho xây lại Ngọc Trản Sơn Từ và đổi tên là Huệ Nam Ðiện để tỏ lòng biết ơn Thánh Mẫu Thiên Y A Na đã cho mình làm vua. Và vua đã đưa cuộc lễ hằng năm tại đây vào hàng quốc lễ, tự nhận mình là đồ đệ của Thánh Mẫu.
Tín ngưỡng tự phát, tự túc, tự nguyện
Người theo đạo Thiên Tiên Thánh giáo ở Huế thờ Tam Phủ. Theo họ, thế giới có ba cõi là Thượng thiên, Thượng ngàn và Thủy phủ. Mỗi cõi như thế do một vị Thánh Mẫu cầm đầu, đó là Mẫu Trung Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thủy Phủ. Dưới mỗi Mẫu lại có các Thánh bà hầu hạ mà người ta thường gọi là các Đức Chầu. Dưới quyền sai phái của Mẫu còn có năm vị Quan Lớn từ Đệ Ngũ tới Đệ Nhất, 10 ông Hoàng, 12 Tiên cô, các cậu Quận và những vong linh chết non (sút sảo, tảo vong) hiển linh thường được gọi là các cô Bé hay các Cậu. Ngoài ra, tín ngưỡng này còn thờ cả Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, Quan Công, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lẫn Đức Thánh Trần Hưng Đạo đại vương.
Thiên Tiên Thánh giáo không kinh điển cùng luật lệ chính thức. Sinh hoạt của tín đồ Thiên Tiên Thánh giáo mang tính tự phát, tự túc, tự nguyện. Dăm bảy hoặc vài chục người họp thành “phổ”, cứ đến ngày 14, rằm, 30, mùng 1 âm lịch mỗi tháng thì các tín đồ tới một am miễu nhất định để dâng lễ, cúng cầu, hầu giá. Họ chỉ cữ kiêng vài loại thực phẩm vì “ăn sợ mắc tội” như thịt chó, thịt trâu, bồ câu, cá chép. Tín ngưỡng này còn có nghi thức khá độc đáo là lên đồng.
Lễ hội quan trọng nhất của tín ngưỡng này là lễ hội điện Huệ Nam được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 Âm lịch (xuân thu nhị kỳ). Đó cũng là đại hội hầu bóng lớn nhất trong năm ở Huế. Vào dịp này, trên sông Hương xuất hiện hàng chục chiếc bằng nối đua nhau trải dài xa tít tắp. Bằng là hai chíếc đò ghép lại với nhau liên kết với nhau bằng những tấm ván lót nằm ngang, tạo nên một mặt bằng rộng rãi. Trước bằng, người ta treo biển đề tên am, tên phổ, chẳng hạn: Kim Đồng Tiên Nữ, Thiên Thai Thuỷ Cảnh, Đài Minh Cảnh, Linh Sơn Điện, Linh Dược Điện, Tân Đức Điện, Hoằng Hoá Điện, Sòng Sơn Vọng Từ... Tất cả đều ngược dòng Hương để cùng tới điểm hẹn linh thiêng.
Đi đầu đoàn rước là thuyền đơn của giám sát Thượng Ngàn để mở đường, tiếp sau là bằng rước Mẫu Thượng Ngàn và rước Quan Thánh để dẹp đường cho bằng của Thánh Mẫu và Hội đồng (Công đồng) đi. Theo sau bằng Thánh Mẫu là bằng của Mẫu thuỷ Cung và các vị thần đi phò Thiên Ya Na. Trên đường từ Huế tới điện Hòn Chén, đoàn rước dừng lại ở chùa Thiên Mụ để cúng Mẫu.
Tiếp đó, sau khi đã đến điện Huệ Nam, những tín đồ và du khách sẽ được tham gia vào các nghi thức chính của lễ hội. Trong đó Lễ rước sắc Thánh Mẫu Thiên Y A Na từ Minh Kính Đài ở điện Huệ Nam lên đình làng Hải Cát bằng đường thuỷ là quan trọng nhất. Suốt đêm sau lễ rước, trên hàng chục bằng án lẫn châu án đỗ dài trước bến đình làng, các ông đồng bà cốt đồng loạt lên đồng. Đó là hình thức Hầu âm, tức hầu không có đàn hát (chầu văn) và Hầu chìm, tức chỉ ngồi nhập đồng, không được nhảy múa. Mỗi cấp bậc của giá đồng có một điệu chầu văn khác nhau. Tuy nhiên, muốn “đủ lễ”, con đồng phải thực hiện 9 giá đồng cơ bản và tùy hoàn cảnh còn phải thực hiện 12 giá đồng phụ. Đến sáng mai đoàn rước lại rước Mẫu hồi loan, trở về núi Ngọc.
Nhiều địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng đặc sắc
Mặc dù đã suy tàn sau thời kỳ đỉnh cao nhưng tín ngưỡng Thiên Tiên Thánh giáo đã kịp để lại dấu ấn trong kiến trúc của Thừa Thiên - Huế. Đầu tiên là ngôi Điện Huệ Nam. Di tích nàyngoài giá trị phục vụ tín ngưỡng, tâm linh còn là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Thừa Thiên – Huế. Điện Huệ Nam là ngôi điện duy nhất có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế và đây cũng là ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian; giữa lễ hội và đồng bóng; giữa văn hóa tâm linh và mê tín dị đoan. Đây còn là nơi trang trí mỹ thuật đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XIX.
Mặt bằng kiến trúc của toàn bộ ngôi đền không rộng, gồm điện thờ chính là Minh Kính Ðài nằm ở giữa, mặt hướng ra sông; bên phải là Nhà Quan Cư, Trinh Cát Viên, Chùa Thánh; bên trái là Dinh Ngũ Vị Thánh Bà, bàn thờ Các Quan, động thờ ông Hạ Ban (tức ông Hổ - con cọp), Am Ngoại Cảnh. Dưới bờ sông, cuối đường bên trái là Am Thủy Phủ. Trên mặt bằng kiến trúc ấy, còn có một số bệ thờ và am nhỏ khác nằm rải rác đó đây, như Am Cô Ngọc Lan, Am Trung Thiên...
Tiếp đó là Tổng hội Thiên Tiên Thánh Giáo. Trong Lễ hội điện Huệ Nam, Tổng hội Thiên Tiên Thánh Giáo tọa lạc tại đường Chi Lăng, P. Phú Hậu, TP. Huế chính là địa điểm tổ chức lễ rước Thánh Mẫu xuống những chiếc bằng trên sông Hương. Trong đoàn người rước Thánh Mẫu tại Tổng hội, ngoài những tín đồ Thiên Tiên Thánh Giáo ở Huế còn có rất nhiều du khách ngoại tỉnh. Xuất phát từ bến thuyền Tổng hội, những chiếc bằng này dẫn đầu hàng trăm chiếc bằng khác và nhiều loại thuyền bè nối đuôi nhau trên sông Hương ngược đến diện Huệ Nam, tạo nên một cảnh tượng hoành tráng không có lễ hội sông nước nào ở Thừa Thiên - Huế sánh kịp.
Theo quan sát, Tổng hội Thiên Tiên Thánh Giáo vì mới được xây vào thập niên 60 của thế kỷ XX và may mắn không bị chiến tranh tàn phá nên những kiến trúc tâm linh vẫn còn khá nguyên vẹn. Đó là ngôi điện thờ chính rất bề thế với hệ thống tâm linh thờ cúng rất đặc trưng của Thiên Tiên Thánh Giáo, chiếc đại hồng chung đánh vào âm rất vang, hang động thờ cúng bí hiểm, hệ thống am thờ độc đáo, tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát nhân từ che chở cho cư dân vùng sông nước Hương Giang…
Bên cạnh hai di tích nói trên, đình làng Hải Cát (xã Hương Thọ, huyện Hương Trà) và Miếu Long Thuyền (nơi tưởng nhớ những thủy binh phục vụ hoàng triều Nguyễn) nằm ở mặt Nam Kinh Thành Huế (gần Phu Văn Lâu) cũng từng là nơi sinh hoạt của hội Thiên Tiên Thánh Giáo.
Chú thích: Ảnh Nguyễn Văn Toàn
IMG0102: Tổng hội Thiên Tiên Thánh Giáo.
IMG0095: Ngôi điện chính của Tổng hội, nơi diễn ra Lễ rước Thánh Mẫu xuống các bằng.
IMG0096: Hang động mang tính tâm linh tại Tổng hội.
Huế, ngày 18/10/2013
N.V.T
Địa chỉ liên hệ:
Nguyễn Văn Toàn
Địa chỉ: Số nhà 287 Chi Lăng, phường Phú Hiệp, thành phố Huế.
Số điện thoại: 01658679498.
Yahoo: nguyenvantoan_122_giahoi_2006@yahoo.com.
Tài khoản ngân hàng: 711A62455381, ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Gia Hội, phường Phú Cát, TP Huế. Tên chủ tài khoản: Nguyễn Văn Toàn.
Mã số thuế: 3301469094, ngày cấp MST: 14/6/2012.
2. Bài của Dân Việt, 2013
Thực hư chuyện "phát tích" ở điện Hòn Chén
•11:54 - 28 tháng 12, 2013
Con sông dài thơ mộng, những khúc hát dân ca và điệu hò đằm thắm... đã tạo nên nét thơ mượt mà, riêng có ở nơi sông Hương xứ Huế. Bên cạnh đó cũng không kém phần uy nghi, linh thiêng là những ngôi điện với bao chuyện huyền bí.
Tại thượng nguồn sông Hương, đoạn chảy qua địa phận xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế, có một ngôi điện tên là Hòn Chén (còn có tên là điện Huệ Nam), một trong những thánh địa của đạo Mẫu.
Ban thờ bà Thánh Mẫu Y Na uy nghiêm.
Hằng năm, cứ vào dịp Xuân tế (tháng ba), Thu tế (tháng bảy), người dân khắp miền Trung nô nức đi lễ hội điện Hòn Chén. Đã từ lâu, câu nói quen thuộc này được từng người dân Huế nhắc đến khi nghĩ về lễ hội như một dịp tri ân với người cha sông núi, người mẹ xứ sở. Bởi rằng, thần linh cũng đều sinh ra từ cha và mẹ. Điện Hòn Chén được cho là nơi Thánh Mẫu Thiên Y A Na giáng trần, hoá thân thành người mẹ xứ sở trong tâm thức người Việt. Và xung quanh ngôi điện này có vô số giai thoại ly kỳ theo kiểu chẳng nơi nào có được.
Huyền bí chuyện "phát tích"!
Nhiều tài liệu để lại, có nhiều truyền thuyết về câu chuyện phát tích của bà Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Theo người Chăm, Thánh Mẫu Thiên Y A Na là sự hiện thân của nữ thần Pô Nagar; còn người Việt thì Việt hóa thành Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Nữ thần Poh Nagar do bọt nước biển và ánh mây trời sinh ra ngoài biển khơi. Một hôm, nước biển dâng cao đưa bà vào bến sông Yjatran ở Kauthara (Cù Huân). Sấm trời và gió liền nổi dậy báo cho muôn loài biết tin bà giáng thế. Tức thì, nước trên nguồn dồn lại thành sông chảy xuống đón mừng bà, và núi cũng hạ mình thấp xuống để đón rước bà. Khi bà bước lên bờ, thì cây cong xuống để tỏ lòng thần phục, chim muông kéo đến chầu hai bên đường, và hoa cỏ cũng xinh tươi rực rỡ hơn để điểm hương cho mỗi bước chân bà đi. Rồi nữ thần Poh Nagar dùng phép hóa ra cung điện nguy nga, hóa ra trầm hương cùng lúa bắp…
Nhiều phép thuật, bà cũng rất nhiều chồng. Nơi hậu cung của bà, có đến 97 ông. Nhưng trong số đó, chỉ ông Pô Yan Amo là có uy quyền hơn cả. Sống với ngần ấy ông chồng, nhưng bà chỉ sinh được 38 người con gái. Những người con ấy, sau đều thành thần, trong số có ba người được bà truyền nhiều quyền phép, đó là Pô Nogar Dara, Rarai Anaih (cả hai được người dân vùng Phan Rang tôn thờ) và Pô Bia Tikuk (được người dân Phan Thiết tôn thờ).
Vua Đồng Khánh hạ mình xưng thần Sử có chép, năm 1885, sau khi lên ngôi thay vua Hàm Nghi, vua Đồng Khánh đã cho tu sửa lại điện Hòn Chén và… “hạ mình” xưng thần dưới trướng của bà Thiên Y A Na. Theo truyền thuyết kể lại, chính bà Thiên y A Na đã cho hoàng tử biết ngày đăng quang và ngày tạ thế sau 3 năm.Sự thật đúng như lời tiên đoán của bà. Thấy linh nghiệm, sau khi lên ngôi, vua Đồng Khánh xây lại đền khang trang, đổi tên ngôi đền là Huệ Nam điện để tỏ lòng biết ơn Thánh Mẫu. (Huệ Nam nghĩa là ban ân huệ cho nước Nam, vua Nam). Sách Đại Nam thực lục còn chép: “Vua khi còn ẩn náu thường chơi xem núi ở đây. Mỗi khi đến cầu khẩn, phần nhiều có ứng nghiệm. Đến nay vua phê bảo rằng: Đền Ngọc Trản thực là núi Tiên Nữ, linh sơn sáng đẹp muôn đời, trông rõ là hình thế như con sư tử uống nước sông, quả là nơi chân cảnh thần tiên. Đền ấy nhờ được linh khí đắc nhất, cứu người độ đời, giúp cho phúc lợi hàng muôn, giúp dân giữ nước. Vậy cho đổi đền ấy làm điện Huệ Nam để biểu hiện ơn nước một phần trong muôn phần”. |
Đến khi đất Kauthara thuộc về người Việt, thì nữ thần Poh Nagar cũng trở thành vị nữ thần của người Việt với tên gọi là Thiên Y A Na và sự tích của bà cũng được Việt hóa. Tuy những lời kể có đôi nét khác nhau, nhưng đại để như sau: Xưa kia tại núi Đại An (nay là Đại Điền), có hai vợ chồng tiều phu già không con, trồng rẫy dưa. Dưa chín, thường bị hái trộm. Rình rập, một đêm ông lão bắt được thủ phạm.
Khi biết được kẻ hái là một cô gái nhỏ xinh đẹp nhưng mồ côi, ông liền mang về nuôi. Không ngờ, cô gái ấy vốn là tiên nữ, vì lý do nào đó, phải giáng trần! Một hôm, mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều, khiến tiên nữ thêm nhớ cảnh tiên xưa. Cho nên, cô lấy đá và hoa lá tạo thành một hòn giả sơn (hòn non bộ).
Cho rằng việc làm đó không thích hợp đối với một phụ nữ, nên người cha nuôi có nặng lời quở mắng. Vì vậy, nhân thấy một khúc kì nam đang trôi dạt, cô bèn biến thân vào khúc cây ấy, để xuôi ra biển cả rồi tấp vào bờ biển nước Trung Hoa.
Mùi hương từ khúc kì nam lan tỏa khắp nơi, khiến nhiều người đến xem, nhưng không một ai nhấc lên nổi. Thái tử nước ấy, nghe tin đồn tìm đến, rồi nhẹ nhàng vác khúc gỗ kia mang về cung. Đêm nọ, thái tử thấy có bóng người lạ ẩn hiện từ khúc cây kì nam. Rình rập mấy đêm, thì chàng bắt được.
Nghe cô gái xinh đẹp tự xưng mình là Thiên Y A Na và khi nghe chuyện của nàng xong, ngay hôm sau, Thái tử đã tâu với vua cha cho phép cưới nàng làm vợ. Sống với Thái tử, Thiên Y A Na sinh được một trai đặt tên là Tri và một gái đặt tên là Quí.
Một hôm, Thiên Y A Na nhớ cảnh cũ người xưa, bèn dắt hai con nhập vào khúc kì nam, vượt biển trở về cố quốc. Khi biết cha mẹ nuôi đã mất, bà cho xây đắp mồ mả, cho sửa sang lại nhà cửa để có chỗ thờ phụng hai ông bà.
Thấy dân chúng ở Đại An hãy còn thật thà, chất phác; bà liền đem những gì học được ở quê chồng, như phép tắc, lễ nghi ra chỉ dạy và dạy cả những việc như cày cấy, kéo sợi dệt vải... để người dân quê mình biết cách mưu sinh. Ít lâu sau, một con chim hạc từ trên mây cao bay xuống, rước bà và hai con về cõi tiên. Nhớ ơn đức, nhân dân địa phương cùng nhau xây tháp, tạc tượng phụng thờ.
Điện Hòn Chén.
Khi đến Đại An, không tin Thiên Y A Na và hai con đã rời bỏ cõi tục, bộ hạ của thái tử đã tra khảo người dân rất dữ, vì ngỡ họ cố tình che giấu mẹ con bà. Bị oan ức và đau đớn, nhiều người dân đã thắp hương cúng vái bà. Liền đó, một trận cuồng phong nổi dậy, cát chạy đá bay... và toàn bộ những người đến từ phương bắc đều bị cát vùi thây, thuyền bè của họ cũng bị đá đánh chìm hết…
Theo lời người xưa truyền lại, thì những cụm đá ở trước cửa tháp Bà (tức tháp Po Nagar ở Nha Trang), giữa cửa sông Cù, là những viên đá đã đánh đắm cả đoàn thuyền vừa kể. Sự tích này đã được Kinh lược Phan Thanh Giản chép lại thành bài ký, khắc lên bia đá, dựng sau tháp Bà ở Nha Trang vào năm Tự Đức thứ 9 (1856).
Ngoài ra, vào năm 1925, bác sĩ Sallet chép lời người dân địa phương kể lại, thêm thắt vài chi tiết, để có một sự tích nữa, tóm gọn như sau: Một thái tử Trung Hoa qua Việt Nam tìm vợ, gặp khúc trầm to, muốn đưa lên thuyền, nên cho lính chặt ra làm ba khúc. Tức thì, giông bão nổi lên làm đắm thuyền. Khúc trầm trôi ngược vào sông, tấp vào khu vườn ở làng Bình Thủy (Phan Rí). Do được báo mộng, chủ vườn thức dậy, thì thấy khúc trầm to có ghi chữ Thiên Y (Thiên Y A Na) và hai khúc trầm nhỏ (hai đứa con), và ông đã đem lên cất miếu thờ. Lâu ngày, gỗ trầm hóa đá.
Nông dân bỗng thành "ông hoàng bà thánh"…
Thuyền hoa cũng nói lên được nhiều điều. Giàu thì thuyền lớn, trang hoàng lộng lẫy, kèn trống chát tai, nghèo thì đơn giản hơn một chút, thậm chí thuyền không có một bông hoa, tiếng kèn nào cũng có thể tham gia hội. Nhưng hình như không có ai vì thế mà buồn, bởi “đi lễ hội, đến với Mẹ đôi khi chỉ cần tấm lòng thành là đủ” - chị Liên, một trong những chủ thuyền tâm sự.
Đứng dưới chân núi Ngọc Trản, tục truyền rằng nơi đây một năm hai lần đức Thánh mẫu Thiên Y A Na giáng trần để ban phước lành cho chúng sinh đó là cứ vào dịp Xuân tế (tháng ba), Thu tế (tháng bảy). Vào những ngày này hàng chục thuyền nhỏ, thuyền to san sát tấp nập như phiên chợ nổi Cái Răng. Người ngườì nô nức kéo nhau đi trẩy hội. Với một mong muốn là cầu cho gia đình được ấm no, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Chị Nguyễn Thị Hoa, 47 tuổi, tiểu thương bán cá ở chợ Hội An, Quảng Nam, giới thiệu với tôi chị là “con” của đức mẹ Thiên Y A Na. Chị cùng với 20 người khác cơm đùm gạo bọc ra Huế trước đó một hôm để chuẩn bị mọi việc. Chị nói: “Dù đi như thế này tốn bạc triệu, nhưng gần 10 năm nay, năm mô tui cũng một năm hai lần ra hầu mẹ để mẹ ban phúc, tạo phước”.
Chị Dương Thị Quế, 32 tuổi, đến từ Quảng Bình lại khác, chị xưng là... lính thánh, tức những người được quyền hầu đồng (lên đồng). Chị kể: “Để làm được lính thánh thì phải có người giới thiệu với chủ am, rồi dâng lễ vật. Tốn kém lắm, nhưng lại vui, và quan trọng nhất là gia đình được bình yên, mình luôn thanh thản”.
Điều buồn cười là phần đông ông đồng bà cốt và con nhang đệ tử chẳng mấy ai rành rẽ sự tích Mẫu, dẫu họ tự nhận là tín đồ thuần thành của Thiên Tiên Thánh giáo. Khác nhiều người nghĩ, với tên gọi này, Thiên chẳng phải trời, Tiên chẳng phải nhân vật yên vui và có nhiều phép mầu.
Chuyên luận Tín ngưỡng dân gian Huế của Trần Đại Vinh (NXB Thuận Hoá, Huế, 1995) ghi nhận: "Cách đặt tên Thiên Tiên Thánh giáo được giải thích là: Thiên là huyện Thiên Bản, Tiên là làng Tiên Hương, tức thôn Vân Cát, làng An Thái, là nơi giáng trần lần thứ hai của Liễu Hạnh công chúa. Hai chữ Thánh giáo thể hiện một nguyện vọng của tổng hội xin thừa nhận tín ngưỡng này như một tôn giáo thiêng liêng.”
Lễ hội điện Huệ Nam thường kéo dài đến 3 ngày với rất nhiều nghi lễ phức tạp. Tôi chỉ nói đến phần hầu đồng, bởi để hướng tới những điều tốt lành trong cuộc sống, người Chăm xưa và sau đó là người Việt đã coi những buổi hầu đồng, rước bóng như là sự tìm về với cội nguồn của tâm linh, sự thăng hoa của tôn giáo phồn thực để tìm sự an ủi, vỗ về ở một thế giới khác. Có đến đây mới thấy sức mạnh, niềm tin của con người vào thế giới thần linh thật lớn lao.
Những “lính thánh” ở điện Hòn Chén thuộc mọi đối tượng và mọi tầng lớp trong xã hội: Từ phụ nữ đến đàn ông, từ trẻ nhỏ đến người già, từ những người buôn bán đến những người nông dân cực khổ, thậm chí là cả tầng lớp trí thức. Họ đến đây với nhiều tâm trạng khác nhau, có người thì muốn cầu cho được bình an, sức khoẻ; có người mong được giàu có, sung túc; người mong được thuận hòa mọi bề, con cái thành đạt.
Người lên đồng, dù nam hay nữ, đều phục trang cực kỳ đặc biệt. Áo mớ ba mớ bảy nhiều màu, thắt lưng kim tuyến, quần thắt chẽn ống, giày vải hoặc hài nhung, tóc chít khăn xếp xanh đỏ, vai khoác lụa là, tai, tay, cổ và cả cườm chân đều đeo vàng bạc, ngọc ngà lấp lánh, mặt nhồi phấn, môi tô son, mắt kẻ chì. Có trường hợp phải bôi mặt đen sì, vai quàng dây leo, eo đóng khố, tay cầm khèn hoặc quấn luôn con... rắn (làm giả bằng rễ cây) nếu nhập vai ông Bảy hay ông Chín Thượng Ngàn. Lại có lúc họ còn đội lốt cọp để làm Hạ Ban, tức thần hổ.
Một vũ điệu khá phổ biến trong hầu giá là múa mồi: dùng tay kẹp ống giấy tròn nhỏ đã tẩm sẵn paraffin/paraffine/thạch chá, đốt cháy phừng phừng, mà uốn éo. Trò múa lửa này trông khá ngoạn mục, nhất là về đêm, tuy nhiên chính nó là nguyên nhân gây ra không ít vụ hoả hoạn làm thiêu rụi miếu đền, nhà cửa!
Hơn bao giờ hết, đây cũng là cơ hội để họ được giải tỏa mọi ẩn ức trong cuộc sống, là nơi để họ được thể hiện bản thân mình. Trong trang phục ngũ sắc, tượng trưng cho kim, mộc, thủy, hỏa, thổ một nông dân quanh năm chân lấm tay bùn như chị Quế ở Quảng Bình bỗng chốc hóa thân thành một bà tiên, ông hoàng đầy uy nghi, phi phàm. Đấy cũng là cách để con người tiếp cận với thần thánh, giúp họ làm những việc, thực hiện những ước mơ, khao khát đã bị đánh cắp trong cuộc sống đời thường.
3. Bài viết của Phanxipăng, tương đối lung tung:
|
Là một tín ngưỡng dân gian cổ truyền, khi công khai, khi lén lút, đồng bóng, còn gọi đạo Mẫu hoặc Thiên Tiên Thánh giáo, hiện hữu khắp mọi tỉnh thành ở nước ta. Trong các am, miếu, đền, phủ, vào những ngày mùng 1, 14, rằm, 29 hoặc 30 hằng tháng âm lịch, thêm các lễ vía nữa, con nhang đệ tử tụ tập cúng cầu, hầu giá, số lượng thường chỉ dăm bảy người, nhiều lắm cũng chỉ vài mươi. Một số di tích đặc thù - như phủ Dầy ở Nam Định, phủ Tây Hồ ở Hà Nội, đền Bà Đế ở Hải Phòng, đền Mẫu ở Hưng Yên, đền Sòng ở Thanh Hoá, đền Cờn ở Nghệ An, điện Hòn Chén / điện Huệ Nam ở Huế, tháp Bà ở Nha Trang, núi Bà ở Tây Ninh, miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc - thì đều đặn mỗi năm có đôi vài nhật điểm thu hút hàng nghìn ông đồng bà cốt gần xa nô nức đổ về trẩy hội với bao nghi thức hết sức lạ thường. |
Ông lên, ông nhảy lom xom |
Bạn chứng kiến hiện tượng hầu đồng bao giờ chưa?Năm 1915, một người Pháp là H. Délétie đã tường thuật trong bài La fête du Ruoc-sac de la Déesse Thiên-Y-A-Na au temple Huê-Nam-diên / Lễ rước sắc của nữ thần Thiên Y A Na ở điện Huệ Nam đăng trên Bulletin des Amis du Vieux Hué (BAVH: Tập san Đô Thành Hiếu Cổ). Cảnh tượng ấy diễn ra hồi đầu thế kỷ XX cũng chẳng khác hôm nay bao nhiêu. Thoạt tiên thì xông trầm, đốt nhang, hiến cúng lễ vật, tuyên đọc sớ điệp, sì sụp bái lạy và "lầm rầm khấn vái nhỏ to". Dàn bát âm - gọi là cung văn - bắt đầu sửa soạn nhạc cụ: đàn nhị, đàn nguyệt, kèn sona, trống bản, sênh tiền. Sau khúc tiền tấu đầy kích động, đồng cô bóng cậu nhập vào một con nhang đệ tử nào đấy rồi, tức thì cung văn chuyển giọng ừ ứ ư:Khói hương nghi ngút án tiền,Cô Bơ là cách gọi kiêng cô Ba, hồn thiêng đồng nữ ở cõi "tứ phủ công đồng". Có nhiều cô Ba lắm: cô Ba Ngoại Cảnh này, cô Ba Chín Suối này, cô Ba Thoải / Thuỷ Phủ này, v.v. Đó là 1 trong 12 giá phụ, sau các giá chính gồm "ngũ vị thánh bà" và "lục vị tôn ông". Vì thế, ốp đồng còn được gọi hầu giá hoặc hầu bóng.Người lên đồng, dù nam hay nữ, đều phục trang cực kỳ đặc biệt. Áo mớ ba mớ bảy nhiều màu. Thắt lưng kim tuyến. Quần thắt chẽn ống. Giày vải hoặc hài nhung. Tóc chít khăn xếp xanh đỏ. Vai khoác lụa là. Tai, tay, cổ và cả cườm chân đều đeo vàng bạc ngọc ngà lấp lánh. Mặt nhồi phấn. Môi tô son. Mắt kẻ chì. Có trường hợp phải bôi mặt đen sì, vai quàng dây leo, eo đóng khố, tay cầm khèn hoặc quấn luôn con... rắn (làm giả bằng rễ cây) nếu nhập vai ông Bảy hay ông Chín Thượng Ngàn. Lại có lúc họ còn đội lốt cọp để làm Hạ Ban, tức thần Hổ. Trong ánh sáng đèn nến, hương khói trầm nhang và lời ca tiếng nhạc, xác đồng ngồi trước án thờ, đầu và mặt trùm khăn che kín. Chợt xác đồng rùng mình, lắc qua lắc lại rồi đột ngột đứng phắt dậy, thét vang một tiếng cùng lúc giật bỏ chiếc khăn trùm và nhảy cà tưng. Ví như đó là nữ đệ tử hầu giá cô Ba thì sao? Chân cô nhún. Tay cô múa. Vai cô giật giật. Ngực cô phập phồng. Cô đánh mắt lúng liếng nhìn quanh và nhoẻn miệng cười, chao ôi là tình tứ. Lát sau, cô tiến sát án thờ, rút chiếc quạt cầm tay, vừa nhảy, vừa phe phẩy. Lập tức, cung văn hát bài múa quạt: Đôi tay phấp phới ánh hồng,Bỗng cô trao quạt cho các đệ tử chầu rìa. Đoạn, cô rút mái chèo và khoắng ào ào trong không khí. Cung văn chuyển sang lời ca chèo đò: Bỏ quạt, cô múa chèo loan,Buông mái chèo, cô cầm nón mà ngắm nghía, rồi uốn éo lượn lờ theo bài hát chầu văn múa nón: Tay cô cầm nón bài thơ,Nói cho đúng thì các cung văn phải theo bóng đồng mà ứng tác lời ca và điều chỉnh nhịp phách thích hợp. Điều này hoàn toàn trái ngược với khiêu vũ: người không nhảy theo nhạc, mà nhạc phải nhót theo người. Thật ra, các cung văn chuyên nghiệp đã thủ sẵn cả kho tàng văn nghệ dân gian để vừa tận dụng vốn cũ, vừa cải biên hoặc sáng tác mới, kịp thời bám sát các vũ điệu khá quen thuộc của quý ông bà cô cậu: múa quạt, múa nón, múa bài bông, múa độc kiếm, múa song kiếm, múa thiết bản, múa chuỳ, phi ngựa, bắn cung, v.v.Một vũ điệu khá phổ biến trong hầu giá là múa mồi: dùng tay kẹp ống giấy tròn nhỏ đã tẩm sẵn paraffin / paraffine / thạch chá, đốt cháy phừng phừng, mà uốn éo. Trò múa lửa này trông khá ngoạn mục, nhất là về đêm, tuy nhiên chính nó là nguyên nhân gây ra không ít vụ hoả hoạn làm thiêu rụi miếu đền nhà cửa! Con nhang đệ tử phần đông là dân thợ thuyền và giới tiểu thương, chưa học qua vũ đạo cùng quyền cước lẫn binh khí gì cả, do đó mỗi người lên đồng thì nhảy một kiểu, miễn sao hao hao các vũ điệu những kẻ khác nhập đồng. Sau các màn múa, tuỳ từng giá đồng, người hầu bóng sẽ cất tiếng dạy bảo đủ điều cho các "thằng nam con nữ" tham dự buổi lễ. Nếu ông Chín Thượng Ngàn thì hú hét quát tháo ầm ĩ. Còn cậu Hoàng Mười lại răn đe từ tốn, nhẹ nhàng. Lắm phen hứng khởi, vai đồng lấy các vật phẩm cúng trên án thờ như hoa quả, bánh kẹo, xôi chè, kể cả tiền thật để ban lộc cho quan khách. Thậm chí có tay mới xoá nạn mù chữ nhưng nhập đồng rồi là cầm bút son vẽ ngoằn ngoèo và viết cả Hán tự (sai bét!) lẫn Pháp ngữ (trật lất!) mí lị Anh văn (hỏng toét!) lên giấy, bảo đấy là bùa, phát cho thiên hạ đem về dán trước cửa hoặc trong nhà nhằm trừ ma yểm quỷ! Tôi sở dĩ biết khá tỉ mỉ những chuyện trên nhờ ấu thời từng nhiều phen cùng lũ bạn nhóc tì lân la am này phổ nọ xem thiên hạ ốp đồng. Chẳng những được thưởng thức hát múa miễn phí mà thỉnh thoảng còn được chén ê hề lộc thánh. Dù nghe con nhang đệ tử đồn thổi bao chuyện thần tiên linh hiển, nếu ai đó thiếu nghiêm cẩn trong ngôn ngữ hoặc hành vi thì sẽ bị các đấng vô hình trừng phạt, cả bọn "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" nào có ngán gì. Thoạt đầu là trêu ghẹo cung văn bằng cách kiếm me hoặc khế chua chấm muối ớt, nhai nhóp nhép chọc thèm, khiến tay thổi kèn nhểu nước bọt, không hoạt động nổi, còn gã chầu văn thì ngắc ngứ cà lăm! Tiếp theo là tương kế tựu kế để các thứ vàng mã, hình nộm cúng trong buổi lễ bùng cháy bất ngờ, làm Xích Lân tiên nữ hốt hoảng quăng cả kiếm cung mà kêu la í oé! Một thằng nhãi tinh mắt phát hiện ra rằng thánh thần sao cũng bất công, hễ ngài ban lộc thì con cháu xác đồng hưởng lắm quà cáp ngon lành, trong khi người dưng chỉ nhận lèo tèo quả ổi xanh hoặc chùm dâu chua lét. Thế là hắn bí mật dùng dây câu nguyên con gà luộc béo múp ngay giữa án thờ, đem đãi cả bọn chúng tôi một chầu thoả thích. Lại có vị người lớn bày cho mấy bài ca dao châm chích. Lũ trẻ khoái chí tập hát theo làn điệu chầu văn rồi chĩa loa đồng ca oang oang buộc cậu Bốn cô Ba chưa kịp giáng đã phải thăng. Hát rằng: Ông lên, ông nhảy lom xom, |
Thiên Tiên Thánh giáo |
Những trò nghịch ngợm tuổi thơ rồi cũng qua. Vì nhiều lý do, tôi nay lại muốn tìm hiểu hiện tượng đồng bóng với thái độ và góc độ khác. Một số câu hỏi được đặt ra: Tín ngưỡng này đã phát sinh và phát triển như thế nào? Sự nhập đồng có thật không và mang ý nghĩa gì? Trong đời sống xã hội hiện đại, việc hành lễ của con nhang đệ tử là tích cực hay tiêu cực?Chưa xác định rõ thời điểm hình thành các nghi thức cúng quảy nhảy vọt. Trong tác phẩm Thượng kinh ký sự, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 - 1791) từng thuật lại một buổi lên đồng mà ông tình cờ quan sát tại xã Kim Khê (hiện thuộc TP. Vinh, Nghệ An) trên đường ra Thăng Long vào năm Tân Sửu 1781. Trước đó, năm Quý Sửu 1553, Dương Văn An soạn Ô châu cận lục đã ghi nhận sinh hoạt hiến tế có chầu văn tại đoạn sông Kim Trà, tức sông Hương ở Huế ngày nay. Có ý kiến cho rằng việc đồng bóng xuất xứ từ đền Sòng ở Thanh Hoá, nơi thờ thánh mẫu Vân Hương - tên gọi khác của công chúa Liễu Hạnh, một nhân vật huyền thoại trong truyện cổ dân gian Việt Nam. Thực tế thì bà chúa Liễu được dân ta phụng thờ nhiều nơi, như phủ Dầy / Dày / Giầy / Giày ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định và phủ Tây Hồ ở phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội. Tiếp xúc với ông đồng bà cốt tại nhiều tỉnh thành, tôi biết họ rất sùng kính mẫu và chư vị. Theo quan niệm dân gian, mẫu / Mẫu là 1 trong 4 vị thánh bất tử, gồm Tản Viên sơn thần, Phù Đổng thiên vương, Chử Đồng Tử, và công chúa Liễu Hạnh. Tương truyền Mẫu vốn là công chúa Quỳnh Nương, nữ thần hàng đầu trên thiên cung, vì lỡ tay làm vỡ chén ngọc nên bị Ngọc Hoàng thượng đế đầy giáng trần. Cũng theo lời kể, Mẫu từng hiển hiện ở nhiều địa phương và thi triển nhiều phép lạ, do đó được triều đình nhà Lê tôn vinh "Thượng đẳng phúc thần" và sắc phong "Mã Cái công chúa" (Mã Cái nghĩa là mẹ) rồi được thăng "Chế Thắng Hoà Diệu đại vương". Riêng sử sách nhà Nguyễn còn ghi rõ: năm Thiệu Trị thứ VI, tức Ất Tị 1845, nhà vua đã ban cho Mẫu chức "Thần hoàng nhất phẩm". Mẫu đây cũng còn là Thiên Y A Na, nữ thần vĩ đại của dân tộc Champa với tên gọi Po Nagar hoặc Muk Juk, bấy nay được thờ tại Tháp Bà ở Nha Trang. Sự tích Thiên Y tiên nữ đã được nhiều thư tịch ghi chép, chẳng hạn Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn. Trong quá trình Nam tiến, người Việt kế tục việc thờ cúng của cư dân Chăm bản địa và tôn làm "thượng đẳng thần". Năm Nhâm Tuất 1802, ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long tấn phong cho Mẫu danh hiệu "Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi". Dân gian quen gọi bà chúa Ngọc, bà chúa Xứ, ngắn gọn là Mẫu, và lập phủ, điện, am, miếu để cung thỉnh phụng thờ. Điều buồn cười là phần đông ông đồng bà cốt và con nhang đệ tử chẳng mấy ai rành rẽ sự tích Mẫu, dẫu họ tự nhận là tín đồ thuần thành của Thiên Tiên Thánh giáo. Khác nhiều người nghĩ, với tên gọi này, Thiên chẳng phải trời, Tiên chẳng phải nhân vật yên vui và có nhiều phép mầu. Chuyên luận Tín ngưỡng dân gian Huế của Trần Đại Vinh (NXB Thuận Hoá, Huế, 1995) ghi nhận: "Cách đặt tên Thiên Tiên Thánh giáo được giải thích là: Thiên là huyện Thiên Bản, Tiên là làng Tiên Hương, tức thôn Vân Cát, làng An Thái, là nơi giáng trần lần thứ hai của Liễu Hạnh công chúa. Hai chữ Thánh giáo thể hiện một nguyện vọng của Tổng hội xin thừa nhận tín ngưỡng này như một tôn giáo thiêng liêng." Mấy địa danh mà sách vừa nêu đều thuộc tỉnh Nam Định. Theo Địa chí Nam Định của nhiều soạn giả (NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2003) thì huyện Thiên Bản đã đổi thành huyện Vụ Bản từ cuối thời Nguyễn. Ở huyện này, 2 làng Tiên Hương và Vân Cát nay là 2 thôn tại xã Kim Thái, nơi quần thể phủ Dầy toạ lạc, trong đó có lăng mộ Liễu Hạnh, đã được Bộ Văn hoá và Thông tin công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 21-2-1975. Sách Phủ Dầy và tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh của Bùi Văn Tám (NXB Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội, 2001) còn cho hay rằng xã An Thái cũ là thôn Tiên Hương bây giờ, Thực chất, Thiên Tiên Thánh giáo chẳng được tổ chức quy củ như đạo Phật, đạo Hồi, đạo Kitô. Thiên Tiên Thánh giáo lại chẳng có kinh điển cùng luật lệ chính thức. Sinh hoạt của tín đồ Thiên Tiên Thánh giáo mang tính tự phát, tự túc, tự nguyện. Dăm bảy hoặc vài chục người họp thành phổ, cứ đến ngày 14, rằm, 30, mùng 1 âm lịch mỗi tháng thì tới một am miễu nhất định để dâng lễ, cúng cầu, hầu giá. Xong, ai về nhà nấy, tiếp tục làm lụng sinh nhai như tất cả chúng ta. Khác chăng là họ cữ kiêng vài loại thực phẩm vì "ăn sợ mắc tội": thịt chó, thịt trâu, bồ câu, cá chép / cá gáy. Có lúc, có nơi, do áp lực của dư luận xã hội hoặc chủ trương của chính quyền sở tại, đệ tử của Mẫu phải lên đồng âm thầm lén lút. Chẳng hạn thời gian Nhà nước phát động phong trào "bài trừ mê tín dị đoan" khá rầm rộ tại Huế, mà đỉnh cao là việc triệt phá am miếu diễn ra vào năm 1985, đố đồng cô bóng cậu nào dám cóc cheng nhảy nhót công khai. Từ năm 1986 đến nay, nhờ công cuộc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, cùng với nhiều lễ nghi truyền thống được phục hồi như xuân tế lẫn thu tế đình làng, cầu ngư, cúng tổ ngành nghề, v.v., thì tín đồ Thiên Tiên Thánh giáo lại sửa am, lập miếu, thoải mái chầu văn, ốp đồng. Thiên Tiên Thánh giáo thường được xã hội gọi "đạo nhảy vọt", còn giới nghiên cứu lại gọi "tín ngưỡng tứ phủ" vì hàng tín đồ quan niệm rằng tiên, thánh, thần ở 4 cõi: thượng tiên, trung thiên, thượng ngàn, thuỷ phủ. Cũng theo họ, cả 4 cõi kia liên kết nhau chi phối cõi người. Và cõi nào cũng được cơ cấu tương tự một triều đình quân chủ chuyên chế có quyền lực vạn năng, gồm: đế vương, thánh mẫu, chư tiên, hoàng tử, công chúa, khâm sai, giám sát, thập nhị triều quận, thập nhị triều cô, ngũ hổ đại tướng, âm binh bộ hạ, v.v. Tất nhiên, bà chúa Liễu và bà chúa Ngọc ngự trị cõi thượng thiên chót vót. Ngoài ra, Thiên Tiên Thánh giáo còn thờ Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, thờ cả Quan Công cùng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lẫn Đức Thánh Trần tức Hưng Đạo đại vương! Khi hầu giá, xác đồng nhập vai một vị nào đấy cả nam lẫn nữ thuộc "tứ phủ công đồng". Đàn bà con gái thì Mộc Tinh thánh nữ, Ngũ Hành tiên nương, Đào Huê công chúa, cô Năm Ngoại Càn, v.v. Đàn ông con trai thì Linh Hầu thái tử, Sơn Tiêu Độc Cước, quan Lớn Tuần Tranh, Bô Bô động chủ, v.v. Nhạc sĩ Phạm Duy nhận xét khá chí lý trong Đặc khảo về dân nhạc Việt Nam (NXB Hiện Đại, Sài Gòn, 1972): "Lên đồng là một hiện tượng hoá thân, người phụ nữ Việt mượn đồng bóng để thể hiện những nguyện vọng thầm kín của mình. Ai cũng biết trong dĩ vãng, người đàn bà Việt Nam chịu thua thiệt đủ điều. Lên đồng giúp họ một ảo tưởng ăn chơi như ông hoàng bà chúa. Khi bóng cô bóng cậu nhập vào người lên đồng thì cuộc sống thần tiên bắt đầu." Quả là hàng tín đồ Thiên Tiên Thánh giáo đều có đủ nam nữ, song rõ ràng phái yếu chiếm số lượng đông hơn hẳn. Cũng cần thêm rằng tuy có nhiều điểm khác biệt về nghi thức, hiện tượng ốp đồng không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn diễn ra tại nhiều nơi khác trên hoàn cầu. Tôi tò mò muốn ốp đồng thử một phen cho biết. Nhờ quen với tay chủ am nọ nơi xã Thuỷ Biều, ngoại thành Huế, tôi được trùm khăn ngồi trước án thờ nghi ngút khói nhang trong lúc cung văn chơi "liên khúc" từ Xuân phong, Long hổ, Lưu thủy, Hành vân, sang Cổ bản, Đăng đàn cung, Phú lục, rồi Tẩu mã. Lạ thay! Thiên hạ chỉ ngồi tí tì ti liền "nhập" ì xèo, còn cái thằng tôi cứ "trơ như đá, vững như đồng", nóng bức và ngột ngạt tưởng chịu hết xiết! Tay chủ am giải thích: - Chậc... Mạng anh không có "chân lính". Chịu thôi! Tôi cũng lấy làm lạ vì rất hiếm thấy ông đồng bà cốt "giáng lâm" vỗ ngực xưng danh nhị vị thánh mẫu tối cao là Liễu Hạnh và Thiên Y A Na. Họ sợ hãi hay khiêm cung nhỉ? Được biết trong quá khứ, dù mang quốc tịch Chiêm Thành hay Đại Nam, Mẫu đều đã thị hiện trên núi Ngọc Trản thuộc làng Hải Cát ven bờ sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km về phía thượng lưu. Tại đó có điện Hòn Chén thờ Mẫu cùng chư vị, xuân thu nhị kỳ thường niên đều long trọng tổ chức đại lễ hội. |
Núi Ngọc huyền bí |
Lênh đênh theo thuyền rồng ngược dòng Hương, tôi đã đến núi Ngọc. Cũng có thể tới đây bằng đường bộ băng qua Kim Long, Hương Hồ, Ngọc Hồ.Núi nguyên tên Ngọc Trản, gọi nôm na là Hòn Chén. Dân gian kể rằng do biến âm từ Hoàn Chén, bởi vua Minh Mạng từng đến đây và lỡ tay đánh rơi chén bằng đá quý xuống sông Hương, tưởng chẳng cách gì lấy lại được, bỗng một con rùa to lớn nổi lên, miệng ngậm chén ngọc trả lại nhà vua. Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn còn ghi nhận một tên khác là núi Hương Uyển và viết: "Mạch núi do các núi ở phía tây bắc trùng trùng điệp điệp, như rồng đi hổ phục, chạy dài chênh chếch về phía nam, đến phía tây sông Hương thì dừng lại, nổi vọt lên một ngọn vừa tròn vừa đẹp như hình cái chén nên gọi tên ấy. Sườn núi có đền thiêng. Chân núi kề vực sông, nước rất trong ngọt, người ta phải gọi là nước Ngọc Trản và thường lấy dâng ngự dụng." Trong sách Nguyễn triều cố sự (Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1956), Bửu Kế lưu ý thuyết cho rằng tên Ngọc Trản chỉ là một lối dùng mỹ từ mà thôi, vì bên kia có địa danh Ngọc Hồ / bầu ngọc thì bên này có Ngọc Trản / chén ngọc để được cân đối. Tương truyền bà chúa Ngọc lẫn bà chúa Liễu từng giáng hạ nơi đây nên dân làng Hải Cát dựng đền thờ phụng và tôn sùng mẫu như đấng khai canh. Có lẽ tiền thân của đền là điểm thờ nữ thần Po Nagar của cư dân Chăm bản địa rồi được người Kinh kế tục cúng bái. Dần dần, các chúa Nguyễn phong tặng sắc thần và chính thức hoá việc thờ cúng. Đến năm Nhâm Thìn 1832, niên hiệu Minh Mạng thứ XIII, nhà vua đã cho trùng tu, mở rộng ngôi đền. Đó là đền Hàm Long hoặc đền Ngọc Trản. Một năm sau khi lên ngôi, Bính Tuất 1886, vua Đồng Khánh đổi tên thành điện Huệ Nam. Dân chài quanh vùng nói rằng khúc sông ngay trước điện Hòn Chén sâu nhất dòng Hương, thợ lặn khoẻ mấy cũng không tài nào mò tới đáy. Nhiều kẻ tin rằng thánh mẫu Thoải (tức bà Thuỷ, tương truyền là con của Long Vương ở hồ Động Đình, có đền thờ chính ở Tuyên Quang) chuyên trị vì nước ấy. Đại Nam nhất thống chí chép rằng tại đây "có con rùa lớn bằng tấm chiếu, mỗi khi nổi lên tất có sóng dữ, người ta trông thấy gọi là sứ giả của Hà Bá". Nghe đồn con rùa quý hiếm kia hiện vẫn còn và được các đệ tử của mẫu kính cẩn gọi "cố trạnh". Thuở sinh thời, ba tôi có kể một giai thoại về khúc sông này. Rằng xưa, thuyền đò ngang qua đấy thì ai nấy đều phải im lặng thắp nhang tỏ lòng thành kính. Chỉ cần một người nẩy suy nghĩ xúc phạm mẫu là thuyền đắm ngay tức khắc, do đó nạn nhân chết đuối tại chỗ ngày càng như rạ. Biết chuyện, vua Tự Đức ngự giá lên điện Hòn Chén, đeo vào tay mẫu chuỗi hạt bồ đề, rồi lệnh: "Thôi hí! Tu đi!". Từ đó, tai nạn không còn. Điều kỳ lạ là thái độ hết mực tôn sùng Mẫu của vua Đồng Khánh mà sử sách vẫn thường nhắc. Theo nguyên tắc xưa, khi đã lên ngôi thiên tử, vị vua nào cũng đứng trên mọi bậc thánh thần. Riêng vua Đồng Khánh tự nhận đồ đệ của Mẫu, lễ phép thưa Mẫu bằng "chị", và đưa cả lễ hội thường niên điện Hòn Chén vào hàng quốc lễ. Vì sao? Cảnh Tông Thuần hoàng đế, tức vua Đồng Khánh, vn xuất thân là công tử Ưng Thị, con trưởng của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và Thái vương phi Bùi Thị Thanh. Năm Ất Sửu 1865, mới 2 tuổi, ngài đã được vua Tự Đức chọn làm dưỡng tử. Đến giai đoạn trưởng thành, gặp thời kỳ lịch sử éo le, ngài chờ đợi mãi vẫn chưa được nối ngôi, bèn nhờ mẹ ruột lên điện Hòn Chén cầu đảo. Trong một buổi hầu đồng, Mẫu phán: năm Ất Dậu 1885, ngài sẽ toại nguyện, song chỉ ngất ngưởng cửu trùng hơn 3 năm thôi, đến cuối năm Mậu Tý 1889 thì ngài thăng hà! Nếu thực tế Mẫu đã tiên tri như thế, rõ xứng danh Hoằng Huệ Phổ Tế Linh Ứng Diệu Thông Mặc Tưởng Trang Huy Ngọc Trản Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần đúng y thần hiệu mà vua Đồng Khánh ngay sau khi tức vị đã tôn phong Mẫu. Vua còn sắc phê: "Phong cảnh Ngọc Trản thực là chốn tiên nữ linh sơn sáng đẹp muôn đời, trông rõ hình thể như con sư tử uống nước sông, quả là nơi chân cảnh thần tiên. Đền Ngọc Trản nhờ đắc linh khí, các phúc thần đầy quyền uy ngự trị cứu người độ đời, giúp dân giữ nước. Vậy trẫm cho đổi đền ấy làm điện Huệ Nam (nghĩa là ban ân huệ cho nước Nam và vua Nam) để biểu hiện ơn nước trong muôn một". (Đại Nam thực lục chính biên - Đệ lục kỷ). Theo Nguyễn triều cố sự (sđd) thì chính vua Đồng Khánh thân hành trông nom việc tái thiết điện Huệ Nam khang trang đồng thời với việc xây Tư lăng gần núi Thiên Thai ở phía bên kia sông Hương. Bởi tin tưởng tuyệt đối vào lời tiên đoán của mẫu nên nhà vua phải sớm lo liệu nơi an nghỉ cuối cùng cho bản thân. Năm Đinh Hợi 1888, mẹ ruột cùng em trai Ưng Đậu và em gái Như Cư của vua Đồng Khánh còn đúc đại hồng chung dâng cúng Mẫu ở điện Huệ Nam nữa. Vua và cả hoàng thân quốc thích đã vậy thì hàng ngũ quan lại triều thần cùng đông đảo nhân dân cả nước càng sùng tín Mẫu; càng tin rằng núi Ngọc chính là thánh địa để cúng cầu, hầu lễ, hành hương. Mặc dù Tổng hội Thiên Tiên Thánh giáo chính thức thành lập vào năm 1965, trụ sở đặt tại 252 đường Chi Lăng, TP. Huế, song có thể khẳng định tín ngưỡng này hưng thịnh nhất lại là cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Nhiều vị bô lão bảo: - Hồi đó, mỗi lần trẩy hội điện Hòn Chén, khách thập phương dồn về kín kịt cả khúc sông Hương suốt một tuần liền, tưng bừng náo nhiệt khôn tả. Tưởng cũng nên biết thêm: giai đoạn ấy, nước ta chịu ách đô hộ của thực dân Pháp, thiên tai và dịch bệnh xảy ra liên tục, dân chúng nghèo khốn và lạc hậu luôn rơi vào trạng thái bất an nên hằng trông chờ sự phù trợ từ cõi vô hình. Còn theo BAVH, "những người Tây cứng đầu" dám táo tợn gọi điện Hòn Chén là "la Pagode de la Sorcière / ngôi chùa của mụ phù thuỷ", cớ sao họ vẫn béo tốt phây phây? Ngồi trước mũi thuyền rồng giữa dòng Hương, hoặc leo lên đồi Vọng Cảnh bên hữu ngạn, tôi cũng như nhiều du khách thảy đều thừa nhận rằng phong cảnh quanh núi Ngọc hữu tình và hùng vĩ làm sao. Đúng như mấy vần thơ chữ Hán của Nguyễn Đức Quân treo trong nội điện đã mô tả: Đệ lâm bích thuỷ, long lai viễn,Phan Thuận An, trong sách Kiến trúc cố đô Huế (NXB Thuận Hoá, Huế, 1995), dịch: Bên dòng nước biếc như rồng lượn,Toàn bộ các công trình kiến trúc xinh xắn của điện Hòn Chén đều toạ lạc lưng chừng sườn đông nam núi Ngọc. Trung tâm là Minh Kính Đài có diện tích mặt bằng 255m², được chia làm 3 cung. Cao nhất là Minh Kính cao đài đệ nhất cung, còn gọi Thượng cung hay Thượng điện, dùng để thờ thánh mẫu Thiên Y A Na, thánh mẫu Vân Hương và... vua Đồng Khánh cùng một số thánh thần thượng đẳng khác. Kế tiếp là Minh Kính trung đài đệ nhị cung, còn gọi Cung Hội đồng, thờ Phật và hàng chục thần thánh, dùng làm nơi thiết trí loạt tự khí dùng để rước sắc. Sau rốt là Minh Kính tiểu đài đệ tam cung, còn gọi Tiền điện, là chỗ đặt trống chuông, là nơi cử hành tế lễ. Nội thất Minh Kính Đài thuộc diện "tuyệt đối trang nghiêm, bất khả xâm phạm", nên không phải ai ai cũng được vãng lai dịp đại lễ hội, kể cả đông đảo tín đồ Thiên Tiên Thánh giáo.Nhờ sự giúp đỡ sốt sắng của các nhân viên bảo vệ thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - cơ quan hiện đang giữ nhiệm vụ quản lý và duy tu điện Hòn Chén - nên ngay kỳ thu tế, tôi được lọt vào Minh Kính Đài để "xem tận mắt, sờ tận tay" nhiều đồ tự khí được chế tác tự xửa xưa: hàng loạt bài vị và tượng thần thánh cùng cờ quạt, tàn lọng, phụng liễn, long đình. Trên Thượng điện có cái mão chạm trổ cửu long bằng vàng ngọc rất cầu kỳ, đang được thờ trong hộp kính. Một nhân viên bảo vệ giới thiệu với tôi rằng đó là mão của vua Đồng Khánh lưu lại. Nhìn quanh, tôi còn thấy nhiều di vật của vị vua nổi tiếng "thích chuyện huyền bí và hết sức tôn sùng Đức Thiên Y A Na tại điện Hòn Chén" (theo Nguyễn Phúc tộc thế phả - NXB Thuận Hoá, Huế, 1995, trang 377). Đó là những bức hoành, câu đối, thơ phú do vua ngự bút tôn vinh Mẫu; và một số tranh ảnh do ngài thành tâm cúng dường. Tôi hết sức lạ mắt trước những đao kiếm sơn son thếp vàng cùng các đồ thờ dành cho lễ rước sắc: nào kiệu, nào ngai, nào võng song loan. Hầu hết cổ vật ở đây được trưng bày rất bề bộn nhưng lại gây hiếu kỳ cho bất kỳ ai có dịp mục kích. Bên phải Minh Kính Đài là nhà Quan Cư, viện Trinh Cát, chùa Thánh. Bên trái là dinh Ngũ Hành tiên nương, bàn thờ Các Quan, động thờ ông Hạ Ban tức Thần Hổ. Lại có miếu thờ Quan Thánh Đế Quân và miếu thờ vị tiền nhân họ Lê khai canh làng Hải Cát. Rải rác còn có một số am và bệ thờ nhỏ, như am cô Ngọc Lan, am Trung Thiên. Dưới chân núi, sát bờ sông, có miếu Thuỷ Phủ thờ Thuỷ Long tôn thần. Du khách ghé Huế, thăm viếng Kinh thành, cung điện, chùa chiền, lăng tẩm, v.v., thảy đều bắt gặp con rồng xuất hiện với tần số cao trong các hoạ tiết trang trí nội ngoại thất. Ghé điện Hòn Chén sẽ thấy khác. Ở đây, chim phượng hoàng lại chiếm ưu thế. Bờ nóc, bờ quyết Minh Kính Đài cùng các viện, dinh, am, miếu, và nhiều hiện vật tại khu di tích này đều được đắp, khắc, hoặc vẽ phượng hoàng vì loài chim này tượng trưng cho phái nữ. Phải thôi, nơi thờ Mẫu mà lị! Nếu leo lên đỉnh núi Ngọc, khách sẽ thấy một ngọn núi uy nghi vươn lên cách đó không xa. Được xem là chủ sơn của đất Phú Xuân, ngọn núi cao 427m ấy cũng mang tên loài chim phượng hoàng: núi Kim Phụng. Điện Hòn Chén là 1 trong 16 công trình kiến trúc triều Nguyễn ở Huế được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới vào ngày 11-12-1993. Điện Hòn Chén cũng được Bộ Văn hoá và Thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia theo quyết định số 2009/1998 QĐ/BVHTT ban hành ngày 26-9-1998. |
Khi ông đồng bà cốt hành hương |
Tháng bảy vía cha, tháng ba vía mẹ. Con nhang đệ tử mọi miền đều nhắc nhau thế để nhớ 2 kỳ đại lễ hành hương về điện Hòn Chén hằng năm. Có thể suốt 4 mùa, do bận mưu sinh, họ không tới phổ hầu giá được, nhưng nhất thiết 2 vía trọng này thì chẳng bỏ qua.Thật ra, theo bản 51 lễ vía thường niên do Tổng hội Thiên Tiên Thánh giáo quy định thì ngày 2 tháng 3 âm lịch là vía huý nhật, ngày 5 và 6 tháng 3 âm lịch là vía sinh nhật thánh mẫu Vân Hương tức bà chúa Liễu. Còn 2 ngày tốt thượng tuần tháng 7 âm lịch lại là rước sắc nữ thần Thiên Y A Na đến đình làng Hải Cát làm lễ thu tế. Trước kia, khách trẩy hội điện Hòn Chén dịp tháng 7 nghìn nghịt từ 5 ngày đến 1 tuần liền; nay chỉ còn 3 ngày: mùng 8 tới mùng 10. Ông Lê Văn Ngộ - phó ban tổ chức đại lễ thu tế điện Hòn Chén - cho tôi biết: - Ban bảo trợ điện Huệ Nam đứng ra xin tổ chức lễ hội truyền thống này dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, sự giúp đỡ của Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế. Dịp lễ năm nay, hàng ngũ tín đồ gần xa đăng ký về dự gồm 31 bằng án và 35 châu án. Còn số lượng cụ thể bao nhiêu lượt người thì chúng tôi không tài nào nắm chính xác nổi! Bằng án là thuyền kết đôi kết ba. Châu án là thuyền đơn. Trên thuyền có lập bàn thờ Mẫu và chư vị. Trước thuyền, người ta treo biển đề tên am, tên phổ, chẳng hạn: Kim Đồng Tiên Nữ, Thiên Thai Thuỷ Cảnh, Đài Minh Cảnh, Linh Sơn Điện, Linh Dược Điện, Tân Đức Điện, Hoằng Hoá Điện, Sòng Sơn Vọng Từ. Khá nhiều am phổ từ Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Đăklăk, Lâm Đồng. Cũng thấy am phổ từ Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, TP.HCM, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Hầu như toàn bộ thuyền rồng du lịch sông Hương đều được thuê mướn suốt 3 ngày đêm. Không đủ thuyền rồng thì người ta thuê cả đò chở cát sạn hoặc đò chài lưới để kết bằng án, châu án. Từ trung tâm thành Huế, các bằng án và châu án treo cờ xí, giăng đèn đóm, nổ máy bơi ngược dòng Hương lên điện Hòn Chén. Trên mỗi chiếc, con nhang đệ tử luân phiên cúng bái và hầu giá trong lời ca tiếng nhạc của cung văn được khuếch đại âm lượng qua dàn thiết bị điện tử. Người ta đua nhau tung vàng mã xuống mặt nước, ban đêm còn thả thêm hoa đăng. Con sông vốn dĩ tĩnh lặng nay bỗng sôi động hẳn với muôn hồng ngàn tía và thập cẩm âm thanh. Tôi thử đếm cả dãy bằng án, châu án đậu san sát mép sông quanh chân núi Ngọc, đã thấy vượt quá số đăng ký chính thức. Tính bình quân mỗi chiếc chứa 25 người thì lượng ông đồng bà cốt trẩy hội đã xấp xỉ 3.000 người. Lại còn hàng trăm đò nghe chở con nhang đệ tử cặp kè theo các bằng án, châu án. Ấy là chưa kể lớp lớp du khách dồn về theo đường thuỷ lẫn đường bộ. Ước tính không dưới 1 vạn lượt người đến điện Hòn Chén trong đại lễ hội này. Như nhiều danh thắng khác, mỗi người cứ đặt chân vào cổng điện đều phải mua vé tham quan. Gía mỗi vé hiện nay (Canh Dần 2010): khách nước ngoài 20.000 đồng, khách trong nước 10.000 đồng. Chà chà, phen này Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế "trúng quả đại chang" nhé! Như đã nói, đại đa số đệ tử của Mẫu thuộc giới thợ thuyền hoặc tiểu thương mà chiếm tỉ lệ cao luôn là phái nữ. Trong đội ngũ cô Năm cô Ba lụa là son phấn, không ít nàng trẻ đẹp hệt người mẫu thời trang. Qua tìm hiểu, tôi được biết một số trường hợp con nhang cả nữ lẫn nam thuộc nếp nhà khá giả, có kẻ là học sinh, sinh viên, thậm chí giáo viên. Đặc biệt, rất dễ nhận ra sự hiện diện của một số ca sĩ cùng diễn viên sân khấu và điện ảnh thuộc hàng "sao" nữa! Tôi ngạc nhiên vô cùng khi bất ngờ thấy một ông đồng áo khăn đỏ choét, hú hét om sòm, và ngoáy tít đại đao. Ngại mình nhìn nhầm, tôi cố nhận diện thật kỹ. Đúng rồi! Trúng ngay chóc! Không ai khác, đích thị Phó Giám đốc một cơ sở tư doanh ở TP.HCM. Hễ có dịp, gã này luôn rôm rả nói chuyện bài trừ... mê tín dị đoan! Thật hết biết! Lễ chính là rước sắc thánh mẫu Thiên Y A Na từ Minh Kính Đài lên đình làng Hải Cát bằng đường thuỷ. Một đám rước chưa từng thấy. Đầy đủ hoa hương, chuông trống, cờ quạt, kiếm cung, tiền hô hậu ủng. Dẫn đầu là thần Hổ với các ông Bảy, ông Chín Thượng Ngàn. Lần nữa, tôi gặp may: được quá giang ngay trên bằng án chính cung nghinh Mẫu. Thuyền đến đâu đều thấy trên bờ, dưới nước, lớp lớp trẻ già chấp tay vái lạy theo rần rần. Một thể nữ mắt phượng, mày ngài, đứng hầu kiệu, bỗng dưng khều tay tôi. Nàng chúm chím cười và nói: - Số anh sướng lắm, luôn được Mẫu đoái thương! |
Đôi điều thiển nghĩ |
Đình làng Hải Cát cũng nằm ven tả ngạn dòng Hương, cách điện Hòn Chén chừng 2km về phía thượng nguồn. Lúc cả đoàn cung nghinh Mẫu vượt sóng nước tới nơi thì trời vừa sụp tối. Người ta thắp điện đèn sáng rực, long trọng thỉnh Mẫu vào chính điện để tiến hành lễ thu tế, nguyện cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, nhà nhà sung túc.Và suốt đêm ấy, trên hàng chục bằng án lẫn châu án đỗ dài trước bến đình, các đồng cô bóng cậu lại cóc cheng nhảy vọt phép phù, mệt thì thay nhau nghỉ ngơi, ăn uống. Mai lại rước Mẫu hồi loan, trở về núi Ngọc. Đêm ấy, lang thang với vài đồng nghiệp trên bãi sông trước đình làng Hải Cát, nhiều điều liên quan Thiên Tiên Thánh giáo, gọi gọn là đạo Mẫu, khiến tôi băn khoăn suy nghĩ. Trẩy hội điện Hòn Chén và xuân tế lẫn thu tế đình làng Hải Cát quả là phong tục cổ truyền mang đậm bản sắc văn hoá độc đáo của địa phương vùng Huế nói riêng, của đất nước Việt Nam nói chung. Tương tự loạt lễ hội ở đền Mẫu Đồng Đăng (Lạng Sơn), đền Bảo Hà (Lào Cai), đền Đuông (Vĩnh Phúc), đền Bà Đế (Hải Phòng), đền Sinh và đền Hoá (Hải Dương), đền Mẫu (Hưng Yên), phủ Tây Hồ (Hà Nội), phủ Dầy (Nam Định), đền Sòng (Thanh Hoá), đền Cờn (Nghệ An), tháp Bà (Khánh Hoà), núi Bà Đen (Tây Ninh), miếu Bà Chúa Xứ (An Giang), v.v. Xét nghi thức hành lễ liên quan những di tích ấy, rõ ràng đồng bóng đóng vai trò chủ đạo. Gắn chặt với đồng bóng đích thị chầu văn / hát văn / hát bóng, một hình thức lễ nhạc dân gian rất lý thú với nhịp ngoại / đảo phách thể hiện qua lưu không / nhạc không lời và 13 điệu / lối hát: bỉ, miễu, thổng, phú bình, phú chênh, phú nói, phú rầu, đưa thơ, vãn, dọc, cờn, hãm, dồn. Tham dự Liên hoan Giọng hát vàng ASEAN 2008, NSƯT Hồng Ngát trình diễn hát văn Hầu xá thượng và đoạt Huy chương vàng quá xứng đáng. Tuy nhiên, đồng bóng lại là hủ tục, là mê tín quàng xiên! Trong thời đại phát triển khoa học kỹ thuật ngày nay, hỏi còn gì lạc hậu cho bằng việc phòng và chữa bệnh theo liệu pháp nhảy lom xom, dán bùa chú, uống tàn nhang nước thải? Còn gì mê lầm cho bằng kiểu trấn an tâm lý theo lối "thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay" cực kỳ phung phí? Dĩ nhiên, muốn hạn chế và dần dần xoá bỏ tệ mê tín đã hằn sâu vào nếp nghĩ dân chúng tự bao đời, không thể áp dụng cứng nhắc các biện pháp hành chính cực đoan, mà phải bằng hệ thống tác động lâu dài toàn diện, như ý kiến của nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh từng đề xuất trong chuyên luận Tín ngưỡng dân gian Huế (sđd). Báo chí cùng các thể loại văn học nghệ thuật chắc chắn đã, đang, và sẽ góp phần hữu hiệu trong nỗ lực trường chinh đầy gian khó này. Một mai, đời sống vật chất lẫn tinh thần của toàn xã hội được nâng cao, tri thức khoa học tiên tiến được phổ biến sâu rộng và cập nhật đến tận thôn cùng xóm vắng. Lúc ấy, con người tự giải phóng mình khỏi "vòng kim cô" hủ tục; đồng thời biết trân trọng kế thừa, nỗ lực phát huy những phong tục dân tộc truyền thống với tinh thần văn hoá và nhân bản. Đã đăng: * Thế Giới Mới 320 (11-1-1998) & 321 (18-1-1998) * Kiến Thức Ngày Nay 706 (20-3-2010) & 707 (1-4-2010) Đã in trong sách Huế chừ của Phanxipăng (NXB Thanh Niên, 2000) |
Ảnh: Phanxipăng | Ảnh: Phanxipăng |
Ảnh: Phanxipăng | giữa dòng Hương, trên một bằng án khác đồng hành có danh hài Hoài Linh ôm đại đao ngưỡng vọng. Ảnh: Phan Văn Cường |
với chú thích: La Pagode de la Sorcière, vue générale. Nghĩa: Toàn cảnh ngôi chùa của mụ phù thuỷ. | Phiên âm: Âm dương huynh đệ thất thánh nghĩa hội. Nghĩa là "đấng thiên tử" tự xếp thứ 7! Ảnh: Phanxipăng |
tại 252 (số hiện nay 354) đường Chi Lăng, Huế. Ảnh: Phanxipăng | Ảnh: Liêm Hoa |
Ảnh: Quế Chi | tại Nam Định. Ảnh: Trần Nam Xuyên |
0 Response to "Huế : Thiên Tiên Thánh Giáo (sơ lược)"
Đăng nhận xét
Vui lòng không Spam. Thanks các bạn