Duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung ổn định tại Biển Đông


Tin của TTXVN và của phía Trung Quốc.

---
Thứ Ba, 07/04/2015 20:02
Chiều 7/4, lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì lễ đón.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Ngay sau lễ đón, tại Đại lễ đường Nhân dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm chính thức cấp cao với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình.

Trong bầu không khí cởi mở, thẳng thắn, chân thành, hai Tổng Bí thư đã trao đổi thông tin về tình hình hai Đảng, hai nước và các vấn đề liên quan đến quan hệ hai Đảng, hai nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đánh giá cao những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Việt Nam đã đạt được sau gần 30 năm đổi mới; tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục thu được những thành tựu to lớn hơn nữa, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển nhanh, bền vững, hoàn thành mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc khẳng định, Đảng, Chính phủ Trung Quốc luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng những tiến triển quan trọng mà nhân dân Trung Quốc đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong đi sâu cải cách toàn diện, xây dựng Đảng và quản lý đất nước; chân thành chúc Đảng, Chính phủ, nhân dân Trung Quốc tiếp tục giành được những thắng lợi mới trong công cuộc xây dựng xã hội khá giả toàn diện và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN
                             
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định phát triển ổn định, bền vững quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Cùng nhìn lại chặng đường 65 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, hai Tổng Bí thư chia sẻ quan điểm cho rằng, trong 65 năm qua, mặc dù có những khó khăn, có những lúc thăng trầm, nhưng hợp tác hữu nghị, phát triển tích cực vẫn là dòng chính trong quan hệ hai nước.

Mối quan hệ láng giềng hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng nhiều thế hệ lãnh đạo tiền bối hai nước dày công vun đắp là nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của mỗi nước; là tài sản chung quý báu của hai Đảng và nhân dân hai nước, cần luôn được trân trọng, giữ gìn và không ngừng kế thừa, phát huy.

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ, hai bên đã xác định phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt; đã thiết lập và nhất trí đưa “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc” đi vào chiều sâu.

Những thành tựu này là cơ sở quan trọng để không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước trong thời kỳ mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Bên cạnh đó, hai Tổng Bí thư cũng cho rằng, quan hệ hai nước cũng có giai đoạn khó khăn, hiện nay một số lĩnh vực hợp tác giữa hai nước chưa đi vào thực chất, hiệu quả chưa cao; trở ngại lớn nhất chính là sự tin cậy chính trị chưa cao, chủ yếu là do bất đồng trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên Biển Đông, tác động tiêu cực đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực diễn biến phức tạp, cả hai nước đều đang đứng trước nhiều cơ hội to lớn nhưng thách thức cũng không nhỏ. Để tranh thủ được thời cơ, đối phó hiệu quả với thách thức, hơn bao giờ hết hai Đảng, hai nước cần tăng cường hợp tác hữu nghị, xử lý thỏa đáng bất đồng, cùng tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để tập trung hợp tác, phát triển đất nước vì lợi ích của nhân dân hai nước, của cộng đồng khu vực và quốc tế.

Trên tinh thần cởi mở, chân thành, hai Tổng Bí thư đã đi sâu trao đổi thẳng thắn và đạt được nhận thức chung quan trọng, sâu rộng về một số định hướng và biện pháp lớn nhằm củng cố tin cậy, tăng cường hữu nghị, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển thực chất, lành mạnh, ổn định và bền vững trong thời gian tới.

Một là, duy trì và tăng cường hơn nữa các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; coi đây là cơ chế trao đổi có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng không thể thay thế để tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, duy trì và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển bền vững; đồng thời, phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò các cơ chế hiện có để kịp thời trao đổi, giải quyết các vấn đề phát sinh, duy trì cục diện hòa bình, hữu nghị và đà phát triển lành mạnh, ổn định trong quan hệ giữa hai nước.

Hai là, tăng cường chỉ đạo, thúc đẩy thực hiện đầy đủ và hiệu quả các thỏa thuận và nhận thức chung đã đạt được; đẩy mạnh giao lưu, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa hai nước; tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa hai Đảng, tổ chức tốt các Hội thảo lý luận và kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai Đảng, tăng cường đi sâu trao đổi kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng, giáo dục chính trị, tư tưởng, trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, quản lý đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy, mở rộng giao lưu, hợp tác hữu nghị trên kênh Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc. Phát huy đầy đủ vai trò Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương trong việc điều phối, đôn đốc các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước theo “Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung” và các thỏa thuận hợp tác hai bên đã ký kết, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh; tăng cường giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế - thương mại, tạo nền tảng vật chất cho quan hệ hai nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình với các cháu thiếu nhi tại Lễ đón. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam hoan nghênh và mong muốn Trung Quốc tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam, nhất là có những dự án đầu tư lớn, công nghệ hiện đại tiên tiến, tiêu biểu cho trình độ phát triển và công nghệ của Trung Quốc, ưu tiên trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, chế tạo, công nghiệp phụ trợ; đồng thời đề nghị Trung Quốc quan tâm chỉ đạo lựa chọn nhà thầu có năng lực và khả năng tài chính để các dự án đầu tư tại Việt Nam được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình.

Phía Trung Quốc nhất trí sẽ khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh của Việt Nam, cùng phía Việt Nam tích cực nghiên cứu, đàm phán, ký kết Hiệp định sửa đổi về thương mại biên giới Việt - Trung; sớm xác định và trao đổi quy hoạch về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới, thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối hạ tầng; thúc đẩy hợp tác trong các ngành nghề nông nghiệp, chế tạo, dịch vụ và các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, kiểm nghiệm, kiểm dịch....

Phía Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư và sẵn sàng tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tại Trung Quốc. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh quan hệ kinh tế thương mại hai bên cơ bản tốt. Trung Quốc không tìm kiếm xuất siêu sang Việt Nam, mong muốn nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ Việt Nam.

Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ và nhất trí cùng nhau thúc đẩy hoạt động của cả 3 nhóm công tác về tiền tệ, trên bộ và trên biển. Hai bên cũng nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch, môi trường; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ, nhân sỹ và trí thức hai nước; tăng cường chỉ đạo và khuyến khích giao lưu, hợp tác giữa các địa phương, nhất là các tỉnh biên giới hai nước; chú trọng hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền về tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, không ngừng vun đắp và củng cố nền tảng xã hội hữu nghị giữa hai nước.

Ba là, đối với vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.

Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) và sớm đạt được "Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông" (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Hai bên nhấn mạnh xây dựng COC là một phần quan trọng để giải quyết vấn đề trên biển. Trung Quốc đang cùng ASEAN bàn bạc nhiều lần để xây dựng COC.

Hai bên nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm 2015. Phía Việt Nam hoan nghênh và sẽ tích cực nghiên cứu tham gia các sáng kiến kết nối khu vực do Trung Quốc đề xuất trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi cho tất cả các bên.

Hai Tổng Bí thư nhất trí sẽ cùng chỉ đạo việc quán triệt và thực hiện đối với tất cả các ngành, các cấp, đến tận cán bộ, đảng viên để thống nhất trong nhận thức và thể hiện nhất quán trong hành động cụ thể với tinh thần “nói đi đôi với làm” nhằm góp phần củng cố, tăng cường tin cậy chính trị, hữu nghị giữa hai nước, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững và ngày càng đi vào chiều sâu, phù hợp với lợi ích căn bản của hai Đảng, hai nước và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước.

Trong cuộc hội đàm hai Tổng Bí thư đã cùng trao đổi về một số vấn đề khu vực, quốc tế mà cả hai bên cùng quan tâm.
Thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trân trọng mời đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sớm sang thăm chính thức Việt Nam; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham quan Triển lãm Thành quả Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

Sau đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng các đồng chí lãnh đạo hai nước đã chứng kiến việc ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan hai nước, gồm:

- “Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020”;

- “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;

- “Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc”;

- “Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ” (MOU) giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc;

- “Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc”;

- “Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc” giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa;

- Và “Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc”.

Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham quan trưng bày một số hình ảnh và tư liệu về kết quả 10 lần Hội thảo lý luận giữa hai Đảng.

Từ năm 2003 đến năm 2014, hai Đảng đã lần lượt tiến hành trao đổi lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường; Xây dựng Đảng cầm quyền; Phát triển khoa học, hài hòa trong xây dựng kinh tế; Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Lý luận và thực tiễn về ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; Thúc đẩy xây dựng văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; Làm tốt công tác quần chúng trong tình hình mới; Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế; Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới và Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Các cuộc hội thảo lý luận đã bám sát các vấn đề cấp bách đặt ra cho hai Đảng và góp phần quan trọng làm phong phú thêm kho tàng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho mỗi Đảng trong quá trình lãnh đạo đất nước.


TTXVN/Tin tức
http://baotintuc.vn/chinh-tri/duy-tri-dai-cuc-quan-he-viettrung-on-dinh-tai-bien-dong-20150407195429796.htm


越共总书记阮富仲带政治局近1/3委员访华

2015年04月07日 22:29来源: 采编:东方财富网

  据央视新闻联播报道,越南共产党中央委员会总书记率领数名政治局委员组成的高级代表团今天抵达北京 ,下午,中共中央总书记、国家主席习近平在人民大会堂东门外广场举行高规格仪式,欢迎阮富仲访华。随后,习近平和阮富仲举行了会谈。
  陪同阮富仲访华的越南高官包括越共中央宣教部部长(中央书记处书记)、国会副主席(兼任越中友好议员小组主席)、公安部长、国防部长。观察者网注意到,以上四人均为越共中央政治局委员,本届越共中央政治局共16名委员。2001年,越共九大取消“中央政治局常务委员会”,此次阮富仲等5名政治局委员已占越共政治局的近1/3,规格不可谓不高。
4月7日,中共中央总书记、国家主席习近平在北京人民大会堂东门外广场举行欢迎仪式,欢迎越共中央总书记阮富仲访华。
  4月7日,中共中央总书记、国家主席习近平在北京人民大会堂东门外广场举行欢迎仪式,欢迎越共中央总书记阮富仲访华。
  欢迎仪式上,军乐团奏越中两国国歌。鸣礼炮21响。
  阮富仲在习近平陪同下检阅中国人民解放军三军仪仗队。
  双方领导人回到检阅台观看仪仗队分列式。
  随后,军乐团进行行进吹奏表演。
  中共中央政治局委员、中央政策研究室主任王沪宁 ,中共中央政治局委员、中央书记处书记、中央办公厅主任栗战书 ,全国人大常委会副委员长沈跃跃,国务委员杨洁篪 ,全国政协副主席王家瑞等出席欢迎仪式。
  阮富仲是应习近平邀请,于4月7日至10日对中国进行正式访问。
  适逢中越两国建交65周年,阮富仲访华具有重要意义。分析人士认为,阮富仲此访有助于巩固中越全面战略合作伙伴关系,为两党两国在多领域的友好互利合作打下基础,为消除海上问题给两国关系带来的影响创造条件。
  据越通社此前消息,北京时间4月7日13时15分(越南时间12时15分),越共中央总书记阮富仲和越南高级代表团抵达中国首都北京,开始对华进行正式访问。
越共中央总书记阮富仲一行抵达北京,开始对华进行正式访问。
  越共中央总书记阮富仲一行抵达北京,开始对华进行正式访问。
4月7日,中共中央总书记、国家主席习近平在北京人民大会堂东门外广场举行欢迎仪式,欢迎越共中央总书记阮富仲访华。
  4月7日,中共中央总书记、国家主席习近平在北京人民大会堂东门外广场举行欢迎仪式,欢迎越共中央总书记阮富仲访华。
  中共中央委员、全国政协副主席、中共中央对外联络部部长王家瑞,中国驻越南大使洪小勇,中共中央对外联络部和中国外交部许多干部前往北京国际机场迎接阮富仲总书记和越南高级代表团。越南驻华大使阮文诗同众多越南在华干部、留学生前往北京国际机场热烈欢迎阮富仲总书记一行。
  阮富仲访华四大看点
  【看点一:中越关系走向何方】
  阮富仲访华的头号看点是此访将为中越关系走向何方带来什么信息。
  对阮富仲访华,越通社发表评论说,此访旨在巩固和维持友好稳定局面,为越中关系的健康发展注入新动力,为解决双方遗留问题创造有利条件,为维护和平稳定环境和建设与发展越南做出贡献。
  新华社世界问题研究中心研究员凌德权告诉新华国际客户端,阮富仲总书记这次访问,可以认为是双方建交65周年诸多纪念活动中最重要的一项。在当前形势下,双方都有愿望和基础发扬光大中越传统友谊,将两国关系提升到新的高度。
  他认为,面对当前复杂多变的国际和地区形势,中越双方会把握好友好合作的主基调,加强互信、增进共识,靠协商对话管控分歧和矛盾,同时推动各领域务实合作,实现共同发展。
  现年71岁的阮富仲曾多次访问中国,两国庆祝建交65周年之际,阮富仲再度应邀到访,充分显示出两党两国高层对中越关系的重视,以及双方将传统友谊提升至新高度的意愿。
  【看点二:海上问题能否解决】
  尽管阮富仲为巩固越中友好合作而来,但传统友谊的主旋律之外,双方也偶尔出现领土边界等争议。历史遗留的陆地边界问题、北部湾划界问题已经成功得到解决,而今亟待解决的主要是海上问题,考验着两国的智慧和耐心。
  社科院海疆问题专家王晓鹏认为,中越海上问题固然错综复杂,但总体来说态势可控。中越之间存在党际与国家多维度关系,拥有中越双边合作指导委员会、中越海上共同开发磋商工作组等多层次沟通渠道,还有过海上划界的成功经验,因此中越两国均不把海上问题看作双边关系的全部,即使出现海上问题,矛盾也相对易于管控,关系恢复比较快。
  凌德权强调,要通过协商对话管控中越海上局势和媒体舆论。他说:“邻居之间磕磕碰碰在所难免,关键是以什么样的态度和方式来对待和处理。中越海上问题高度复杂敏感。隔空喊话只会引发民意波动,双方应全力避免。”
  关于领土边界问题,越通社在评论文章中指出,中越双方签署了《关于解决越中边界领土问题基本原则协议》,并就陆地边界、北部湾划界和海上问题等进行了谈判。
  【看点三:如何维护经贸合作】
  中越双方解决好分歧和问题的基础在于双方关系的主流是在政治、经贸、文化、教育等领域开展的广泛务实合作,两国老百姓也因此获得了看得见、摸得着的好处。如何维护好双边经贸关系有利于两国的共同发展与稳定,也符合两国人民根本利益。
  当前中越经贸合作情况不错,中国连续10年是越南最大贸易伙伴,是仅次于美国的越南第二大出口市场。根据中国海关总署数据,2014年前10个月,中越贸易额达到659.8亿美元,其中,中国对越出口499.6亿美元,进口160.1亿美元。越南超过新加坡成为中国在东盟第二大贸易伙伴,位居马来西亚之后。投资方面,越通社公布的数据显示,截至去年年底,中国在越南共开展1082个投资项目,注册资金总额达79.4亿美元,在对越投资的101个国家和地区中位居第九。
  新华社驻河内记者章建华介绍,越南对华贸易虽然存在逆差,但这主要因为越南许多出口产品的上游产业在中国,没有对中国的逆差,就没有对美国的顺差,这是产业结构、产业链决定的。
  而中国的市场和投资对越南的重要性更是随着时间推移不断上升。章建华说,中国虽不是越南最大的出口市场,但却是越南最大的水果出口市场以及大米和许多其他农产品30%以上的出口市场。近年来,中国公司还逐渐打开了越南的建筑施工市场。越南台塑河静钢厂项目完工后年产钢铁千万吨,将成为东南亚最大的钢铁联合企业,而该厂的设计、最大工程承包商以及设备提供商都是中国中冶 。现在施工中的台塑钢厂就为所在的河静省贡献了大约一半财政收入
  【看点四:怎么平衡中越、美越】
  阮富仲访华的另外一个背景是越南和美国正在加紧提升关系。美国曾多次表示希望成为越南的头号投资国,而阮富仲今年内还计划访问美国。此外,越南与美国近期的军事合作也有所增加,主要表现在双方军事人员互动频繁和美国部分解除对越武器禁运等。一些美国智库也在呼吁美国总统奥巴马今年晚些时候访越。
  对阮富仲的访华行程,美国媒体早已关注。早在上个月,美国媒体就报道说,阮富仲收到了中方邀请即将访华,此外他将在今年晚些时候访问美国。也许是意识到阮富仲将首先访问中国,部分美国媒体更酸溜溜地评论称,阮富仲先访问哪国并不重要,重要的是他“两国都会去”。
  王晓鹏分析说,在发展与中国和同美国的关系之时,越南不会忽略两个基本事实,一是中国“一带一路”倡议将在基础设施建设及海上互联互通方面给越南经济带来巨大的发展空间,这是美国不能提供的;二是美国从来没有停止改变越南政治体制、破坏越南社会稳定的活动,这是越南时刻警惕的。
  对美越军事合作,王晓鹏指出,美国妄图在西太平洋打造一条“东海南海争端链”,通过建立前沿威慑和同盟关系来进一步遏制中国,美国将越南看作争端链上的重要端点,希望越南成为其军事上的重要伙伴。越南一方面对美国的拉拢不时回应以形成积极搪塞,另一方面对美国希望的双边军事“深度合作”则小心翼翼、时刻警惕。所以,美越近期的军事合作不会从根本上影响南海局势。
2011年12月21日,正在越南访问的中共中央政治局常委习近平会见越共总书记阮富仲。
  2011年12月21日,正在越南访问的中共中央政治局常委习近平会见越共总书记阮富仲。
  
  【中越关系大事记】
  ——1950年1月18日,中国和越南建交。
  ——70年代后期,中越关系恶化。
  ——1991年11月,应江泽民总书记和李鹏总理的邀请,越共中央总书记杜梅、部长会议主席武文杰率团访华,双方宣布结束过去,开辟未来,两党两国关系实现正常化。
  ——1999年初,两党总书记确定了新世纪两国“长期稳定、面向未来、睦邻友好、全面合作”关系框架。
  ——2008年,中越建立全面战略合作伙伴关系。
  ——2011年10月11日至15日,阮富仲对中国进行正式访问。
  ——2011年12月20日至22日,中共中央政治局常委、国家副主席习近平应邀对越南进行正式访问。
  ——在2013年3月21日、2014年1月22日和2015年2月21日,习近平同阮富仲连续三年通电话。
  ——2014年5月以来,中越关系曾因海上问题遇到暂时困难。中越双方密集沟通,交换立场,缓和局势。在海上局势趋于缓和后,中越双方保持着密切交流,谋求加强互信、使两国关系重回正轨。
  ——2014年8月27日,习近平会见越南共产党中央总书记特使黎鸿英,表示希望越方同中方一道努力,使中越关系重新回到正确发展轨道。
  ——2014年10月16日,国务院总理李克强在米兰会见越南总理阮晋勇,双方表示要把握好两国关系发展的大方向,为双边合作营造必要和有利环境。
  ——2014年11月10日,习近平在人民大会堂会见越南国家主席张晋创。习近平表示,双方要坚持通过对话协商妥善处理海上问题,妥善处理分歧,维护海上稳定和两国关系大局。
  ——12月25日至27日,中共中央政治局常委、全国政协主席俞正声对越南进行了正式访问。
  ——2015年4月7日至10日,阮富仲对中国进行正式访问。
(责任编辑:DF155)
http://finance.eastmoney.com/news/1351,20150407494236662.html





Hội đàm cấp cao hai Tổng Bí thư Việt Nam - Trung Quốc

10:10, 08/04/2015

(Chinhphu.vn) - Chiều 7/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì lễ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự. Ảnh TTXVN
Trung Quốc coi trọng cao độ chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, đón tiếp trọng thị với những nghi thức lễ tân đặc biệt. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Trung Quốc đã nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bước lên bục danh dự; quân nhạc cử quốc thiều Việt Nam và Trung Quốc. Lễ đón diễn ra trang trọng với 21 phát đại bác chào mừng.
Ngay sau lễ đón, tại Đại lễ đường Nhân dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm chính thức cấp cao với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình một lần nữa nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc, bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng chuyến thăm là dấu mốc, sẽ góp phần quan trọng tăng cường tin cậy, hữu nghị, thúc đẩy hợp tác giữa hai Đảng, hai nước, đưa quan hệ Việt-Trung phát triển lên tầm cao mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng sang thăm lại Trung Quốc, chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của đất nước Trung Quốc tươi đẹp, chân thành cảm ơn những tình cảm nồng hậu và sự tiếp đón trọng thị, thắm tình đồng chí anh em mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã dành cho Tổng Bí thư và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.
Trong bầu không khí cởi mở, thẳng thắn, chân thành, hai Tổng Bí thư đã trao đổi thông tin về tình hình hai Đảng, hai nước và các vấn đề liên quan đến quan hệ hai Đảng, hai nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đánh giá cao những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Việt Nam đã đạt được sau gần 30 năm đổi mới; tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục thu được những thành tựu to lớn hơn nữa, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển nhanh, bền vững, hoàn thành mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc khẳng định, Đảng, Chính phủ Trung Quốc luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng những tiến triển quan trọng mà nhân dân Trung Quốc đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong đi sâu cải cách toàn diện, xây dựng Đảng và quản lý đất nước; chân thành chúc Đảng, Chính phủ, nhân dân Trung Quốc tiếp tục giành được những thắng lợi mới trong công cuộc xây dựng xã hội khá giả toàn diện và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định phát triển ổn định, bền vững quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Hai bên tiến hành hội đàm. Ảnh TTXVN
Cùng nhìn lại chặng đường 65 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, hai Tổng Bí thư chia sẻ quan điểm cho rằng, trong 65 năm qua, mặc dù có những khó khăn, có những lúc thăng trầm, nhưng hợp tác hữu nghị, phát triển tích cực vẫn là dòng chính trong quan hệ hai nước. Mối quan hệ láng giềng hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng nhiều thế hệ lãnh đạo tiền bối hai nước dày công vun đắp là nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của mỗi nước; là tài sản chung quý báu của hai Đảng và nhân dân hai nước, cần luôn được trân trọng, giữ gìn và không ngừng kế thừa, phát huy.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ, hai bên đã xác định phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt; đã thiết lập và nhất trí đưa “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc” đi vào chiều sâu. Những thành tựu này là cơ sở quan trọng để không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước trong thời kỳ mới.
Bên cạnh đó, hai Tổng Bí thư cũng cho rằng, quan hệ hai nước cũng có giai đoạn khó khăn, hiện nay một số lĩnh vực hợp tác giữa hai nước chưa đi vào thực chất, hiệu quả chưa cao; trở ngại lớn nhất chính là sự tin cậy chính trị chưa cao, chủ yếu là do bất đồng trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên Biển Đông, tác động tiêu cực đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực diễn biến phức tạp, cả hai nước đều đang đứng trước nhiều cơ hội to lớn nhưng thách thức cũng không nhỏ. Để tranh thủ được thời cơ, đối phó hiệu quả với thách thức, hơn bao giờ hết hai Đảng, hai nước cần tăng cường hợp tác hữu nghị, xử lý thỏa đáng bất đồng, cùng tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để tập trung hợp tác, phát triển đất nước vì lợi ích của nhân dân hai nước, của cộng đồng khu vực và quốc tế.
Trên tinh thần cởi mở, chân thành, hai Tổng Bí thư đã đi sâu trao đổi thẳng thắn và đạt được nhận thức chung quan trọng, sâu rộng về một số định hướng và biện pháp lớn nhằm củng cố tin cậy, tăng cường hữu nghị, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển thực chất, lành mạnh, ổn định và bền vững trong thời gian tới.
Một là, duy trì và tăng cường hơn nữa các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; coi đây là cơ chế trao đổi có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng không thể thay thế để tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, duy trì và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển bền vững; đồng thời, phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò các cơ chế hiện có để kịp thời trao đổi, giải quyết các vấn đề phát sinh, duy trì cục diện hòa bình, hữu nghị và đà phát triển lành mạnh, ổn định trong quan hệ giữa hai nước.
Hai là, tăng cường chỉ đạo, thúc đẩy thực hiện đầy đủ và hiệu quả các thỏa thuận và nhận thức chung đã đạt được; đẩy mạnh giao lưu, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa hai nước; tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa hai Đảng, tổ chức tốt các Hội thảo lý luận và kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai Đảng, tăng cường đi sâu trao đổi kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng, giáo dục chính trị, tư tưởng, trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, quản lý đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy, mở rộng giao lưu, hợp tác hữu nghị trên kênh Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc. Phát huy đầy đủ vai trò Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương trong việc điều phối, đôn đốc các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước theo “Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung” và các thỏa thuận hợp tác hai bên đã ký kết, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh; tăng cường giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế - thương mại, tạo nền tảng vật chất cho quan hệ hai nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam hoan nghênh và mong muốn Trung Quốc tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam, nhất là có những dự án đầu tư lớn, công nghệ hiện đại tiên tiến, tiêu biểu cho trình độ phát triển và công nghệ của Trung Quốc, ưu tiên trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, chế tạo, công nghiệp phụ trợ; đồng thời đề nghị Trung Quốc quan tâm chỉ đạo lựa chọn nhà thầu có năng lực và khả năng tài chính để các dự án đầu tư tại Việt Nam được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình.
Phía Trung Quốc nhất trí sẽ khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh của Việt Nam, cùng phía Việt Nam tích cực nghiên cứu, đàm phán, ký kết Hiệp định sửa đổi về thương mại biên giới Việt - Trung; sớm xác định và trao đổi quy hoạch về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới, thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối hạ tầng; thúc đẩy hợp tác trong các ngành nghề nông nghiệp, chế tạo, dịch vụ và các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, kiểm nghiệm, kiểm dịch.... Phía Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư và sẵn sàng tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tại Trung Quốc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh quan hệ kinh tế thương mại hai bên cơ bản tốt. Trung Quốc không tìm kiếm xuất siêu sang Việt Nam, mong muốn nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ Việt Nam. Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ và nhất trí cùng nhau thúc đẩy hoạt động của cả 3 nhóm công tác về tiền tệ, trên bộ và trên biển.
Hai bên cũng nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch, môi trường; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ, nhân sỹ và trí thức hai nước; tăng cường chỉ đạo và khuyến khích giao lưu, hợp tác giữa các địa phương, nhất là các tỉnh biên giới hai nước; chú trọng hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền về tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, không ngừng vun đắp và củng cố nền tảng xã hội hữu nghị giữa hai nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham quan Triển lãm Thành quả Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh TTXVN
Ba là, đối với vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) và sớm đạt được "Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông" (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hai bên nhấn mạnh xây dựng COC là một phần quan trọng để giải quyết vấn đề trên biển. Trung Quốc đang cùng ASEAN bàn bạc nhiều lần để xây dựng COC.
Hai bên nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm 2015. Phía Việt Nam hoan nghênh và sẽ tích cực nghiên cứu tham gia các sáng kiến kết nối khu vực do Trung Quốc đề xuất trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi cho tất cả các bên.
Hai Tổng Bí thư nhất trí sẽ cùng chỉ đạo việc quán triệt và thực hiện đối với tất cả các ngành, các cấp, đến tận cán bộ, đảng viên để thống nhất trong nhận thức và thể hiện nhất quán trong hành động cụ thể với tinh thần “nói đi đôi với làm” nhằm góp phần củng cố, tăng cường tin cậy chính trị, hữu nghị giữa hai nước, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững và ngày càng đi vào chiều sâu, phù hợp với lợi ích căn bản của hai Đảng, hai nước và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước.
Trong cuộc hội đàm hai Tổng Bí thư đã cùng trao đổi về một số vấn đề khu vực, quốc tế mà cả hai bên cùng quan tâm.
Thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trân trọng mời đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sớm sang thăm chính thức Việt Nam; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời.
* Sau đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng các đồng chí lãnh đạo hai nước đã chứng kiến việc ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan hai nước, gồm:
- “Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020”;
- “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;
- “Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc”;
- “Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ” (MOU) giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc;
- “Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc”;
- “Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc” giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa;
- Và “Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc”.
* Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham quan trưng bày một số hình ảnh và tư liệu về kết quả 10 lần Hội thảo lý luận giữa hai Đảng. Từ năm 2003 đến năm 2014, hai Đảng đã lần lượt tiến hành trao đổi lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường; Xây dựng Đảng cầm quyền; Phát triển khoa học, hài hòa trong xây dựng kinh tế; Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Lý luận và thực tiễn về ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; Thúc đẩy xây dựng văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; Làm tốt công tác quần chúng trong tình hình mới; Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế; Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới và Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Các cuộc hội thảo lý luận đã bám sát các vấn đề cấp bách đặt ra cho hai Đảng và góp phần quan trọng làm phong phú thêm kho tàng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho mỗi Đảng trong quá trình lãnh đạo đất nước.
Đồng chí Vương Gia Thụy (thứ hai từ bên trái) cùng các cháu thiếu nhi Trung Quốc chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Sân bay Bắc Kinh. Ảnh TTXVN
* TTXVN cho biết, đúng 13h15 giờ Bắc Kinh (12h15 giờ Việt Nam) ngày 7/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại sân bay quốc tế Bắc Kinh có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc, Trưởng Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Gia Thụy; Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng cùng nhiều cán bộ Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc. 

Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ cùng đông đảo cán bộ, lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc đã có mặt tại sân bay, nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn.

Theo chương trình, chiều cùng ngày, Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ được tổ chức trọng thể tại Đại lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

* Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, sáng 7/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chuyến thăm diễn ra vào dịp hai nước kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Tham gia Đoàn có các đồng chí: Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội; Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an; Trần Quốc Vượng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương; Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,... 

* 65 năm qua, quan hệ Việt-Trung có lúc thăng, trầm, nhưng hữu nghị và hợp tác là dòng chảy chính. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, về tổng thể, quan hệ Việt-Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

Các cuộc tiếp xúc cấp cao diễn ra thường xuyên với nhiều hình thức, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác thiết thực, tạo điều kiện để hai bên từng bước giải quyết tranh chấp, bất đồng.

Hai nước đã ký nhiều hiệp định và văn kiện hợp tác ở các cấp, ngành, địa phương, tạo cơ sở và hành lang pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên.

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc lần này nhằm củng cố, duy trì cục diện hữu nghị, ổn định, tạo thêm đà phát triển lành mạnh cho quan hệ Việt- Trung, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục giải quyết các vấn đề còn tồn tại giữa hai nước, góp phần duy trì, củng cố môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

BT

http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Tong-Bi-thu-Nguyen-Phu-Trong-tham-chinh-thuc-Trung-Quoc/224316.vgp

0 Response to "Duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung ổn định tại Biển Đông"

Đăng nhận xét

Vui lòng không Spam. Thanks các bạn