---
Chấn động nghị trường: 20 tỷ USD hàng TQ lọt vào VN không qua kiểm soát
Tiến sĩ Mai Hữu Tín, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, ĐBQH tỉnh Bình Dương sáng nay 8.6 đã có bài phát biểu chấn động nghị trường về “một con số khổng lồ” trong thâm hụt thương mại VN - TQ, về một nền kinh tế ngầm và về “chiếc áo bảo vệ” nền kinh tế đang rách.
63,7 tỷ USD hàng hóa, cao hơn đến 45% so với công bố
Công bố hàng loạt số liệu chính thức về thâm hụt thương mại VN-TQ theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), theo ông Tín, sự mất cân đối rất lớn trong giao dịch thương mại với TQ là việc chúng ta đã nói nhiều, làm nhiều nhưng chưa có giải pháp hiệu quả.
http://laodong.com.vn/chinh-tri/chan-dong-nghi-truong-20-ty-usd-hang-tq-lot-vao-vn-khong-qua-kiem-soat-338617.bld
---
Bổ sung 1(8/6/2015): Trả lời của phía nhà quản lí.
Thứ hai, 8/6/2015 | 14:00 GMT+7
Công bố hàng loạt số liệu chính thức về thâm hụt thương mại VN-TQ theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), theo ông Tín, sự mất cân đối rất lớn trong giao dịch thương mại với TQ là việc chúng ta đã nói nhiều, làm nhiều nhưng chưa có giải pháp hiệu quả.
Nhưng vấn đề lớn hơn, nguy hiểm hơn đối với nền kinh tế Việt Nam không chỉ ở con số thâm hụt thương mại đó mà là “chênh lệch XNK giữa số liệu thống kê giữa tổng cục thống kê 2 nước. Chênh lệch này cho thấy khuynh hướng ngày càng bất lợi cho phía Việt Nam” - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khẳng định.
Bóc riêng số liệu 2014, theo TCTK Trung Quốc thì TQ nhập khẩu từ VN 19,4 tỷ USD, cao hơn trên 30% so với con số công bố của TCTK VN. Về xuất khẩu, TQ xuất vào VN 63,7 tỷ USD cao hơn đến 45% so với con số TCTK VN công bố.
Có nghĩa là riêng 2014, thâm hụt thương mại VN với TQ là 43,8 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với con số 29,8 tỷ mà chúng ta công bố. Một khoản chênh lệch gần 15 tỷ USD. Cũng có nghĩa là nhập khẩu từ TQ chiếm tới 38% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của VN chứ không phải là 30% như con số chúng ta công bố.
Xuất lậu - đó là tài nguyên khoáng sản
Là một tiến sĩ kinh tế, ĐBQH Mai Hữu Tín nói sự khác biệt về thống kê giữa các nước là bình thường, do sự khác biệt về thống kê tỷ giá, về chi phí vận chuyển, bảo hiểm…
Là một tiến sĩ kinh tế, ĐBQH Mai Hữu Tín nói sự khác biệt về thống kê giữa các nước là bình thường, do sự khác biệt về thống kê tỷ giá, về chi phí vận chuyển, bảo hiểm…
Nhưng dẫn số liệu từ TCTK VN, chi phí về vận chuyển và bảo hiểm chiếm 6,6% tổng kim ngạch XNK. Với 2 nước láng giềng có chung biên giới rất dài thì chi phí về vận chuyển và bảo hiểm không thể lớn hơn con số 6,6% này được. Do vậy, nếu VN ghi nhận 19,4 tỷ USD nhập khẩu từ TQ thì con số TQ ghi nhận nên vào khoảng 15,9 tỷ USD. Nhưng con số TQ ghi nhận lại là 19,9 tỷ USD, cao hơn 4 tỷ. Nếu 2 nước còn có các hoạt động tiểu ngạch ở biên giới chưa được ghi nhận đầy đủ và chắc chắn cũng chiếm một phần trong khác biệt 4 tỷ USD này.
Nhưng phần còn lại là gì? Chỉ có thể giải thích là phần lớn trong số hàng hóa VN xuất khẩu lậu sang TQ. Tại sao lại có xuất khẩu lậu trong khi chúng ta hết sức khuyến khích XK với hầu hết các mặt hàng XK có thuế suất bằng 0% và DN xuất khẩu được hoàn thuế GTGT? Lời giải thích hợp lý kế tiếp chỉ có thể là: Đó là loại mặt hàng VN cấm XK hoặc XK phải chịu thuế. Theo tôi, đó là tài nguyên khoáng sản của VN.
Kinh tế ngầm riêng 2014 đã trị giá 20 tỷ USD
Về nhập khẩu, giá trị nhập khẩu từ TQ mà VN ghi nhận lẽ ra phải cao hơn giá trị mà TQ ghi nhận, nhưng số liệu nhập khẩu VN ghi nhận lại thấp hơn số liệu từ phía TQ vào khoảng 20 tỷ USD chỉ tính riêng trong năm 2014. Đó là một con số khổng lồ. Tức là riêng 2014, chúng ta có hơn 20 tỷ USD hàng hóa TQ lọt vào VN không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng. Đó là các loại hàng hóa quần áo, mỹ phẩm, bánh kẹo, điện thoại di động…
Như vậy, nếu sử dụng số liệu XNK với TQ theo số liệu của Tổng cục TK TQ để tính lại cán cân thương mại với các nước thì chúng ta chưa từng xuất siêu kể từ năm 2012- 2014 như đã công bố, mà tiếp tục nhập siêu trong suốt 20 năm qua với con số nhập siêu 2014 lên đến 13 tỷ USD. Con số nhập siêu không chính thức này, theo chúng tôi biết, đang tăng rất nhanh trong những tháng đầu 2015.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, số lượng hàng hóa nhập khẩu khổng lồ này chắc chắn gây áp lực lên tỷ giá đồng tiền Việt Nam mà đang hết sức cố gắng giữ ổn định.
ĐBQH Mai Hữu Tín cho rằng chúng ta có thể không tin tưởng tuyệt đối vào các số liệu thống kê từ phía TQ, nhưng ở một giác độ nào đó, chính Trung Quốc đã tính giùm chúng ta giá trị của kinh tế ngầm với họ. Chúng ta không thể không tính đến phần kinh tế ngầm này khi thiết kế các chính sách.
Một nền kinh tế quốc gia dù mở hay hội nhập đến thế nào cũng cần có một tấm áo giáp bảo vệ hiệu quả và vững chắc để bảo đảm sự cạnh tranh công bằng giữa các DN và bảo vệ người tiêu dùng. Có vẻ như với VN chúng ta, chiếc áo giáp này đang rách, nếu như không nói rách càng nhiều trong giao dịch với phía TQ - ông Mai Hữu Tín nói.
---
Bổ sung 1(8/6/2015): Trả lời của phía nhà quản lí.
Thứ hai, 8/6/2015 | 14:00 GMT+7
Ông Mai Hữu Tín: 20 tỷ USD hàng Trung Quốc lọt cửa kiểm soát Việt Nam
Tại phiên họp toàn thể của Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội sáng 8/6, đại biểu đến từ Bình Dương gây sốc với bài phát biểu về mối quan hệ thương mại Việt - Trung.
Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam trong các năm gần đây cho thấy, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng tăng, từ 12,4 tỷ USD năm 2010 lên 16,3 tỷ năm 2012 và lên đến 29 tỷ USD trong năm 2014.
"Việc mất cân đối rất lớn trong giao dịch thương mại với Trung Quốc chúng ta đã nói nhiều, bàn nhiều nhưng chưa có một giải pháp hữu hiệu thật sự. Nhưng tôi muốn đề cập đến một vấn đề theo tôi là lớn hơn, nguy hiểm hơn tới nền kinh tế Việt Nam. Phát sinh chênh lệch về số liệu xuất nhập khẩu theo công bố của Tổng cục thống kê hai nước", ông Tín nhấn mạnh trong bài phát biểu được tường thuật trực tiếp trên truyền hình sáng nay.
Theo ông, số liệu thống kê hai nước từ trước tới nay luôn chênh lệch theo hướng ngày càng bất lợi cho Việt Nam. Nếu theo số liệu của cơ quan thống kê Trung Quốc, năm 2014 Việt Nam đã nhập siêu từ Trung Quốc 43,8 tỷ USD, chứ không phải 29 tỷ USD Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố.
So sánh số liệu thống kê Việt Nam và Trung Quốc
Đơn vị: Tỷ USD
Số liệu Việt Nam | Số liệu Trung Quốc | |
Xuất khẩu sang Trung Quốc | 14,9 | 19,9 |
Nhập khẩu từ Trung Quốc | 43,8 | 63,7 |
Cho rằng số liệu giữa cơ quan thống kê các nước thường chênh nhau do khác biệt về cách ghi nhận tỷ giá, về chi phí vận chuyển và bảo hiểm... song dưới góc nhìn của một doanh nhân, ông Tín thấy số liệu đang vênh theo hướng bất hợp lý. Ông Tín là Chủ tịch Công ty cổ phần đầu tư U&I và là Phó Chủ tịch Ngân hàng Kiên Long.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, chi phí vận chuyển và bảo hiểm chiếm khoảng 6,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Ông Tín lập luận với hai nước láng giềng có chung biên giới rất dài như Việt Nam và Trung Quốc thì chi phí vận chuyển và bảo hiểm thực tế không thể lớn hơn tỷ lệ này. Do vậy, nếu Việt Nam ghi nhận 14,9 tỷ USD xuất khẩu cho Trung Quốc thì con số mà Trung Quốc ghi nhận nên vào khoảng 15,9 tỷ USD. Nhưng con số Trung Quốc ghi nhận lại là 19,9 tỷ USD, cao hơn khoảng 4 tỷ USD.
"Giữa hai nước còn có hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch ở biên giới không được ghi nhận đầy đủ và chắc chắn chiếm một phần trong khác biệt 4 tỷ USD này. Phần còn lại là gì? Chỉ có thể giải thích là phần lớn con số này đến từ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu lậu sang Trung Quốc. Tại sao có xuất khẩu lậu, trong khi chúng ta hết sức khuyến khích xuất khẩu? Lời giải thích hợp lý kế tiếp chỉ là, đó là các mặt hàng Việt Nam cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu phải chịu thuế. Đó là những mặt hàng nào? Theo tôi, đó là tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam", ông Tín đặt vấn đề.
Về nhập khẩu, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc mà Việt Nam ghi nhận đã bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm, theo đại biểu, lẽ ra phải cao hơn giá trị Trung Quốc ghi nhận. Nhưng số liệu Việt Nam ghi nhận lại thấp hơn của Trung Quốc đến khoảng 20 tỷ USD trong năm 2014.
"Một con số khổng lồ. Nói rõ hơn, chỉ riêng năm 2014, hơn 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lọt vào lãnh thổ Việt Nam không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng Việt Nam, tức không hề chịu thuế, không phải qua các hàng rào quản lý kỹ thuật của Việt Nam và tha hồ tung hoành, cạnh tranh không công bằng với hàng hóa từ các nguồn khác, nhất là hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam", ông bức xúc.
Theo tính toán của vị đại biểu đến từ Bình Dương, như vậy, nếu sử dụng số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc để tính lại cán cân thương mại của Việt Nam thì Việt Nam chưa từng xuất siêu trong các năm từ 2012 - 2014 như đã công bố. Con số nhập siêu không chính thức tăng nhanh ngoài việc gây khó khăn, thiệt hại to lớn cho nền kinh tế Việt Nam còn gây áp lực lớn lên tỷ giá..
"Tôi không cho rằng chúng ta có thể tin tưởng tuyệt đối vào số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc. Nhưng ở mặt nào đó họ đã tính hộ chúng ta giá trị của phần kinh tế ngầm với họ, chúng ta không thể không tính đến giá trị của phần ngầm này khi thiết kế các chính sách của chúng ta. Một nền kinh tế dù mở hay hội nhập đến mức nào vẫn cần có một áo giáp bảo vệ hiệu quả và vững chắc, bảo đảm sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp và bảo vệ được người tiêu dùng của quốc gia đó. Có vẻ với Việt Nam chiếc áo giáp này đang rách, nếu không nói rách càng lúc càng nhiều trong giao dịch thương mại với Trung Quốc", đại biểu Mai Hữu Tín cảnh báo.
Giải đáp về những câu hỏi của đại biểu Mai Hữu Tín trong phiên làm việc buổi chiều, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư - Bùi Quang Vinh cho biết, không phải đến nay mà số liệu những năm trước cũng chứng minh được việc hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên, sự chênh lệch số liệu là do mỗi bên có cách thống kê khác nhau.
Bộ trưởng cho biết, Tổng cục Thống kê đã thành lập tổ chuyên gia từ 20 năm nay để xem lại cũng như xử lý các số liệu thu thập từ cơ quan hải quan. Kết quả thấy sự chênh lệch này không chỉ xảy ra với các số liệu xuất nhập khẩu từ Trung Quốc.
"Hiện nay tất cả số liệu xuất nhập khẩu với các nước đều có tình trạng chênh lệch như trên. Con số thống kê về kim ngạch giữa Việt Nam và Singapore, hay Nga còn chênh khoảng 30-50%, thậm chí gần gấp đôi", ông Vinh nói.
Theo ông, hầu hết các quốc gia đều chênh nhau do cách thống kê của các nước khác nhau. "Trung Quốc không tính xuất khẩu qua đường tiểu ngạch nhưng không tính vào số liệu mặc dù hàng hóa có đi qua hải quan chính thức và có nộp thuế. Trong khi, Việt Nam xuất gạo qua đường tiểu ngạch và có tính vào kim ngạch nhưng Trung Quốc lại không tính giá trị này", ông Vinh lý giải.
Huyền Thư
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/ong-mai-huu-tin-20-ty-usd-hang-trung-quoc-lot-cua-kiem-soat-viet-nam-3230683.html
0 Response to "20 tỷ USD hàng Trung Quốc lọt vào Việt Nam không qua kiểm soát, năm 2014"
Đăng nhận xét
Vui lòng không Spam. Thanks các bạn