---
00:21 | 14/05/2015
Keangnam tuyên bố phá sản: Cư dân mất trắng 160 tỷ
http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/bat-dong-san/keangnam-tuyen-bo-pha-san-cu-dan-mat-trang-160-ty.html
Theo luật sư Trương Thanh Đức, chủ tịch Công ty luật Basico, trong trường hợp công ty phá sản, số tiền khoảng 160 tỷ đồng phí dịch vụ của người dân đã đóng khi mua chung cư tại Keangnam có thể bị mất trắng.
LS Trương Thanh Đức
Ông Đức cho hay, đó lả khoản tiền mà chủ đầu tư đang nợ người mua nhà. Nếu công ty phá sản, thì đúng là có nguy cơ mất số tiền đó. Theo quy định của Luật Phá sản năm 2014, thì nó không thuộc vào khoản nợ được ưu tiên trả trước các khoản nợ khác. Đây cũng là một sự hạn chế bảo vệ người mua nhà chung cư của Luật Nhà ở năm 2006 cũng như Luật mới năm 2014 (có hiệu lực từ 01-7-2014).
- Có thể các tổ chức tài chính sẽ mua lại theo hình thức M&A doanh nghiệp. Nếu họ thực hiện giao dịch với công ty mẹ bên phía Hàn và sau đó làm chủ cổ đông công ty con ở VN. Vậy, câu hỏi đặt ra là họ có phải chịu thuế liên quan tới vấn đề chuyển nhượng trong nước không?
Được biết Keangnam Việt Nam là Công ty TNHH một thành viên, mà chủ sở hữu là Công ty mẹ Keangnam Hàn Quốc. Như vậy, nếu công ty mẹ chuyển nhượng phần vốn góp của họ thì sẽ không phải nộp thuế thu nhập chuyển nhượng vốn theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, vì đó là công ty. Việc nộp thuế chỉ đặt ra đối với phía Hàn Quốc.
Nếu chỉ thay đổi chủ sở hữu của công ty con ở VN, thì chủ sở hữu mới phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ nói chung và khoản phí bảo trì chung cư nói riêng.
- Một phần là hai tòa căn hộ đã được bán cho người dân, vậy những gì được giao dịch ở tòa nhà này?
Nếu toàn bộ toà nhà chung cư đã bán hết cho người dân, thì những người mua là chủ sở hữu đối với căn hộ thuộc sở hữu riêng của họ và tài sản thuộc sở hữu chung của dân cư, người khác không được phép giao dịch. Nhưng nếu toà nhà chưa bán toàn bộ hoặc có một phần vẫn thuộc sở hữu của chủ đầu tư, thì các bên được phép giao dịch mua bán trên phần tài sản còn lại.
- Với vai trò một cổ đông mới nếu mua lại tòa tháp này, có họ được phép thay đổi công năng hay đầu tư vào mục đích khác hay không?
Cổ đông mới của công ty mẹ, nếu đạt được một tỷ lệ biểu quyết cần thiết, thì có thể quyết định về mọi thứ của công ty mẹ cũng như của công ty con. Do đó, họ có thể thay đổi công năng của các toà nhà hay chuyển đổi hoạt động, thậm chí là giải thể công ty con. Tất nhiên tất cả những việc đó cần phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về việc tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp cũng như giấy phép đầu tư dự án.
Dự án Keangnam đang có thể đổi chủ
- Từ vụ Keangnam, có thể sắp tới Việt Nam sẽ có nhiều dự án tương tự, vậy theo ông cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà cũng như các bên?
Cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật để bảo đảm quyền lợi của người mua nhà, với tư cách là bên yếu thế trong giao dịch với các công ty kinh doanh bất động sản.
Ngay cả quy định mới nhất sắp có hiệu lực của Luật Kinh doanh bất động sản, về việc phải có bảo lãnh của ngân hàng đối với việc bán nhà ở hình thành trong tương lai, vì chỉ bảo lãnh về thời hạn giao nhà, mà không có bảo đảm về chất lượng của công trình nói chung và nguyên vật liệu nói riêng. Cũng chưa có gì bảo đảm cho việc bàn chuyển giao kinh phí bảo trì (do chủ đầu tư thu) cũng như việc thành lập và bàn giao nhà cho Ban quản trị. Và đặc biệt là gần như không có gì bảo đảm cho nghĩa vụ bảo hành nhà ở.
Đối với các hoạt động chuyển nhượng, mua bán, sáp nhập dự án thì chỉ là sự thay đổi ở phía chủ đầu tư và chủ sở hữu (tương tự như việc chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu); do vậy không đáng lo ngại, nếu như đã thực hiện đúng các quy định về quản lý và thực hiện dự án.
---15/05/2015 10:00 GMT+7
Rộ tin Qatar bị lừa mua tòa nhà Keangnam Việt Nam
- Đang rộ lên thông tin: Tòa nhà Keangnam cao nhất Việt Nam bị lừa bán cho Quỹ đầu tư ở Qatar. Lý do, lá thư được trao cho lãnh đạo Tập đoàn Keangnam liên quan đến việc mua tòa nhà này là giả, thậm chí chữ ký cũng giả.
Tại Hàn Quốc và Việt Nam đang xôn xao về thông tin đầu tư Authority Qatar (QIA) đồng ý mua lại tòa nhà Keangnam với giá 800 triệu USD thì trên một bài báo của tờ nhật báo Joongang cho rằng, vụ việc trên là giả mạo.
Phía Qatar đã từ chối mua
Theo điều tra của phóng viên tờ báo này, giám đốc người Hàn của một công ty BĐS tại New York, đã bị cáo buộc làm giả giấy tờ liên quan tới việc bán tòa nhà Keangnam tại Hà Nội. Ông này đã đã sử dụng thư giả từ một nhà đầu tư tiềm năng là QIA. Trong thư, ông ta cho hay, quỹ của Quatar đã đồng ý thỏa thuận.
Bức thư giả mạo QIA gửi tới Keangnam có đoạn viết:”Chúng tôi đang chờ ý kiến của giám đốc điều hành và hội đồng quản trị của QIA đồng ý bỏ kinh phí cho giao dịch. QIA dự kiến thực hiện hợp đồng vào cuối tháng này nhằm ngăn chặn các thỏa thuận khác”. Keangnam Enterprises đã bàn giao tài liệu cho các chủ nợ vào tháng ba.
Trong khi đó, một lãnh đạo của QIA đã lên tiếng phủ nhận bức thư và giao dịch này. “Họ làm giả chữ kỹ của tôi và chúng tôi không biết Keangnam là ai”, vị lãnh đạo cho hay.
“Chúng tôi rất ngạc nhiên vì không đúng sự thật. Ông ta đã từng gửi email nhưng chúng tôi đã từ chối mua và không tiếp tục đàm phán nữa”, ông cho biết thêm.
Tòa nhà Keangnam cao nhất Việt Nam bị lừa bán đang gây rúng động. |
Trước đó, trên tờ Korea Herald của Hàn Quốc đã đưa tin, quỹ đầu tư Qatar Investment Authority đã đồng ý mua lại tòa nhà Keangnam với giá 800 triệu USD và giành độc quyền cho các cuộc đàm phán tiếp theo.
Theo bài báo này, các chủ nợ của tòa nhà, bao gồm năm ngân hàng và 10 ngân hàng tiết kiệm khác tại Hàn Quốc cũng đã nhất trí mở các cuộc đàm phán trước tháng Bảy. Nếu thành công, Qatar Investment Authority sẽ là nhà thầu được ưu tiên, rút ngắn quá trình mua lại tòa nhà.
Thông tin rao bán tòa nhà Keangnam Hà Nội đã xuất hiện trên báo chí Hàn Quốc. Ngân hàng Goldman Sachs và quỹ đầu tư Qatar Investment Authority(QIA) là hai đơn vị đang có ý định mua lại tòa nhà này.
Theo kế hoạch chào mua Keangnam Landmark 72 mà Goldman Sachs đưa ra, ngân hàng này sẽ tiếp quản số nợ vay để đầu tư dự án vào khoảng 900 triệu USD, đồng thời thành lập một công ty để tiếp quản tòa tháp với tư cách là cổ đông lớn nhất.
Trong khi đó, QIA đề xuất mua lại toàn bộ tòa tháp bằng 800 triệu USD để nắm quyền sở hữu dài hạn. Việc mua lại toà nhà này là một phần kế hoạch mở rộng đầu tư hơn vào khu vực châu Á của quỹ này, với tổng mức đầu tư 15 tỷ USD trong vài năm tới.
Áp lực trả nợ
Keangnam Landmark 72 được coi như biểu tượng của nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam với mức đầu tư 1.200 tỷ won (hơn 1 tỷ USD). Thông tin tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark bị rao bán để trả nợ xuất hiện trong bối cảnh Hàn Quốc đang rúng động bởi một vụ bê bối hối lộ lớn bị phanh phui sau khi cựu Chủ tịch tập đoàn Keangnam, ông Sung Wan-jong tự sát hồi đầu tháng 4.
Theo kênh truyền hình Hàn Quốc KBS, cố Chủ tịch Tập đoàn Sung Woan-jong từng đặt nhiều tham vọng khi xây dựng tòa tháp cao nhất Việt Nam. Việc tòa án đứng ra định giá tài sản của Keangnam Enterprises diễn ra trong bối cảnh tập đoàn đang sa sút vì nợ nần.
Việc bán Keangnam Landmark 72, cũng như các bất động sản khác của Keangnam, được coi là để giải quyết các khoản nợ lớn của tập đoàn, khoảng 530 tỷ won.
Từng nằm trong nhóm những công ty xây dựng lớn nhất Hàn Quốc, Keangnam liên tiếp dính phải các bê bối để rồi bắt đầu một quá trình dài tụt dốc. Năm 2013, thua lỗ lên tới 310,9 tỷ won và năm 2014 là 408,4 tỷ won. Giữa tháng 4, sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc tuyên bố xóa tên Keangnam Enterprise khỏi sàn giao dịch bởi việc làm ăn thua lỗ gây tổn thất nặng nề đến nguồn vốn.
Tại Việt Nam, tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises mới được biết đến cách đây chưa đầy 10 năm, khi bắt đầu hoạt động từ năm 2007. Với toà nhà cao 72 tầng cao nhất Việt Nam khiến Keangnam trở nên nổi tiếng.
Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower là toà nhà cao nhất Việt Nam với 72 tầng, nằm ở phía Tây Nam của Hà Nội. Toà nhà có 72 tầng và có diện tích sử dụng 610.000 m2. Theo báo chí Hàn Quốc, công ty Keangnam đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD để xây dựng toà nhà này.
Dự án này từng gây xôn xao dư luận khi cam kết hoàn thành các tòa tháp vào đúng tháng 10/2010, nếu không sẽ chịu mất 100 tỷ đồng và hàng loạt tai tiếng liên quan đến khách hàng.
Duy Anh
Thương vụ mua bán tòa nhà Keangnam Việt Nam là lừa đảo
Ông Ban Joo Hyun - Giám đốc của một công ty bất động sản tại New York bị cáo buộc làm giả một lá thư của Quỹ đầu tư Qatar QIA về việc đồng ý mua lại tòa nhà Keangnam Landmark xây dựng tại Việt Nam.
Tờ Korea Joongang Daily của Hàn Quốc ngày 15.5 đưa tin, ông Ban Joo Hyun, Giám đốc của một công ty bất động sản tại New York đang bị cáo buộc vì những giao dịch mờ ám trong việc bán một tòa nhà thuộc sở hữu của Keangnam Enterprises.
Theo đó, ông này bị nghi ngờ làm giả một lá thư từ Quỹ đầu tư Qatar QIA để bán lại tòa nhà Keangnam Landmark 72 tầng xây dựng tại Việt Nam.
Ông Ban Joo Hyun đã gửi cho Keangnam Enterprises một bức thư được cho là của Quỹ đầu tư Qatar QIA, trong đó đồng ý mua lại tòa nhà tại Việt Nam với giá 800 triệu USD .
"Hội đồng quản trị của QIA đã sơ bộ đồng ý phân bổ kinh phí cho các giao dịch này. Và QIA dự kiến sẽ thực hiện hợp đồng vào cuối tháng này, bất kể có điều gì xảy ra", bức thư viết.
Chủ sở hữu của Keangnam Việt Nam là Keangnam Enterprises đã bàn giao tài liệu cho các chủ nợ vào tháng 3.2015, còn QIA phủ nhận bức thư này.
"Bức thư này hoàn toàn là giả mạo, họ thậm chí còn làm giả chữ ký của tôi và chúng tôi thậm chí không biết Keangnam là gì", một quan chức của QIA nói.
Được biết, công ty Keangnam Enterprises đã đồng ý ứng trước Ban Joo Hyun một khoản tiền 600 triệu Won với điều kiện Ban Joo Hyun có được bức thư xác nhận QIA muốn mua tòa nhà.
Trong email trao đổi giữa QIA và Ban Joo Hyun, QIA cho biết: "Chúng tôi rất ngạc nhiên vì điều này, rõ ràng là không đúng sự thật. Như trong email đã trao đổi trước đó của chúng tôi, chúng tôi đã từ chối thỏa thuận này và không thảo luận thêm từ lúc đó".
Duyên Duyên (Theo Korea Joongang Daily)
0 Response to "Keangnam tuyên bố phá sản: Cư dân mất trắng 160 tỷ"
Đăng nhận xét
Vui lòng không Spam. Thanks các bạn