Hà Nội liếc nhanh (1) : khu Hàng Đậu

Mình chú ý đến khu Hàng Đậu vì đây có thể xem là biên giới cũ ngày xưa cách li giữa khu phố cổ với khu thôn quê (phía Yên Phụ, Nghi Tàm). Sau rồi, biên giới được hút vào khu phố cổ. Và nhóm Yên Phụ cùng Nghi Tàm mới nổi lên, cũng đô thị hóa, và sinh ra nhóm anh em nhà Nhất Linh (đại bản doanh của Tự lực văn đoàn vốn là ở vùng thôn quê).

Khu Hàng Đậu bây giờ thường được dân Hà Thành nhớ thành cùng một khu với Hàng Giấy, Hàng Đậu, Hàng Than, rồi "Bốt Hàng Đậu", tháp nước Hàng Đậu, vườn hoa Hàng Đậu. 

Thời trước năm 1945, Hàng Giấy vốn nổi tiếng với nghề cô đầu. Mà từng có thời, quân tử Tàu chính hiệu là đại cách mạng gia Tôn Trung Sơn đã ghé thăm (xem lại ở đây). Hàng Giấy sau này suy vi, thì phố Khâm Thiên lại nổi lên thay vào. Tựa như các khu như vậy đều được đẩy ra vùng giáp ranh (Hàng Giấy, Bạch Mai, Thái Hà, sau là Khâm Thiên).

Hàng Đậu thời xưa thì nổi tiếng với ngôi đền Nghĩa Lập. Còn bây giờ, ngôi đền ấy hầu như chỉ còn cái biển ở bên ngoài, chứ bên trong, dân chiếm gần hết cả diện tích cũ. Hầu như rất ít người còn biết đến.

Hàng Đậu cũng nổi tiếng với trường Cúc Hiên. Nói trắng ra lò luyện thi của ông một ông nghè họ Lê. Hệt như trong khu phố cổ, thì có lò luyện thi của của thầy Siêu (bây giờ, may là tên thầy còn lưu ở trường Nguyễn Siêu).

Hàng Than bây giờ thì là phố chuyên đồ cưới (quà cưới, đồ sính lễ,...).

Dưới là một bài ghi chép tổng quan ở khoảng sau năm 2010 của nhóm các bạn Hà Nội 360 độ.

---

Tên thời Pháp: Rue des Graines

Phố Hàng Đậu

Đông Tỉnh
Thứ Hai 8, Tháng Tám 2011
Phố Hàng Đậu năm 1910Ngã ba phố Hàng Đậu—Hàng Giấy. Photo (c)NCCong 2012
Phố Hàng Đậu dài 272m, nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Phía đông giáp ngã tư Yên Phụ - chân cầu Long Biên, đi về hướng tây cắt ngang phố Nguyễn Trung Trực rồi kéo qua ngã ba Hồng Phúc đến tận tháp nước Hàng Đậu. Tháp này xây năm 1894, sửa lại năm 2010, là nơi giáp với các phố Hàng Than, Hàng Giấy, Hàng Cót, Phan Đình Phùng, Quán Thánh.
JPEG - 46.9 kb
Ngã ba phố Hàng Đậu—Hàng Giấy. Photo ©NCCong 2012
Đoạn đầu phố rẽ vào các phố Nguyễn Thiệp, Hàng Giấy từ xưa đã là nút đường giao thông nối bến Nứa ven sông Hồng với các chợ Bắc Qua, Đồng Xuân. Đoạn cuối phố rẽ vào phố Hàng Cót thì nối khu Cửa Bắc với khu Cửa Đông thành cũ, do đó con phố Hàng Đậu được coi như đường ranh giới giữa hai khu vực này. Những ngày phiên chợ, nông dân gánh các loại hạt đậu, hạt đỗ đến bán ở đây cho người thành thị mua về làm đậu phụ, nước tương, giá đỗ... do đó mà thành tên.
256
Play OverlayedPlay in placeCreator
Nút giao thông Yên Phụ - Hàng Đậu - chân cầu Long Biên. Panorama ©NCCong 2014
Chỗ đất đó thuộc về hai thôn Phúc Lâm và Nghĩa Lộc đều của huyện Thọ Xương; còn quãng phía bắc giáp với thôn Hoà Giai và Yên Thuận lại theo về huyện Vĩnh Thuận, tổng Yên Thành. Di tích làng cũ có đình Phúc Lâm [1] ở đường Bờ Sông dưới chân Cầu Sông Cái (nay là số 2 phố Gầm Cầu), đình và đền Nghĩa Lập [2] ở số 32 phố Hàng Đậu. Trong phố còn mấy nơi thờ phụng khác như đền Thiên Quang (số 12), từ đường họ Phạm (số 40), ngôi trường cũ và nhà thờ Cúc Hiên (số 39) [3].
JPEG - 22.6 kb
Phố Hàng Đậu năm 1910
Thời Pháp thuộc, phố Hàng Đậu gọi là Rue des Graines (“Phố Hàng Hạt”). Năm 1945 khôi phục tên cũ Hàng Đậu. Phố từng có hai trường tiểu học tư thục nhỏ: trường Cúc Hiên ở số 39, một trường khác ở số 20, và hai hiệu thuốc đông y: Phạm Bá Quát ở số 27, Thọ Xuân ở số 28.
256
Play OverlayedPlay in placeCreator
Đền Nghĩa Lập, 32 Hàng Đậu. Panorama ©NCCong 2011
Giáp chân đê cũ cạnh bến Chùa Bà Móc từng có cửa ô Phúc Lâm, hoặc Tiền Trung, xưa quen gọi là cửa ô Hàng Đậu, sau bị phá khi xây cầu Dốc Gạch nối với cầu Long Biên. Trông ra vườn hoa Vạn Xuân có một bót cảnh sát, nay là tòa báo An ninh Thủ đô. Một tấm ảnh chụp năm 1920 còn cho thấy chiếc cầu đá bắc qua con hào chưa bị lấp hết ven tường thành và một mái nhà tranh dưới lùm tre cạnh gốc đa cổ thụ.
256
Play OverlayedPlay in placeCreator
Ngã ba Hàng Giấy - Hàng Đậu. Panorama ©NCCong 2011
Sau thế chiến thứ nhất, nghề xe khách phát triển, cầu Long Biên mở rộng hai bên cho ô tô đi lại. Thành phố cho mở rộng đường, xén vào bên số lẻ đến mươi thước, chặt nhiều cây cối. Từ khi có nhà ga Đầu Cầu (Long Biên) thì hàng cơm, nhà trọ cũng mọc thêm bên cạnh những hiệu sửa xe, bán săm lốp, phụ tùng và nạp điện ác-quy... Ngoài ra tại đây từng có các cửa hàng đóng đồ gỗ cao cấp. Đến những năm 1940-1950, nhiều nhà ở Hàng Đậu đã giàu to.
256
Play OverlayedPlay in placeCreator
Ngã ba Hàng Đậu - Hồng Phúc. Panorama ©NCCong 2011
Ngày nay phố Hàng Đậu kinh doanh nhiều mặt hàng như tân dược, điện thoại di động, cá cảnh, bể cá các loại... đôi khi chiếm cả vỉa hè. Sông Hồng đã lùi xa về mạn phía đông và Bến Nứa trở thành bến xe bus trung chuyển Long Biên tấp nập gần hết ngày đêm.
Đông Tỉnh

[1Đình Phúc Lâm thờ thần Mộc Thị (tín ngưỡng thờ thần cây).
[2Đình Nghĩa Lập thờ thần Bạch Mã. Đền Nghĩa Lập thờ Tứ vị Hồng Nương.
[3Cúc Hiên: tên tự của ông nghè Lê Đình Duyên (1819-1878). Năm 1870 trường là một ngôi nhà gỗ lợp lá năm gian, sau được học trò chung tiền xây lại bằng gạch lợp ngói để tạ ơn thầy. Khi ông mất, trường đổi làm nơi thờ, bên trong treo bức hoành “Quân tử thành mỹ” do Vũ Nhự, Đốc học Hà Nội cung tiến năm 1881.
http://360.hncity.org/?Pho-Hang-%C4%90au




Phố Hàng Đậu - Ranh giới phía bắc của khu phố cổ

21/03/2013

Tháp nước Hàng Đậu xưa (nay gọi là bốt Hàng Đậu).

Phố Hàng Đậu dài khoảng 272m, thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố có hướng Đông-Tây, bắt đầu từ đường Trần Nhật Duật đến vườn hoa Vạn Xuân, phố Phan Đình Phùng.

Nguồn gốc tên phố

Phố có tên Hàng Đậu vì tại đây xưa kia có nhiều cửa hàng bán các loại đậu hạt (đậu xanh, đậu tương, đậu đen...) và những sản phẩm từ đậu (đậu phụ, giá đỗ...). Đây là những sản vật của dân đất bãi sông Hồng và các tổng xung quanh.

Thời Pháp thuộc, phố được gọi là “Phố các hạt” (Rue des Graines). Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chính quyền cách mạng khôi phục lại tên gọi cũ là phố Hàng Đậu.

Ngày nay, phố Hàng Đậu không còn ai buôn bán các loại đậu nữa mà chuyển sang kinh doanh nhiều mặt hàng như lốp ôtô, sửa chữa và bán phụ tùng ôtô, xe máy, thuốc, điện thoại di động, cá cảnh, bể cá các loại... Những quầy hàng bán các loại đậu đã chuyển sang phố Trần Nhật Duật.

Di tích lịch sử

Vào thế kỷ 19, phố Hàng Đậu được coi như đường ranh giới giữa hai khu Cửa Bắc và Cửa Đông. Phố Hàng Đậu thuộc thôn Phúc Lâm, tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm, ở nửa phố phía Đông) và thôn Nghĩa Lập, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân, ở nửa phố phía Tây), huyện Thọ Xương.

Di tích còn lại của các thôn này là những đình, miếu: Đình Phúc Lâm: nhà số 2, phố Gầm Cầu, ngay đầu phố Hàng Đậu. Đình Phúc Lâm thờ thần Mộc Thị (tín ngưỡng thờ cây) và Đình và đền Nghĩa Lập: nhà số 32, phố Hàng Đậu. Đình Nghĩa Lập thờ thần Bạch Mã. Đền Nghĩa Lập thờ Tứ vị Hồng Nương - những bà Thánh trợ giúp người đi sông biển (thôn Nghĩa Lập ở sát sông Hồng).

Đầu phố, ở ngã tư phố Hàng Đậu và phố Nguyễn Thiệp xưa có một cửa ô tên là cửa ô Phúc Lâm hay còn gọi là ô Hàng Đậu (tới giữa thế kỷ 19, cửa ô này đổi tên là ô Tiền Trung) có hình dạng bên ngoài tương tự như cửa ô Quan Chưởng.

Cửa ô này bị phá khi xây cầu Dốc Gạch nối với cầu sắt sông Cái. Bên ngoài cửa ô là một bến sông Bến Chùa Bà Móc. Ngày nay, không còn dấu tích của cửa ô Hàng Đậu - một trong năm cửa ô của Hà Nội xưa nữa.

Vào cuối thế kỷ 19, ở phố Hàng Đậu có một trường học nổi tiếng của Hà Nội, đó là trường Cúc Hiên, tên hiệu của Tiến sĩ Lê Đình Duyên (1819-1878). Lê Đình Duyên là một trí thức, một sĩ phu yêu nước.

Ông nguyên là người làng Mọc Hạ Đình (Thanh Trì, Hà Nội). Ông đỗ Nhị giáp Tiến sĩ năm 1849 và làm các chức Đốc học Nghệ An, Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Đốc học Hà Nội. Ông đã góp phần đào tạo một lớp trí thức Hà Nội cũ.

Năm 1870, ông về nghỉ và mở trường dạy học ở phố Hàng Đậu. Ban đầu, trường chỉ là một ngôi nhà năm gian bằng tre lá. Về sau để tỏ lòng kính yêu thầy, những học trò của ông cùng nhau xây lại trường bằng gạch.

Ngôi trường này gồm nhà tiền tế (là nơi dạy học) và nhà thờ Cúc Hiên (lúc ông còn sống là nơi thờ gia tiên). Trong nhà tiền tế có bức hoành “Quân tử thành mỹ” của Vũ Nhự - một học trò cũ làm Đốc học Hà Nội cung tiến năm 1881. Hiện nay, mặt tiền khu trường đã cải tạo thành cửa hàng thuộc số 39, phố Hàng Đậu.

Ngoài ra, có một vài công trình gần đó tuy không nằm trên phố Hàng Đậu nhưng cũng mang tên Hàng Đậu đó là sở cấm Hàng Đậu, tháp nước Hàng Đậu và vườn hoa Hàng Đậu.

Sở cấm Hàng Đậu (bóp Hàng Đậu) nằm gần ngã tư phố Phan Đình Phùng và Hàng Cót. Cùng với bóp Hàng Trống, đây là một trong hai bóp cảnh sát lớn của Hà Nội xưa.

Tháp nước Hàng Đậu nằm ở ngã sáu các phố Hàng Đậu-Hàng Than-Quan Thánh-Phan Đình Phùng-Hàng Cót-Hàng Giấy. Năm 1894, tháp nước được xây dựng bằng đá từ phế liệu phá thành Hà Nội. Tháp trông như một pháo đài gồm ba tầng, hình trụ tròn đường kính 19m, cao 25m, mái tôn hình chóp nón, xung quanh có những cửa sổ nhỏ gôtích như lỗ châu mai.

Trong tháp, những bức tường đá được xây cách đều như nan hoa của chiếc bánh xe, có cửa thông để đi vòng quanh. Trên những bức tường này là những bể chứa nước bằng tôn, gọi là chòi nước. Mỗi chòi có thể chứa được 1.250m3 nước. Nước từ đây đi thẳng vào thành, nơi quân đội thực dân Pháp đóng và phân phối nước về các khu phố khác. Tháp nước này bị bỏ không từ năm 1954.

Vườn hoa Hàng Đậu (nay là vườn hoa Vạn Xuân) thuộc phố Phan Đình Phùng. Đây là vườn hoa lớn, có vòi phun nước và nhiều cây. Ngày nay, vào dịp giáp Tết, những người bán hoa ở chợ hoa Hàng Lược thường đem hoa, cây cảnh sang đây bày bán. Đây là một nét đẹp đặc biệt của Hà Nội.

http://phoco.vn/3056/news-detail/442196/36-pho-phuong/pho-hang-dau-ranh-gioi-phia-bac-cua-khu-pho-co.html

0 Response to "Hà Nội liếc nhanh (1) : khu Hàng Đậu "

Đăng nhận xét

Vui lòng không Spam. Thanks các bạn