Giao thông là thứ thiết thân, gần gũi nhất với quốc dân. Thế của nước, sức mạnh của quốc gia, tầm nhìn của đất nước thể hiện rõ trên mạng giao thông. Người dân quan tâm nhiều là bởi thế. Trăn trở hiến kế như cụ Bá là điều dễ hiểu.
Bây giờ, thế giới đã đi đến mức này (đang vươn mức phổ cập 500 km, rồi 600 km)
Họ bỏ chúng ta đã quá xa.
Lí do chính yếu là chiến tranh quá dài (1945-1975). Lúc cha ông mình mải mê với chiến tranh, thì người ta liên tục phát triển đường sắt. Ta còn đang đặt mục tiêu 160 km và 200 km cho nhiều năm nữa. Mới là mục tiêu, chứ năm 2015 thì chưa bắt đầu gì cả.
Lí do chính yếu là chiến tranh quá dài (1945-1975). Lúc cha ông mình mải mê với chiến tranh, thì người ta liên tục phát triển đường sắt. Ta còn đang đặt mục tiêu 160 km và 200 km cho nhiều năm nữa. Mới là mục tiêu, chứ năm 2015 thì chưa bắt đầu gì cả.
Đường sắt hiện đại toàn quốc nên được ưu tiên làm trước so với sân bay khủng.
Về đường sắt
2. Đường sắt của Đại Việt hướng đến năm 2020 thì đọc tin ở dưới.
Thứ tư, 3/6/2015 | 09:31 GMT+7
Bộ Giao thông tái khởi động dự án tàu cao tốc Bắc - Nam
Tại cuộc họp Bộ Giao thông ngày 2/6, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu các cơ quan chức năng triển khai kế hoạch Chiến lược phát triển đường sắt đến năm 2030, trong đó, cụ thể hóa các mục tiêu của chương trình hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam như hạng mục, kiểu đường xây dựng, loại tàu sử dụng... theo hướng công khai minh bạch để người dân và các doanh nghiệp được biết.
Tàu cao tốc đã khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. |
Bộ trưởng Thăng cũng đặt ra 2 nội dung cần lấy ý kiến các chuyên gia độc lập và người dân về tuyến đường sắt Bắc - Nam. Đó là xây dựng một tuyến đường sắt khổ đôi ngay trên tuyến Bắc - Nam hoặc xây dựng thành 2 đoạn Hà Nội - Vinh, TP HCM - Nha Trang. Bộ trưởng cho rằng, với cự ly tuyến ngắn 300 km thì dễ đầu tư song một số chuyên gia cho rằng, cự ly đường sắt trên 900 km sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
"Hạ tầng đường sắt luôn bị chê cũ kỹ lạc hậu. Hết đời bộ trưởng này đến bộ trưởng khác đều bị người dân chê là lạc hậu nếu chúng ta không đầu tư thay đổi. Chúng ta không có tiền mà vẫn phải có hạ tầng, phải đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa, đó là vấn đề cần giải quyết", Bộ trưởng Thăng nói.
Bộ trưởng chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, lập đề án đường sắt cao tốc Bắc -Nam, phấn đấu trước năm 2020 sẽ trình Quốc hội báo cáo chủ trương xây dựng.
Theo Chiến lược phát triển đường sắt đã được Thủ tướng phê duyệt đầu năm nay, trước năm 2020, ngành giao thông sẽ nghiên cứu xây dựng mới đường sắt tốc độ cao, đường sắt đôi khổ 1,435 m, điện khí hóa trên trục Bắc - Nam, chuẩn bị xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn như Hà Nội - Vinh, TP HCM - Nha Trang.
Từ năm 2020 đến năm 2030, ngành giao thông sẽ xây dựng hệ thống đường sắt đạt tốc độ chạy tàu 160km/h-200km/h, đường đôi khổ 1,435 m và nâng cấp hạ tầng để có thể khai thác tàu cao tốc 350 km/h trong tương lai.
Đến năm 2050 sẽ hoàn thành đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1,435 m trên toàn trục Bắc - Nam; sau 2050 sẽ khai thác tàu cao tốc 350 km/h; hoàn thành tuyến đường sắt Tây Nguyên, đường sắt xuyên Á...
Năm 2010, Quốc hội từng bác dự án đường sắt cao tốc trị giá 56 tỷ USD do Chính phủ trình. Bên cạnh những ý kiến cho rằng cần thiết phải vay vốn đầu tư làm ngay thì nhiều ý phản đối vì hiệu quả kinh tế của dự án quá thấp, số vốn quá lớn, chiếm phân nửa GDP của Việt Nam, sẽ tạo gánh nặng nợ cho hậu thế. |
Đoàn Loan
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/bo-giao-thong-tai-khoi-dong-du-an-tau-cao-toc-bac-nam-3228192.html
Thứ hai, 9/3/2015 | 11:27 GMT+7
Sau năm 2020, Việt Nam sẽ xây dựng tuyến đường sắt mới với tốc độ chạy tàu từ 160 km/h đến 200 km/h.
0 Response to "Đường sắt Đông Pháp (đầu thế kỉ 20) và đường sắt Đại Việt (hướng đến năm 2020)"
Đăng nhận xét
Vui lòng không Spam. Thanks các bạn