Câu chuyện Phủ Giày : Lễ rước năm 2015


Mình nhìn từ xa.

Đại khái như sau, ảnh của hôm nay và hôm qua.

(đây là tư liệu dân dã, chưa tính đến tư liệu của báo chí chính thống)












---

Bổ sung 2 (27/4/2015): Một tâm sự về việc theo mẹ đi hầu Thánh của bác Salam. Lấy từ bình luận lên. Chỉ xuống hàng ở hai chỗ, còn giữ nguyên.

OK sẽ đón bác Giao . 

Tầm những năm 1980 về trước tôi hay theo mẹ đi Hầu ở đền ông Hoàng Mười ( Đền Củi ) và chùa Hương tích ở Hà Tĩnh . 

Hồi trước cấm đoán dữ lắm , tội nghiệp các Bà , mỗi lần đi cứ lén lút như đi buôn lậu sợ bị bắt . Điều tôi thấy lạ là những người Hầu Đòng ngày thường họ lam lũ khắc khổ nhưng mỗi khi có một giá Đồng về thần thái trên gương mặt khác hẳn .không nhận ra được là họ trước đó . Có một lần Cung Văn đang mời cô Chín đền Sòng thì rất nhiều Cô , Cậu về nhập vào các con Đồng đang ngồi xin lộc . Vui thiệt là vui các Ông , các Bà cứ múa hát nhảy nhót loạn cả lên , không còn ai dâng trà dâng rượu. Hôm đó mọi người được một phen vừa cười vừa sợ , tôi cũng chẳng hiểu tại sao . Bà thủ từ nói tôi có Căn phải Mở Phủ để ra Hầu Thánh , trước khi Mở Phủ phải Trình Trầu , khi Trình Trầu được hầu bốn Giá ( 1 Giá Đức Ông , 1 Giá Mậu 1 Giá Cô 1 Giá Cậu ) . Mấy Bà dặn tôi khi nào cảm thấy như có vật nặng đè lên đầu thì lắc cho nhẹ ( Mấy người khi hầu hay đảo đầu chắc cũng vì thế ). Khi tôi trùm khăn và đội cơi trầu ,Cung Văn đàn hát để mời các Giá về , gần một tiếng mà tôi chẳng thấy gì cả , mấy Bà chửi " Tổ cha mi , đồ Đồng Đá , mi nỏ Hầu được mô " thế là thoát không phải ra Hầu . Hồi xưa mỗi lần ra đồng đơn giản , tốn rất ít tiền nên những ngươi nghèo khổ có căn mạng thì vẫn ra được . Năm vừa rôi về quê ( Thành phố Vinh ) có vào thắp hương ở đền Đức Ông ( gần chợ Vinh ) có hỏi thầy L ở đó , thầy cho biết giá mỡi lần ra Đồng phải trên 50 triệu , nghe mà hãi . Tôi nghĩ giá đó chỉ dành cho những người giàu có , chứ người nghèo khó thì cứ mơ đi không có cửa mà đi Hầu Thánh . Cửa Thánh đã hẹp nay còn hẹp hơn khi người ta kinh doanh cả Thánh Thần

P/s Để kỷ niệm vì đi chùa Hương trong mà nên vợ nên chồng , nên hai vợ chồng đặt tên con gái đầu lòng là Thuỳ Hương . Không biết có phải được phù hộ hay không mà Nhỏ rất giỏi , hiện làm xếp trong một công ty của Anh , đã mua được nhà riêng ở Sài Gòn





Bổ sung 1 (24/4/2015): Tin của báo Nhân Dân.

Thứ ba, 21/04/2015 - 04:25 PM (GMT+7)
[+] Cỡ chữ: Mặc định    
Màn trình diễn múa hát "Em đi hội Phủ Dầy" khai mạc hội Phủ Dầy năm 2015.
Màn trình diễn múa hát "Em đi hội Phủ Dầy" khai mạc hội Phủ Dầy năm 2015.

NDĐT- Sáng ngày 21-4 (tức mồng 3-3 Ất Mùi), tại xã Kim Thái, UBND huyện Vụ Bản (Nam Định) tổ chức khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2015.
Lễ hội Phủ Dầy gắn liền với Quần thể Di tích lịch sử-văn hóa Phủ Dầy ở xã Kim Thái (Vụ Bản, Nam Định), nhằm tôn vinh thánh mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong “Tứ bất tử”, thuộc tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đây cũng là một trong hai lễ hội lớn mang tầm quốc gia ở Nam Định gắn với câu ca “tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”.
Lễ hội Phủ Dầy mang giá trị nhân văn sâu sắc, lấy hình tượng Mẫu (Mẹ) để tôn thờ, gửi gắm vào đó những ước vọng tốt đẹp, sự bao dung che chở trong cuộc sống. Với các hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh phong phú độc đáo như nghi lễ chầu văn, rước thỉnh kinh, hoa trượng hội,… Đến với Lễ hội Phủ Dầy, du khách đã được chiêm ngưỡng một bức tranh tổng thể đa màu sắc về đời sống văn hóa, tinh thần của làng quê Việt Nam. Cùng với quần thể di tích kiến trúc độc đáo, Lễ hội Phủ Dầy là một kho tàng di sản văn hóa phản ánh phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật, thẩm mỹ của cộng đồng cư dân người Việt.
Thi múa lân, múa sư tử trong Lễ hội Phủ Dầy năm 2015.
Lễ hội phủ Dầy năm nay diễn ra trong sáu ngày (từ ngày 21 đến 26-4, tức ngày mồng 3 đến 8-3 Ất Mùi), có tổ chức hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh truyền thống như: thi hát chầu văn, hát xẩm, rước thỉnh kinh, hoa trượng hội cờ người, rước đốt và chơi cờ đèn dưới nước (cờ hoa đăng).
Nhân dân xã Kim Thái trong ngày khai hội Phủ Dầy.
Ban Tổ chức Lễ hội cam kết bảo đảm an ninh trật tự, an toàn về mọi mặt cho du khách về dự lễ hội theo đúng quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Quần thể Di tích lịch sử Phủ Dầy của UBND huyện Vụ Bản ban hành ngày 6-1-2015.
Trong ngày khai hội đã có hàng nghìn du khách thập phương đến tham quan.
TIN, ẢNH: ĐẶNG NGỌC OANH

http://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/26140702-khai-ho%CC%A3i-phu%CC%89-da%CC%80y-nam-2015.html

0 Response to "Câu chuyện Phủ Giày : Lễ rước năm 2015"

Đăng nhận xét

Vui lòng không Spam. Thanks các bạn