Đề nghị thống kê đến từng cây

Sau trận dông lốc chiều qua (13/6/2015) tại Hà Nội, cơ quan hữu trách đã đưa thông tin: "Ngày 14/6, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, cho biết đã có hơn 1.000 cây xanh trên địa bàn bị gãy đổ do trận mưa dông lớn chiều 13/6 gây ra. Trong số cây bị gãy đổ trên, có 643 cây thuộc diện quản lý của công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội. Một số quận có nhiều cây xanh bị gẫy đổ là: Hoàng Mai 100 cây, Thanh Xuân 116 cây, Hà Đông 98 cây…"  (xem cụ thể hơn ở đây). 

1. Đề nghị các cơ quan hữu trách cho thống kê chi tiết hơn nữa, để nhân dân được biết. Ví dụ:

- trong hơn 1.000 cây đã đổ, thì có bao nhiêu các loại sau: vàng tâm, mỡ, bút chì, sưa, sao đen, phi lao, ban, trò chỉ, sấu, long não, muồng hoa đào, muồng hoa khế, ngũ gia bì, tếch, bàng, trúc đào, nguyệt quế, phượng, bằng lăng,...

2. Đề nghị các bạn đang làm bản đồ cây xanh Hà Nội (ví dụ, hay ở đây) cũng cho thống kê chi tiết theo khả năng của các bạn.



---

Bổ sung 3 (14/6/2015):


Chủ Nhật, 14/06/2015 15:03

Giông lốc kinh hoàng vô tình tố vụ chặt cây Hà Nội

(Tin tức thời sự) - “Người ta bảo cháy nhà ra mặt chuột, nay nhờ giông lốc mới thấy rõ lòng tham và sự cẩu thả dối trá.” - Nhiều người dân nói thẳng.

Cơn giông lốc tại Hà Nội chiều ngày 13/06 đã làm hai người đã tử vong, 10 người bị thương do cây đổ đè trúng.
Trong số các cây bị đổ có rất nhiều cây vừa mới được trồng trong dự án mà người dân vẫn quen gọi là chiến dịch chặt, thay thế cây xanh ở Hà Nội.
Khi các cây này bị bật gốc nhiều người không khỏi bất ngờ và bàng hoàng về sự tắc trách của những người làm nhiệm vụ thay thế cây xanh.
Cây Vàng Tâm còn nguyên lưới bọc bầu vẫn được trồng xuống.
Cây còn nguyên lưới bọc bầu vẫn được trồng xuống rất nông.
Cụ thể, các cây được trồng mới tại khu vực đường Nguyễn Trãi đoạn qua trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Thanh Xuân, Hà Nội) bị bật gốc hàng loạt.
Các cây bị bật gốc này vẫn còn nguyên lưới bọc chặt bầu và rễ. 
Nhiều người đi qua ngao ngán bởi khi trồng cây phải mở lưới trước khi cho đất vào, khi thực hiện công đoạn này xong, tiến hành chống cừ cây trước khi tháo móc cẩu.
Việc không bóc lưới bọc bầu nhiều khả năng là nguyên nhân khiến cây Vàng Tâm bị đổ.
Rất nhiều cây không bóc lưới bọc bầu.
Bác Côn (60 tuổi) có cây mới trồng trước cửa nhà cho biết: “Trồng cây nông thế này, đổ là phải rồi, cái lưới để bọc bầu đúng ra phải tháo ra thì lại không tháo, rễ cây mọc thế nào được, cây chết nhiều là phải”.
Đến sáng nay thì không hiểu ai đã xé các lười bọc quanh bầy cây ra.
Đến sáng nay thì không hiểu ai đã xé các lưới bọc quanh bầu cây ra.
“Cơn giông hôm qua, nhìn các cây này đu đưa đến là sợ, lúc cây bật gốc lên vẫn còn nguyên cả lưới bọc xung quanh bầu, đến sáng nay thì không biết ai đã xé lưới ra.
Theo tôi việc không xé lưới bọc bầu là hoàn toàn sai, không chấp nhận được, rễ không mọc được nên cây dễ đổ, chẳng may có ai bị cây đổ đè vào thì có khác nào ngộ sát.” – Anh Định (36 tuổi), làm nghề ngay trước cổng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ.
Rất nhiều vụ việc bị phát hiện sau khi các tai nạn xảy ra.
Rất nhiều vụ việc bị phát hiện sau khi các tai nạn xảy ra.
Trước đó, dư luận từng xôn xao trước nhiều sự kiện “bê tông lõi tre”. Nhiều ô tô vô tình đâm phải  cột mốc lộ giới hay nắp mương, thì mới phát hiện ra sai phạm. Các cột mốc lộ giới hay nắp mương được làm bằng “bê tông cốt tre” chứ không phải là cốt sắt.
Vì lòng tham mà nhiều người sẵn sàng dùng tre thay cho thép.
Ở Việt Nam có dùng tre thay cho thép.
Đoàn Minh Thái

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/giong-loc-kinh-hoang-vo-tinh-to-vu-chat-cay-ha-noi-3272649/




Bổ sung 2 (14/6/2015):


Chủ nhật, 14/6/2015 | 13:27 GMT+7


Siêu giông ở Hà Nội 'cực kỳ hiếm gặp'


Với sức gió tương đương bão, một số nơi xuất hiện cả lốc xoáy, Phó tổng giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia Lê Thanh Hải đánh giá, siêu giông chiều qua ở Hà Nội là cực kỳ hiếm gặp và ít có khả năng lặp lại trong thời gian tới.


Ông đánh giá thế nào về cơn mưa giông chiều qua ở Hà Nội?
- Được hình thành từ một đám mây đối lưu nhỏ ở Hòa Bình, mây giông theo hướng tây nam qua các huyện Ứng Hòa, Thanh Oai, Quốc Oai, Mỹ Đức và khi tràn đến trung tâm Hà Nội thì trở thành siêu giông. Sức gió giật đo được ở trạm Láng là cấp 8, ở Hà Đông là cấp 9 (75-88 km/h), tương đương với cấp gió bão.
Siêu giông hoành hành ở nội thành là chính, nhưng không đều, có chỗ mưa đá, thậm chí có nơi lốc xoáy với khả năng bốc mọi thứ lên cao rồi thả xuống. Đây là cơn giông cực kỳ mạnh và rất nguy hiểm, diễn ra trong 2 tiếng. Sau khi bầu trời xuất hiện cầu vồng thì mưa giông chấm dứt. 
Trong lịch sử, Hà Nội đã bao giờ có mưa giông diện rộng và lớn như thế? 
anhhainho.jpg
Ông Lê Thanh Hải: "Tháng 5-6 có số ngày mưa giông nhiều nhất trong năm". Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam.
Cách đây 7-10 năm, trước khi có một cơn bão đổ bộ vào đồng bằng, Hà Nội từng xuất hiện cơn giông rất mạnh. Gió lớn đã quật đổ nhiều cây xanh, khiến một cháu bé ở phố Hàng Khay thiệt mạng. Cơn giông hôm qua cường độ phải mạnh hơn, tương đương với gió bão cấp 9, một số nơi có thể đạt cấp 10 (89-102 km/h) và cực kỳ hiếm gặp. Bản thân tôi suốt 30 năm ở Hà Nội chưa từng chứng kiến một cơn giông nào mạnh đến thế. 
Cũng phải nói thêm, các nghiên cứu của đồng nghiệp trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ cho thấy, giông ở thành phố thường mạnh hơn vùng ngoại ô, nông thôn. Lý do vùng thành phố nhà cửa bê tông nhiêu, hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời nên tạo ra nhiều đối lưu mạnh mẽ. Đối lưu nôm na giống như ta đun nồi nước, nhiệt độ càng cao hơi nước bốc lên càng mạnh. 
Trên cùng địa bàn, nhưng vùng Mễ Trì (Nam Từ Liêm) lại có tới cả trăm nhà bị tốc mái vì giông lốc. Ông lý giải thế nào về hiện tượng này?
- Nam Từ Liêm đang phát triển mạnh, có nhiều tòa nhà cao tầng. Theo nguyên lý, những nơi có nhiều vật liệu bằng bê tông, sắt thép sẽ hấp thụ nhiệt nhiều và cũng tỏa nhiệt nhiều, góp phần làm cho mây đối lưu phát triển mạnh. Mặt khác, những khu dân cư nằm giữa những dãy nhà cao tầng thường chịu tác động của dòng gió rất mạnh (như hôm qua có thể tới cấp 10), đi thành luồng và gây thiệt hại nhiều hơn những nơi khác.
Tại sao mùa này mưa giông đến rất nhanh, tức là đang nắng chuyển ngay sang mưa giông khiến nhiều người không kịp trở tay?
- Tất cả cơn giông đều đến rất nhanh, chỉ 1-3 tiếng. Như cơn giông chiều qua hình thành lúc 16h, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương đưa ra cảnh báo lúc 16h20 và đến 17h xuất hiện ở Hà Nội. Giông là hiện tượng thế giới chỉ đưa ra cảnh báo, theo dõi lúc nó xuất hiện, sớm là 30 phút đến 2 tiếng. Riêng các cơn xoáy lốc ở Mỹ chỉ cảnh báo trước 7-14 phút, đủ thời gian để mọi người chui xuống trú ẩn.
Hiện tượng giông lốc đặc biệt hiếm gặp có liên quan gì đến El Nino và nguy cơ mưa giông thời gian tới tại Hà Nội cũng như các khu vực khác thế nào?
- Tháng 5-6 có số ngày mưa giông nhiều nhất trong năm ở Bắc Bộ, thường chiếm 10-15 ngày mỗi tháng và xảy ra buổi chiều. Nguy cơ lặp lại siêu giông như chiều qua là không nhiều, cường độ nếu có chỉ ở mức trung bình khá. 
Về mối liên hệ giữa siêu giông với El Nino thì hiện chưa có những đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể thấy El Nino làm gia tăng nắng nóng ở Hà Nội cũng như cả nước. Mà nắng nóng càng gay gắt thì càng tạo mây đối lưu phát triển mạnh, từ đó gây mưa giông mạnh. 
Xuân Hoa
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/sieu-giong-o-ha-noi-cuc-ky-hiem-gap-3233633.html





Bổ sung 1 (14/6/2015):

14/06/2015 13:17 GMT+7

2.000 người trắng đêm khắc phục hậu quả dông lốc

- Hà Nội đã huy động 2.000 người trắng đêm tham gia công tác cứu hộ, khắc phục hậu quả trận dông lốc tối qua, trong đó có 500 chiến sĩ sư đoàn 301 – Bộ Tư lệnh Thủ đô, 100 chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cảnh sát giao thông...


Sáng nay, Hà Nội đã họp khẩn nghe báo cáo và chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại do trận dông lốc gây ra chiều tối qua.
Hà Nội, mưa dông, gió lốc
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo chỉ đạo khắc phục sự cố cây đổ ở 48 Hai Bà Trưng.Ảnh: ANTĐ
Theo thống kê, trận dông lốc cấp 9, cấp 10 để lại hậu quả lớn với 2 người chết, 5 người bị thương, gần 140 nhà tốc mái, hơn 1.000 cây đổ, hàng chục ô tô bị hư hại do cây đổ, nhiều sự cố gây mất điện trên diện rộng, ngập úng cục bộ một số điểm. Dông lốc đã xảy ra tại các quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm, huyện Thanh Trì và Đông Anh.
Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho hay, trong hơn 800 cây xanh bị đổ ở khu vực các quận nội thành có 34 cây xà cừ cổ thụ bị bật gốc, gãy, là những cây có đường kính lớn từ 50-150cm, còn lại chủ yếu là muồng, phượng, bằng lăng tím. 6 cây đa cổ thụ ở khu vực Võ Thị Sáu, Trần Xuân Soạn, Giải Phóng, Tam Trinh cũng bị gió lốc quật đổ.
Hà Nội, mưa dông, gió lốc
Cây lớn bị quật đổ, đè bẹp ô tô. Ảnh: Trần Sỹ Thuần - Otofun
Đại diện Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) cho biết, dông lốc khiến xảy ra 108 vụ sự cố trên hệ thống lưới điện, gây mất điện trên hầu hết các địa bàn quận, huyện. Sáng nay cơ bản đã khắc phục xong, một số sự cố nhỏ sẽ khắc phục nốt trong hôm nay.
Theo lãnh đạo thành phố Hà Nội, các lực lượng đã khắc phục hậu quả trắng đêm. Đến sáng nay, giao thông cơ bản đã thông thoáng trở lại, số cây đổ tiếp tục được kiểm đếm, phân loại và xử lý theo quy trình.
Biểu dương các lực lượng đã khẩn trương khắc phục hậu quả trong mưa dông, đêm tối, hiện trường nguy hiểm, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo lưu ý vẫn còn nhiều sự cố cần nhanh chóng khắc phục.
Đó là đảm bảo an toàn giao thông, khắc phục sự cố mất điện, khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo an ninh trật tự, rà soát cắt tỉa những cây nghiêng đổ vào công sở, nhà dân.
Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện có thiệt hại phải trực tiếp ra hiện trường cùng các lực lượng chức năng khắc phục hậu quả nhanh nhất.
Trước ý kiến cây đổ trong trận dông lốc chủ yếu là cây xà cừ, Chủ tịch Hà Nội cho biết, báo cáo từ các đơn vị cho thấy số lượng cây xà cừ bị đổ chiếm không nhiều mà chủ yếu là muồng.
Ông chỉ đạo Sở Xây dựng nghiên cứu, tham khảo ý kiến các nhà khoa học để đưa ra những chủng loại cây xanh đô thị thích hợp trồng trên đường phố Thủ đô.
Hồng Nhì
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/244025/2-000-nguoi-trang-dem-khac-phuc-hau-qua-dong-loc.html



---


Những entry liên quan đã đi trên blog này:






























Văn nghệ thứ Bảy : Mùa xuân đâu còn là Tết trồng cây

Gỗ quí của Việt Nam dựng chùa ở Trung Quốc : tòa tam bảo tồn tại từ thập niên 1660 đến nay

 Mạng cây mạng người, diễn biến tiếp theo

-  Không nói nhiều : mỗi cây là một mạng người đó, các ông các bà ạ

0 Response to "Đề nghị thống kê đến từng cây"

Đăng nhận xét

Vui lòng không Spam. Thanks các bạn