Hà Nội liếc nhanh (2) : thầy luyện thi Nguyễn Văn Siêu

Nay ta quen gọi tên cụ là Nguyễn Siêu. Đường Nguyễn Siêu, rồi ngõ Nguyễn Siêu, trường Nguyễn Siêu,...

"Siêu" ở đây là trong "thần Siêu thánh Quát" của nước Nam. 

Bản thân mình, thì thích gọi cụ là "ông thầy luyện thi ở phố Ngõ Gạch". Hay là "trưởng lò luyện thi Ngõ Gạch"

Cái học ở nước Nam đến nay vẫn trọng truyền thống học luyện thi, học để đi thi. Mà thời cụ Siêu thì có hai lò luyện thi lớn: một trong Ngõ Gạch (lúc ấy còn có sông Tô Lịch chảy lên tận đó), và một ở khu Hàng Đậu ngày nay.

Đám con nhà giàu nhiều tiền lắm của thì lên lò thầy Siêu, bọn con nhà bình dân thì ra ngoại ô Hàng Đậu. Ở Hàng Đậu là lò luyện của thầy Cúc Hiên và những đệ tử sau đó.

Dưới đây là một bài viết ngắn, giản dị về thần Siêu.

---




NGUYỄN THỊ THANH CHUNG

Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm HN


Nguyễn Văn Siêu , tên khác là Định , tự Tốn Ban , thụy Chí Đạo , hiệu Phương Đình Thọ Xương cư sĩ . Ông là tác gia lớn trong thế kỉ XIX với những trước tác về địa lí, lịch sử, tư tưởng, thơ văn… Một số tư liệu chữ Hán và chữ Quốc ngữ đã viết về cuộc đời của ông nhưng còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề như năm sinh, năm mất, quê hương, dòng tộc, gia đình; sự nghiệp chính trị với những lần thăng giáng; nguyên nhân từ quan năm 1854; những công việc sau khi trí sĩ… Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu về những vấn đề cần được làm sáng tỏ trong cuộc đời Nguyễn Văn Siêu.
1. Năm sinh và năm mất
Năm sinh của Nguyễn Văn Siêu được ghi chép chưa thống nhất. Lược truyện các tác gia Việt NamThơ đi sứ… ghi năm 1795 (Ất Mão, năm Cảnh Thịnh thứ 3 triều Tây Sơn).Quốc triều khoa bảng lục (), Các nhà khoa bảng Việt NamTên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam… ghi năm 1796 (Bính Thìn, năm Cảnh Thịnh thứ 4 triều Tây Sơn). Phương Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bi (), Cụ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, Nét bút thần của Nguyễn Văn Siêu thi ca và lịch sử… ghi năm 1799 (Kỉ Tị, năm Cảnh Thịnh thứ 7 triều Tây Sơn).
Năm sinh của Nguyễn Văn Siêu được ghi chép sớm nhất trong các tư liệu chữ Hán nhưng Quốc triều khoa bảng lục (ghi năm 1796 cònPhương Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bi (ghi năm 1799. Theo chúng tôi, năm sinh và mất của Phương Đình được xác định theo trong bia thần đạo vì:
- Thời gian xuất hiện của tư liệu: Cả hai tư liệu này đều chính thức ra đời năm Giáp Ngọ đời Thành Thái (1894) song được công bố sớm hơn . Thời gian khắc của bia là (Thành Thái Giáp Ngọ chính nguyệt - tháng Giêng năm Giáp Ngọ đời Thành Thái). Thời gian khắc in của (Thành Thái Giáp Ngọ hạ - Mùa hạ năm Giáp Ngọ đời Thành Thái).
- Tác giả của tư liệu: Nguyễn Trọng Hợp (1834 - 1902) soạn , Cao Xuân Dục (1842 - 1923) soạn . Nguyễn Trọng Hợp và Cao Xuân Dục đều là những nhà Hán học nổi tiếng đương thời. Nguyễn Trọng Hợp từng làm Văn minh đại học sĩ, Cơ mật viện đại thần... Cao Xuân Dục cũng giữ chức Thượng thư Bộ Học. Tuy nhiên, người soạn văn bia có mối quan hệ gần hơn với Nguyễn Văn Siêu. Nguyễn Trọng Hợp và Nguyễn Văn Siêu đều thuộc họ Nguyễn tại Kim Lũ, một người ngành trưởng, một người ngành thứ. Điều này được khẳng định trong văn bia và các tư liệu khác như Thanh Trì Nguyễn thị phả đồ()…
- Nội dung viết về Nguyễn Văn Siêu trong từng tư liệu: Quốc triều khoa bảng lục (khắc in ngắn gọn về từng nhân vật đỗ Đại khoa triều Nguyễn đến năm 1898, trong đó ghi:  .  ,  , (Nguyễn Văn Siêu, Hà Nội, Thọ Xương, Dũng Thọ, Bính Thìn, tứ thập tam. Ất Dậu Cử nhân, Hưng Yên Án sát, giáng Thị độc công tịch. Cư Hàn các, dĩ văn học danh cập môn đa sở thành lập, hữu Phương Đình thi văn tập hành thế - Nguyễn Văn Siêu người Dũng Thọ, Thọ Xương, Hà Nội, sinh năm Bính Thìn 1796, bốn mươi ba tuổi. Năm Ất Dậu 1825 đậu Cử nhân, làm Án sát Hưng Yên, giáng Thị độc công tịch, tại Viện Hàn lâm nổi danh văn chương và nhiều lĩnh vực khác, cóPhương Đình thi văn tập). Phương Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bi (đặt tại lăng mộ cho biết chi tiết hơn về cá tính, gia tộc, hành trạng và thời gian sinh của Nguyễn Văn Siêu.
Như vậy, những lí do trên có thể tạm đủ để kết luận thời gian sinh và mất của Nguyễn Văn Siêu trongPhương Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bi  chính xác. Nguyễn Văn Siêu sinh năm 1796, mất năm 1872.
2. Quê hương và gia tộc
Nguyễn Văn Siêu sinh ra ở một làng khoa bảng. Làng Lủ xưa gồm ba xóm lớn Lủ Cầu, Lủ Trung, Lủ Văn, sau phát triển thành ba làng Kim Giang, Kim Lũ, Kim Văn. Đến cuối thời Lê, Kim Lũ thành một xã thuộc tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Dù không nổi tiếng bằng Mộ Trạch, Hoa Đường, Hành Thiện... nhưng Kim Lũ cũng là một làng quê giàu truyền thống. Theo cuốn Tiến sĩ Nho học Thăng Long Hà Nội, Kim Lũ tiêu biểu về khoa cử trong 14 làng khoa bảng của Hà Nội với năm vị đỗ đại khoa gồm Tiến sĩ Hồng Hạo (1710), Tiến sĩ Nguyễn Công Thái (1715), Phó bảng Nguyễn Văn Siêu (1838), Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hợp (1865), Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Cốc (1910).
Dòng họ của Nguyễn Văn Siêu cũng có nhiều người đỗ đạt. Họ Nguyễn làng Lủ Trung chia thành hai ngành. Ngành trưởng (Đại tông), đến đời thứ sáu có Nguyễn Văn Siêu đỗ Phó bảng. (Thanh Trì Nguyễn thị phả đồ)ghi:  ,  ,  ,  .  ,  , 使 , 使 , - Thôn Trung, xã Kim Lũ, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, Hà Nội. Thủy tổ họ Nguyễn của ta là ông Phúc Tâm. Ông Phúc Tâm lại sinh ra được hai ngành. Ngành trưởng là ông Phúc Canh. Từ ông Phúc Canh trải năm đời thì sinh ông Hoằng Nghị, một người học rộng, hiếu cổ, lấy đạo Nho khởi nghiệp nhà. Ông Hoằng Nghị sinh được năm người con, con trưởng là ông Phương Đình, đỗ Phó bảng, từng làm quan ở Nội các, phụng mệnh đi sứ Yên Kinh, làm Án sát sứ, sau thăng Thị độc tại Hàn lâm viện, rồi trí sĩ. Văn chương của Phương Đình bề thế được người đời ngưỡng mộ)(1). Còn ngành thứ (Tiểu tông), đến đời thứ tư có Nguyễn Công Thái đỗ Tiến sĩ, sau là Nguyễn Trọng Hợp và Nguyễn Sĩ Cốc. Theo Tiến sĩ Nho học Thăng Long Hà Nội, họ Nguyễn làng Lủ thuộc 11 dòng họ khoa bảng ở Hà Nội cùng họ Phạm (Đông Ngạc), họ Nguyễn (Vân Điềm), họ Nguyễn (Nguyệt Áng)…
Theo (Thanh Trì Nguyễn thị phả đồ), Nguyễn Văn Siêu thuộc ngành trưởng họ Nguyễn làng Lủ. Ngành trưởng, trước Nguyễn Văn Siêu trải sáu đời không có người đỗ đạt nhưng cha ông học rộng, hiếu cổ, chuộng đạo Nho. Là con trưởng, Nguyễn Văn Siêu đã được cha giáo dục bằng sự hiểu biết sâu rộng về tư tưởng Nho gia ngay từ khi còn nhỏ. Bia thần đạocho biết Hoằng Nghị công thường lấy điều tiết tháo khích lệ Nguyễn Văn Siêu (-Hoằng Nghị công thường dĩ chí tháo khuyến chi).
Mặt khác, Nguyễn Văn Siêu sinh tại làng Lủ nhưng lại theo gia đình chuyển đến thôn Cổ Lương, giáp Giang Nguyên, phường Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, Hà Nội. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và là một trung tâm quy tụ nhân tài, nơi đây đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn nhạy cảm và giàu khát vọng cho Phương Đình. Quê hương, dòng họ, gia đình đã hội đủ điều kiện cho sự phát triển tài năng và nhân cách của Nguyễn Văn Siêu.
Về gia đình riêng của Nguyễn Văn Siêu, Phương Đình bình nhật trị mệnh (ghi rõ ông không lấy chính thất mà có hai thứ thất. Bà họ Hoàng sinh được hai gái (Thị Giản, Thị Ý), một trai (Tập Hinh). Bà họ Bùi cũng sinh được hai gái (Thị Sử,  Thị Đoan), một trai (Văn Dĩnh). Ngoài ra, Nguyễn Văn Siêu còn có một người thiếp do bà họ Bùi mua về, bà này sinh được một trai (Văn Xiển). Nguyễn Văn Siêu trân trọng tình cảm gia đình. Hình ảnh con thơ, ngôi nhà, mảnh vườn, cây cầu… hiển hiện trong thơ văn của ông một cách xúc động, thân thương. Khi gặp con trai Tập Hinh trên đường đi sứ, ông ngậm ngùi thương con còn quá nhỏ, khả năng ứng biến lại non nớt mà sớm chậm chạp như cha (-Tòng sư ngô tử tối đồng mông, khả năng xuất nhập giai nhân ấu, tảo dĩ thê trì tự nãi ông)(2); khi ghé thăm ngôi nhà thân thuộc, ông bồi hồi thấy cây quế trước sân gầy đón cổng, cây mai trong vườn xòa xuống người: (Tiếp môn đình quế như nhân sấu, phúc ốc viên mai quá ngã kiều)(3)

3. Đời tư

Nguyễn Văn Siêu sinh tại thôn Trung, xã Kim Lũ, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì nhưng ngay từ nhỏ ông theo gia đình định cư tại Dũng Thọ, Thọ Xương, Hà Nội. Năm 13 - 14 tuổi, khi được cha dạy học ở nhà, cậu bé Định tự đề hoành biển hai chữ  (Lạc thiên - Vui với mệnh trời) và treo ở phòng học câu đối  (Đạo tại cổ kim vô khúc kính, thiên đa bồng tất sản cao nhân - Đạo từ xưa đến nay không phải đường tắt, trời thường sinh bậc anh tài trong chốn nhà tranh lều cỏ)(4). Hoành biển và câu đối bộc lộ ý chí muốn thành người tài đức đã nảy nở trong người con đất kinh kì ngay từ ấu thơ. Khi thành niên, con người giàu khát vọng theo học Tiến sĩ Phạm Quý Thích ở làng Hoa Đường, huyện Đường An, trấn Hải Dương. Nguyễn Văn Siêu “nổi tiếng học giỏi, tung hoành văn từ cổ, không chịu gò bó theo kiểu học thời tục, tiếng tăm bắt đầu vang dậy khắp nơi, vượt qua nhiều bậc danh Nho đương thời”(5).
Năm 1825, Nguyễn Văn Siêu đỗ Cử nhân. Quốc triều hương khoa lục (ghi khoa Ất Dậu, Minh Mạng thứ 6 (1825), gồm 6 trường thi, lấy 117 người, trong đó trường Thăng Long lấy 28 người, Nguyễn Văn Siêu đậu Á nguyên.
Bia thần đạo tại lăng Phương Đình còn cho biết năm Ất Dậu (1825), Nguyễn Văn Siêu nhiều lần nhận được giấy chiêu hiền nhưng chưa dự tuyển vì muốn ở nhà phụng dưỡng cha mẹ và chăm sóc các em. ( - Minh Mệnh Ất Dậu lĩnh hiền thư, sổ từ bất phó tuyển, tại gia thị dưỡng phủ giáo chư đệ). Lệ thường, những người đỗ thi Hương sẽ dự thi Hội vào năm kế tiếp còn Phương Đình thì mười ba năm sau mới đi thi Hội (1838).
Cuốn Nét bút thần của Nguyễn Văn Siêu thi ca và lịch sử giải thích nguyên nhân đỗ đạt chậm của Nguyễn Văn Siêu là từ khi mới học thường đọc nhanh viết thảo nên chữ xấu, dẫn đến kết quả thi không như mong muốn. Khoa Ất Dậu, ông phải dùng mẹo đau bụng để kéo dài thời gian, may nhờ tấm lòng liên tài của Nguyễn Hàm Ninh mới đỗ Á nguyên. Tuy nhiên, theo Quốc triều hương khoa lục, chức vụ tại trường Thăng Long năm Ất Dậu gồm “Hữu tham tri Bộ Lễ Nguyễn Đăng Tuân làm Đề điệu, Hiệp trấn Sơn Nam Ngô Huy Viên làm Giám thí, Thiêm sự bộ Hộ Thân Văn Duy, Thự Thiêm sự Bộ Lại Lê Quang làm Giám khảo”(6). Như vậy, không có nhân vật Nguyễn Hàm Ninh tại trường thi này. Có lẽ, những chi tiết trên được tác giả cuốn Nét bút thần của Nguyễn Văn Siêu thi ca và lịch sửhư cấu.
Năm 1838, khoa Mậu Tuất, năm Minh Mệnh thứ 19, Nguyễn Văn Siêu đậu Phó bảng. Học vị Phó bảng chỉ có ở đời Nguyễn từ khoa thi Hội năm Kỉ Sửu (1829), không được trọng vọng so với học vị Tiến sĩ. Thông lệ, người đỗ Phó bảng không được thi lại trong các kì thi Hội. Từ năm được công nhận cho đến khoa thi chữ Hán cuối cùng, người đỗ Phó bảng chỉ một lần được thi Tiến sĩ khi nhà Nguyễn mở Chế khoa vào năm 1851.
Sau khi đỗ Phó bảng, Nguyễn Văn Siêu được nhận chức Hàn lâm viện Kiểm thảo (hàm tòng thất phẩm) ở Viện Hàn lâm, cơ quan có nhiệm vụ khởi thảo công văn triều đình ban hành gồm chế, chiếu, biểu… Triều Nguyễn có nhiều ân điển ban cho người đỗ đạt như Tiến sĩ cập đệ được nhận chức ngay còn Tiến sĩ xuất thân, Đồng Tiến sĩ xuất thân, Phó bảng vào Viện Hàn lâm ăn lương đọc sách ba năm mới sát hạch, thăng bổ.
Năm 1841, Nguyễn Văn Siêu được thăng Viên ngoại lang Bộ Lễ (hàm chính ngũ phẩm). Sau ba năm làm việc tại Hàn lâm viện, Phương Đình được thăng bốn bậc từ tòng thất phẩm lên chính ngũ phẩm. Nhưng cũng vào năm này, khi làm Phó chủ khảo trường Thừa Thiên, ông bị hệ lụy vì liên quan tới Cao Bá Quát và việc xảy ra tại trường thi. Hai viên sơ khảo Cao Bá Quát, Phan Nhạ ngầm lấy muội đèn chữa văn cho bài thi gồm hai tư quyển, đỗ được năm người. Vì chỗ thân tình, Nguyễn Văn Siêu giữ Cao Bá Quát nghỉ lại qua đêm nên phạm phép trường thi. Ngoài ra, quyển văn thứ hai của Trương Đăng Trinh đã bị Nội trường đánh hỏng nhưng Nguyễn Văn Siêu nói với quan Ngoại trường liệt vào hàng lấy đỗ. Khi niêm yết danh sách người đỗ, dư luận sĩ phu ầm ĩ. Giám sát trường vụ thấy phép tắc không nghiêm, yêu cầu Bộ Lễ và viện Đô sát điều tra. “Án quyết Cao Bá Quát và Phan Nhạ bị xử tử, Nguyễn Văn Siêu bị phạt trượng đồ. Sau khi nghị tội, Nguyễn Văn Siêu bị cách chức nhưng vẫn được làm ở Bộ Lễ”(7). Cuối năm này, ông còn bị khiển trách do liên quan đến Ngọc điệp nhầm năm Minh Mệnh thứ 21 tháng 12 ngày 28 từ giờ Ất Hợi sang giờ Giáp Tuất. “Sự nhầm lẫn này khởi nguồn từ bài văn bia ở Hiếu Lăng do Nguyễn Văn Siêu soạn thảo”(8).
Thời gian sau, ông nhận chức Nội các Thừa chỉ (hàm tòng ngũ phẩm). Nội các là nơi cơ yếu tham mưu cho triều đình, theo vua tuần du, giữ ấn, truyền lưu chỉ dụ cho nha môn, ghi chép chương sớ… Nội các chia làm bốn Tào, thuộc viên khoảng ba mươi người. Thừa chỉ là chức quan phụ trách Tào Biểu bộ, chuyên trách lưu giữ châu bản, sổ sách, giấy tờ… Hàng ngày, tào Biểu bộ nhận tài liệu từ các Tào khác gửi đến, kiểm tra, lập hồ sơ, tóm tắt nội dung, đóng quyển, bảo quản…
Năm 1848, Phương Đình được thăng Thị giảng học sĩ (hàm tòng tứ phẩm), phụ trách việc giảng sách cho hoàng tử.
Năm 1849, Nguyễn Văn Siêu được cử làm Ất sứ sang nhà Thanh. Trên hành trình, ông sáng tác Phương Đình vạn lí tập ().
Đi sứ về, Nguyễn Văn Siêu làm việc tại Tập hiền viện, Khai kinh diên (hai cơ quan tập hợp nhân tài để bàn luận chính trị, sách vở, thơ phú…). Khi làm việc ở đây, ông giữ chức Khởi cư chú, phục vụ các buổi giảng tập ở Kinh diên. Kinh diên khởi cư chú chỉ là chức vụ tạm thời, không có trong quan chế.
Sau đó, Nguyễn Văn Siêu được bổ chức Án sát Hà Tĩnh, một thời gian ngắn chuyển về Hưng Yên. Các quan đứng đầu mỗi tỉnh khi đó gồm Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính sứ, Án sát sứ, Lĩnh binh. Án sát sứ (hàm Chính tứ phẩm) chuyên quản hình luật, tư pháp, thanh tra… Chính tứ phẩm là phẩm hàm cao nhất mà Nguyễn Văn Siêu đạt được trên hoạn lộ nhưng thời gian ông nhậm chức Án sát sứ không dài. Khi đó, trong nước nổi lên nạn cướp giật, chém giết, quần tụ, bè phái… mà triều đình nhà Nguyễn gọi là bạo loạn. Năm 1854, ở Hưng Yên, tình hình nghiêm trọng, đặc biệt vụ Bì Văn Tăng. Nguyễn Văn Siêu cùng Phó Lãnh binh Võ Tước tạm dẹp yên. Tuần phủ Hưng Yên muốn đem công trạng báo với vua Tự Đức để xin ban thưởng nhưng rốt cục lại bị khiển trách. “Nguyễn Văn Siêu, Võ Tước khi ngày thường việc vỗ về trị an trái phép, cầm phòng chế ngự bất lực để đến nỗi bọn giặc vô cớ sinh sự, các viên ấy chỉ bị giáng cấp trừng trị qua loa là may lắm. Nay tên đầu sỏ Bì Văn Tăng còn chưa bắt được, vậy có công gì? Đợi khi các viên ấy lập mưu bắt được tên đầu sỏ Tăng và bọn giặc đem ra xử án thì ban ân vẫn chưa muộn”(9).
Vậy là, hoạn lộ của Phương Đình cũng đầy lận đận mà nguyên do bởi thời thế đúng sai khó lường và cá nhân không ngăn được cơn giông biến của thời đại. Có lẽ, lần bị giáng chức năm 1841 chưa thể làm vơi cạn khát vọng nhuận trạch sinh dân của người vừa đỗ đạt và nhậm chức được vài năm. Nhưng lúc đã năm mươi lăm tuổi, tư tưởng của ông đã thay đổi vì nẻo thanh vân cũng trải hơn chục năm, vì tâm huyết đổ ra mà dân chẳng yên cònbề trên lại không thấu hiểu. Ông đành thoái lui về con đường phù hợp hơn với mình, không thể làm chính trị thì trở thành người dạy học (Bất năng vi chính tức vi sư).
Năm 1854, Nguyễn Văn Siêu trí sĩ. Theo ghi chép của chính sử, Nguyễn Văn Siêu bị tội giáng chức về nghỉ (使 -Nguyễn Văn Siêu, Hà Nội nhân, nguyên Án sát sứ, dĩ sự tọa giáng cáo giá)(10). Nhưng nhiều tư liệu cho biết sự kiện gắn liền việc trí sĩ của ông. Đại Nam liệt truyện viết “bấy giờ đương thời có lời bàn về việc hủy đê, Siêu điều trần cho là bất tiện, khảo cứu được rõ ràng, sau vì mắc bệnh phải chuyển đổi, ông cáo bệnh về làng, rồi lại phục chức Hàn lâm viện Thị độc, bèn viện lệ đến tuổi xin về hưu”(11). Bài Cụ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu trên Nam phong tạp chí cũng ghi: “Lúc ấy triều đình có chuyện hưu đê, tiên sinh dâng sớ điều trần về việc bất tiện, khảo kĩ. Sau bị giáng chức, tiên sinh cáo bệnh về quê”. Trong Nét bút thần của Nguyễn Văn Siêu, thi ca và lịch sử, tác giả cho biết: “Lúc bấy giờ trong triều xảy ra nhiều việc, tiên sinh dâng sớ thỉnh cầu mấy điều đều không được phê chuẩn bèn cáo bệnh về vườn”(12). Người viết Phương Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bi ghi rõ: “Thời gian này đang có việc bàn luận bỏ đắp đê, tiên sinh viết điều trần nói những điều thẳng thắn, vì việc nghị luận ấy, năm Tự Đức thứ 7, ông bị hạ ba cấp. Nhân đó, tiên sinh lấy cớ ốm xin về quê nhà” ( , 便)(13).
Từ khi trí sĩ đến lúc mất, Nguyễn Văn Siêu sống tại Hà Nội và tham gia một số công việc sau:
Thứ nhất, với vốn hiểu biết sâu rộng và tài năng văn chương, Phương Đình vẫn giúp triều đình soạn thảo giấy tờ. Trong Phương Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bi, người viết cho biết sau khi “quy lí”, Nguyễn Văn Siêu vẫn được được bề trên quý trọng bởi văn tài. Vì vậy, mỗi khi có đại lễ, triều đình cần soạn thảo những giấy tờ quan trọng thì đều nhờ Phương Đình và ông đã nhiều lần ra giúp. (Triều đình mỗi hữu đại lễ, cao văn điển sách, đa xuất).
Thứ hai, khi đất nước rơi vào nanh vuốt kẻ thù, con người vốn mang khát vọng xây dựng quê hương bình yên đã không quản tuổi cao tham gia chống thực dân Pháp. Ông lại được triều đình khen thưởng và ban hàm Hàn lâm viện Thị độc. Đại Nam thực lục chép “năm Tự Đức thứ 15 (1862), vua sai Lê Lượng Bạt, Phạm Văn Nghị, Vũ Phạm Khải, Nguyễn Văn Siêu đều được dùng nguyên hàm sung làm chức Thương biện ở tỉnh nhà để coi quản hương dũng. Khi ấy, tỉnh thần đều cho là những người địa phương ấy có thể dùng vào việc bàn bạc làm việc được nên mới có lệnh này” ()(14)Phương Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bi ghi rõ việc quận bên có giặc, tiên sinh mang lương thực của nhà dẫn một đoàn người ở làng góp sức canh giữ. Quan sở tại tâu công trạng của tiên sinh, tiên sinh được nhận hàm Hàn lâm viện Thị độc (臣尚-Lân quận hữu khấu cảnh, tiên sinh dĩ gia thực suất hương nhân đoàn thủ. Thần thượng kì trạng thụ Hàn lâm viện Thị độc).
Thứ ba, với tinh thần chấn hưng văn hóa, Nguyễn Văn Siêu đã khởi xướng công cuộc khôi phục diện mạo cố đô. Sau khi trí sĩ, ông thay Vũ Tông Phan lãnh đạo hội Hướng thiện, tôn tạo cảnh quan di tích lịch sử, cải tạo môi trường thiên nhiên, in ấn sách vở... Những hoạt động này gắn liền với sự kiện kinh đô Thăng Long trở thành cố đô và lòng hoài cổ của tầng lớp trí thức Thăng Long. Đặc biệt, cụm di tích Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, đình Trấn Ba… kết tinh tâm huyết và trí tuệ một nhà văn hóa lớn của dân tộc.
Thứ tư, trí sĩ khi hơn năm mươi tuổi, mang theo tâm thế bất lực trước thời cuộc, Nguyễn Văn Siêu đã theo con đường nhiều danh Nho từng lựa chọn tiến vi quan, thoái vi sư. Ngôi nhà hình vuông tại Dũng Thọ lại trở thành trường đào tạo nhân tài. Trường Phương Đình đông học trò thụ nghiệp, nhiều người thành danh như Tiến sĩ Vũ Nhự. Họ kể lại “Tiên sinh dạy lớp hậu học, sắc mặt hiền hậu, lời nói dịu dàng, những người học thấy mình như được tiếp cửa rồng”. “Về việc học, tiên sinh đi sâu vào nghĩa lí kinh sách, xem chú giải của tiên Nho, gặp chỗ khó hiểu đáng ngờ thì tìm rộng ra để hiểu nghĩa lí bên trong. Nhờ vậy mà học trò của tiên sinh nhiều người có thành tựu”(15). Sự giảng dạy của ông luôn bao hàm cái nhìn toàn diện với những nhận định sắc sảo, ngay cả với kinh điển như Đại học:“tám mục của sách Đại học, lại điền theo từng khoản, kể cũng kĩ lắm, nhưng bàn lại không rạch ròi, lẫn lộn rườm rà mà không nêu được ý chủ yếu, bàn rộng mà không tóm tắt lại được”(16)Kinh Thi: “Thánh nhân sau khi san định Kinh Thi còn giữ được những bài thơ ấy, người đời sau lấy ý mình để giải thích sao có thể nhất nhất đều phù hợp? Chu Tử ra sức bài bác Tiểu tự lại có chỗ theo Tiểu tự. Bộ Thi tập truyện của Chu Tử được coi là nghĩa chính trong việc học tập Kinh Thi, hễ mở sách ra là học trò theo nghĩa của Chu Tử, còn chính văn mỗi bài lại bỏ qua không học. Ôi, đáng buồn thay”(17). Trong quá trình dạy học, Phương Đình trước tác nhiều sách thuyết kinh giảng nghĩa như Tứ thư trích giảng (),Trang Chu luận()... Môn sinh trường Phương Đình cũng tập hợp được nhiều tác phẩm như Phương Đình tiên sinh trường văn tập ()Phương Đình tiên sinh trường sách lược ()
Nguyễn Văn Siêu được sinh ra trong một dòng họ khoa bảng tại làng quê giàu truyền thống thi thư. Nhưng người nổi tiếng thông minh ngay từ khi theo học Tiến sĩ Phạm Quý Thích này lại có đường công danh tương đối muộn, đỗ Á nguyên năm 26 tuổi (1825), đỗ Phó bảng năm 39 tuổi (1838). Từ năm 1838 đến năm 1854, ông bước vào hoạn lộ nhưng chức vụ và phẩm hàm không cao mà nhiều thăng trầm, nhất là sau những việc xảy ra năm 1841 và 1854. Từ khi trí sĩ đến lúc mất, ông góp sức chống thực dân Pháp xâm lược, khởi xướng phong trào chấn hưng văn hóa Thăng Long, mở trường đào tạo nhân tài… Nguyễn Văn Siêu đã trở thành nhà Nho tiêu biểu đương thời, người thầy uyên bác đức độ, nhà văn hóa gìn giữ truyền thống và một tác gia có sự nghiệp trước tác đồ sộ.

Chú thích:
1. A. 182, TVVNCHN, tr.48a.
2. VHv.242, TVVNCHN, tr.9a.
3. VHv.242, TVVNCHN, tr.10b.
4. Cụ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, Tạp chí Nam Phong, số 134/1928, tr.329.
5. 15. Nguyễn Trọng Hợp: Bia thần đạo tại lăng Phương Đình thụy Chí Đạo, Trần Lê Sáng dịch, Tạp chí Hán Nôm, số 1/1996, tr.79.
6. Cao Xuân Dục, Quốc triều hương khoa lục, Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Thị Lâm dịch, Cao Tự Thanh hiệu đính, Nxb TPHCM, 1993, tr.143.
7. Đại Nam thực lục, tập 23, (Tổ phiên dịch Viện Sử học phiên dịch), Nxb. KHXH, H. 1970, tr.345.
8. Đại Nam thực lục, tập 23, (Tổ phiên dịch Viện Sử học phiên dịch), Nxb. KHXH, H. 1970, tr.390.
9. Đại Nam thực lục, tập 28, (Tổ phiên dịch Viện Sử học phiên dịch), Nxb. KHXH, H. 1973, tr.85.
10. A.27/38, TVVNCHN, tr.32.
11. Đại Nam liệt truyện, tập 4Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1993, tr.189.
12. Nguyễn Như Thiệp: Nét bút thần của Nguyễn Văn Siêu thi ca và lịch sử, Nxb. Tân Việt, 1944, tr.52.
13. ) (1894) đặt tại lăng mộ Nguyễn Văn Siêu thuộc Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
14. A.27/38, TVVNCHN, tr.32.
16. Ngữ văn Hán Nôm, tập I, Nhiều tác giả, Nxb. KHXH, H. 2004, tr.785.
17. Ngữ văn Hán Nôm, tập I, Nhiều tác giả, Nxb. KHXH, H. 2004, tr.801.
Tư liệu tham khảo:
1. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí (Quan chức chí), Nxb. Sử học, H. 1961.
2. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí (Văn tịch chí), Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên, H. 1974.
3. Nguyễn Tiến Cường: Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến, Nxb. Giáo dục, H. 1998.
4. Cao Xuân Dục: Quốc triều hương khoa lục, Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Thị Lâm dịch, Cao Tự Thanh hiệu đính, Nxb. Tp. HCM, 1993.
5. Đại Nam liệt truyện, tập 4Nxb Thuận Hóa, Huế, 1993.
6. Đại Nam thực lục, tập 23, (Tổ phiên dịch Viện Sử học phiên dịch), Nxb. KHXH, H. 1970.
7. Đại Nam thực lục, tập 28, (Tổ phiên dịch Viện Sử học phiên dịch), Nxb. KHXH, H. 1973.
8. Đại Việt địa dư toàn biên, (Tổ phiên dịch Viện Sử học phiên dịch), Nxb. Văn hóa, H. 1997.
9. Bùi Xuân Đính: Tiến sĩ Nho học Thăng Long Hà Nội, Nxb. Thanh niên, H. 2005.
10. Lược truyện các tác gia Việt Nam, Trần Văn Giáp chủ biên, Nxb. KHXH, H. 1962.
11. Trần Văn Giáp: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Nxb. KHXH, H. 1977.
12. Nguyễn Xuân Hòa: “Bia nhà thờ họ Nguyễn làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội”, Thông báo Hán Nôm học năm 2003, tr.262-269.
13. Nguyễn Trọng Hợp: Bia thần đạo tại lăng Phương Đình thụy Chí Đạo, Trần Lê Sáng dịch, Tạp chí Hán Nôm, số 1/1996, tr.78-81.
14. Trịnh Khắc Mạnh: Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam, Nxb VHTT, H. 2007.
15. Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu, Trần Nghĩa - François Gros đồng chủ biên, Nxb KHXH, H. 1993.
16. Ngữ văn Hán Nôm, tập I, Nhiều tác giả, Nxb. KHXH, H. 2004.
17. Nguyễn Vinh Phúc: Bước đầu tìm hiểu Nguyễn Văn SiêuTạp chí Văn học, số 11/1986, tr.105-116.
18. Phương Đình Văn loại: Hà Nội- văn vật, Trần Lê Sáng dịch, Nxb. Văn học, H. 2000.
19. Trần Lê Sáng: “Về tấm bia thần đạo ở lăng Phương Đình Nguyễn Văn Siêu”, Thông báo Hán Nôm học 1995, tr.305-313.
20. Trần Lê Sáng: “Nguyễn Văn Siêu, nhà văn hóa lớn nước ta”, Tiếp cận văn hóa, tr.205-217.
21. Tạp chí Nam PhongCụ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, số 134, năm 1928, tr.329-331.
22. Nguyễn Như Thiệp: Nét bút thần của Nguyễn Văn Siêu thi ca và lịch sử, Nxb. Tân Việt, 1944.
23. Các nhà Khoa bảng Việt Nam, Ngô Đức Thọ chủ biên, Nxb. Văn học, H. 1993.
24. Tổng tập văn học Việt Nam, tập 42, Nhiều tác giả, Nxb. KHXH, H. 1996.
25. A.27/56, TVVNCHN.
26. A.27/38, TVVNCHN.
27. 輿VHv.1709/1-3, TVVNCHN.
28.  (1894), kí hiệu VHv.646, TVVNCHN.
29. ) (1894) đặt tại lăng mộ Nguyễn Văn Siêu thuộc Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
30. VHv.2417, TVVNCHN.
31. VHv.242, TVVNCHN.
32. , A.451, TVVNCHN.
33. VHv.309, TVVNCHN.
34. , VHv.22/1-5, TVVNCHN.
35. VHv.839/1-4, TVVNCHN.
36. 36. A. 182, TVVNCHN./.



(Thông báo Hán Nôm học 2009; tr.189 - 204)

http://hannom.vass.gov.vn/noidung/thongbao/Pages/baiviet.aspx?ItemID=1021

0 Response to "Hà Nội liếc nhanh (2) : thầy luyện thi Nguyễn Văn Siêu"

Đăng nhận xét

Vui lòng không Spam. Thanks các bạn