Nguyên bản của Nguyễn Văn Siêu (xem ở dưới) là: "phi cát địa dĩ cầu hối dã". Dịch trực tiếp là: "không phải cắt đất để hối lộ vậy".
Về việc "cắt đất dâng Minh của Mạc Đăng Dung", thì từ lâu, đã có rất nhiều nhà sử học xem xét lại, chỉ ra rằng: đó chỉ là đối sách giả vờ mà thôi. Chứ thực ra, trên thực tế, không hề có chuyện cắt đất (ví dụ luận giải của Trần Quốc Vượng ở entry trước).
Trần Quốc Vượng (dẫn theo Đào Duy Anh) thì chỉ ra là Đại Việt sử kí toàn thư nhầm lẫn. Nếu rõ hơn nữa, thì ghi chép trong ĐVSKTT thực chất là một luận điệu vu cáo của phía Lê Trịnh. Việc vu cáo này đã được chỉ ra ở nhiều chỗ khác nhau, bởi nhiều người khác nhau. Một dạng tâm lí chiến.
Về việc "cắt đất dâng Minh của Mạc Đăng Dung", thì từ lâu, đã có rất nhiều nhà sử học xem xét lại, chỉ ra rằng: đó chỉ là đối sách giả vờ mà thôi. Chứ thực ra, trên thực tế, không hề có chuyện cắt đất (ví dụ luận giải của Trần Quốc Vượng ở entry trước).
Trần Quốc Vượng (dẫn theo Đào Duy Anh) thì chỉ ra là Đại Việt sử kí toàn thư nhầm lẫn. Nếu rõ hơn nữa, thì ghi chép trong ĐVSKTT thực chất là một luận điệu vu cáo của phía Lê Trịnh. Việc vu cáo này đã được chỉ ra ở nhiều chỗ khác nhau, bởi nhiều người khác nhau. Một dạng tâm lí chiến.
1. Gần đây, nữ học giả Trần Thị Băng Thanh, trong một bài vừa đăng báo chí phổ thống có viết rằng:
"Nói tóm lại dâng đất, dâng sổ đất đai và dân số, tự nguyện xin nội thuộc trở thành ty quận của họ, xóa bỏ cả một đất nước đã có truyền thống mấy nghìn năm văn hóa, tổ tiên đã đổ bao máu xương tâm trí để khai thác giữ gìn, thì đó là một sai lầm không thể bỏ qua.
Cho nên nếu cuộc đổi thay Mạc - Lê đem lại sự tiến bộ cho đất nước thì cuộc thay đổi lại Lê - Mạc lần này lại có thể đem đến một cơ may để nước ta hóa giải được sự cam kết rất bất lợi với nhà Minh, thoát được cái thân phận "các ty lệ thuộc" một tỉnh vùng biên Quảng Tây, giữ lại được thành quả của cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, giữ lại được đất nước đến ngày nay. Đó là sự thật. Cho nên, trong lịch sử chưa thấy ai biện hộ cho việc làm này của nhà Mạc. Ngô Thì Nhậm trong dịp đi sứ nhà Thanh năm 1793, qua Thụ hàng thành đã viết bài thơ ghi lại sự công phẫn trước việc làm của Mạc Đăng Dung:"
2. Có nghĩa là, nữ học giả bảo rằng: "trong lịch sử chưa thấy ai biện hộ cho việc làm này của nhà Mạc".
3. Vâng, nếu thế, thì dần dần, tôi sẽ chỉ bằng dẫn chứng xác thực, để bà biết rằng: trong lịch sử đã có không ít người biện hộ việc làm này của nhà Mạc. Dĩ nhiên, có lẽ là, ngay với luận giải của riêng Trần Quốc Vượng (chưa tính những người khác), bà Băng Thanh cũng chưa từng "thấy".
4. Hôm nay, tôi nêu trường hợp của sử gia Nguyễn Văn Siêu (1799-1872).
Đây là nguyên bản chữ Hán (lấy từ cuốn sách của Nguyễn Văn Siêu đã khắc in mang tên Đại Việt địa dư toàn biên, sách này rất dễ kiếm vì rất nổi tiếng, nhất là sách in mà không phải chép tay):
Đây là bản dịch:
"
“Nay xét sách Dư Ðịa Kỷ Thắng thì trại Như Tích ở phía Tây Khâm Châu 160 dặm cách châu Vĩnh An của Giao Chỉ 20 dặm, giữ trên đỉnh núi cao, thế rất hiểm trở, trước đặt trại để quản hạt 7 động. Sách Thông Chí chép: Phía Tây châu Khâm có Như Tích, Cát, Chiêm Lãng, Tư Lẫm, Cổ Sâm, Thời La. Bẩy động (đến) đầu nhà Tống đều đặt động trưởng, niên hiệu Hồng Vũ nhà Minh mới đặt chức Tuần Tư ở Như Tích để thống hạt cả, đất ấy phía bắc giáp hai sông Ðông, Tây, phía Nam giáp Giao Chỉ. Năm thứ 14 hiệu Vĩnh Lạc lại đặt thêm chức Vỹ Ðào Tuần Tư, năm thứ 2 niên hiệu Tuyên Ðức, các động Tư Lẫm, Thời La, Cổ Sâm, Cát làm phần phụ vào nước Giao Chỉ, năm thứ 19 niên hiệu Gia Tĩnh, Mạc Ðăng Dung cầu hòa, giả lại đất 4 động cho nhà Minh. Năm thứ 21 tri châu là Lâm Hy Nguyên vạch định bờ cõi, nhưng chỉ còn Chiêm Lãng, Thời La 2 châu mà thôi. Quốc sử chép: Vua Lê Ðại Hành năm thứ 3 niên hiệu Ứng Thiên, người đất Triều Dương (nay là Vĩnh Yên) là lũ Văn Dũng làm loạn, trốn sang trấn Như Tích thuộc châu Khâm nhà Tống, thế thì mấy động Như Tích thuộc châu Vĩnh An, mới có từ niên hiệu Thuận Thiên nhà Lê (Tuyên Ðức nhà Minh), nhà Mạc giả lại nhà Minh, là giả lại đất lấn, không phải cắt đất để đút lót vậy.”
(lấy từ sách Phương Ðình Ðịa Dư Chí, Nguyễn Văn Siêu, Hà Nội : Nxb Văn hóa Thông Tin, 2001, trang 395)
"
Bản dịch thì tạm theo bản đánh máy của Trương Nhân Tuấn.
0 Response to "Sử gia Nguyễn Văn Siêu đã luận giải : Mạc Đăng Dung không cắt đất"
Đăng nhận xét
Vui lòng không Spam. Thanks các bạn