---
1. Nhà văn Vũ Thư Hiên (20/5/2015):
"
Tôi thấy cần phải nói vài lời về bài viết Tháng Tám Cờ Bay (Vũ Đình Huỳnh: Tháng Tám cờ bay.Hồi ký, Báo Văn Nghệ, tháng 10-1993).
Cha tôi không tự viết hồi ký này. Nó được một người ghi lại chuyện cha tôi kể, chính tôi cũng được nghe, rằng ngày 19.5 không phải là ngày sinh của ông Hồ. Ông đã bịa ra nó, như một mưu kế chính trị.
Cha tôi mất năm 1990, cái gọi là hồi ký này được in ra năm 1993, tất nhiên cha tôi không được đọc để có thể nói về nó. Câu chuyện được một người có cảm tình với cha tôi (tôi xin giấu tên vì lý do tế nhị), một người có ý tốt, muốn giữ lại một lời chứng về một sự kiện có thật. Tiếc rằng người ghi vốn là một văn nô đã quá quen với cách hành văn xưng tụng, nên lời lẽ trong văn bản này đã được tô vẽ theo tinh thần nịnh bợ (thí dụ những câu như: THÌ RA BÁC ĐÃ TÍNH TOÁN TRƯỚC TẤT CẢ…, ĐIỀU MÀ TÔI TIN LÀ ĐỐI VỚI BÁC, NGÀY SINH CỦA MÌNH CŨNG PHẢI LÀ MỘT NGÀY PHỤC VỤ ĐƯỢC LỢI ÍCH CỦA CÁCH MẠNG vv…" không thể là câu nói của cha tôi, một người tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1925, 5 năm trước khi đảng cộng sản được thành lập, vốn không có sự sùng bái cá nhân với bất cứ ai trong các chiến hửu..
Một số nhà văn, nhà chính trị, vì thiếu hiểu biết, hoặc vì thói quen gia nô, trong nhiều bài viết đã miêu tả sai cách xưng hô thời bấy giờ của những người làm việc với ông Hồ Chí Minh, dường như mọi người đều gọi ông là BÁC, xưng CHÁU. Bản thân tôi được biết cách xưng hô nọ, xin làm chứng rằng những cộng sự của ông Hồ gọi ông bằng Bác là theo cách người Việt mình gọi thay các con, chứ vào năm 1945-1946 ông Hồ mới có 55, 56 tuổi, người ta đâu có xưng Cháu với ông. Chưa kể một ngoại lệ là ông Bùi Lâm quen ông Hồ từ thời cùng ở Pháp, mãi mãi chỉ gọi ông Hồ bằng Anh xưng Tôi.
Mới đây thôi, có một ông giáo sư hay tiến sĩ gì đó viết về ông Trần Duy Hưng, thị trưởng Hà Nội, xưng Cháu với ông Hồ. Điều này không đúng sự thật. Các ông Trần Tiến Đức, Trần Duy Nghĩa… con bác sĩ Trần Duy Hưng thường có dịp ăn cơm cùng ông Hồ chắc sẽ cười lớn khi nghe lời bịa đặt này.
Việc trong quá khứ thuộc chính trựờng được ghi lại gọi là sử. Nên ghi cho chính xác, đừng xuyên tạc, dù trong những chi tiết.
Vũ Thư Hiên
Nguyễn Hồng Kiên's photo.
VẦNG, NHÀ CHÁU ĐƯỢC MỘT ÔNG IEM GỬI CHO ẢNH CHỤP CÁC TRANG Báo Văn Nghệ, tháng 10/1993 ĐĂNG TRÍCH HỒI KÝ "Tháng Tám cờ bay" CỦA CỤ VŨ ĐÌNH HUỲNH (Thư ký riêng của Hồ Chủ tịch) CÓ bút tích cụ bà Phạm Thị Tề
NHÀ CHÁU CŨNG ĐÃ DÁN ẢNH NÀY VÀO GHI CHÉP "CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CÓ SINH NGÀY 19/5 ?" (https://www.facebook.com/notes/nguy%E1%BB%85n-h%E1%BB%93ng-ki%C3%AAn/ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-h%E1%BB%93-ch%C3%AD-minh-c%C3%B3-sinh-ng%C3%A0y-195-/818060511634892)
"…Sáng 18 tháng 5, Bác bước vào phòng tôi, bảo:
- NÀY, CHÚ THÔNG BÁO CHO CÁC VỊ TRONG CHÍNH PHỦ BIẾT NGÀY MAI LÀ SINH NHẬT TÔI. Đừng quên gọi các cháu thiếu nhi đến chơi với tôi nhé!
TÔI SỬNG SỐT NHÌN BÁC.
CON NGƯỜI RẤT MỰC KHIÊM TỐN, THẾ MÀ đùng chỉ thị cho tôi TỔ CHỨC SINH NHẬT CHO CHÍNH MÌNH ?
Tôi toan hỏi Bác, nhưng Bác đã quay ra. Dừng lại ở cửa, Bác dặn thêm:
- Báo cho các anh ở Trung ương và các đoàn thể biết luôn mai kỷ niệm sinh nhật tôi.
Tôi gọi dây nói đi các nơi bàn về việc tổ chức sinh nhật Bác. Những nơi cần báo mà không có dây nói thì phải cử người đi đến tận nơi. MỌI NGƯỜI CẰN NHẰN VỚI TÔI VỀ CHUYỆN nước đến chân mới nhảy. ANH TRƯỜNG CHINH CHO RẰNG TÔI ĐÃ ĐƯỢC BIẾT SINH NHẬT BÁC MÀ KHÔNG NÓI TRƯỚC.
Tuy nhiên, rồi người nọ báo thêm cho người kia, cho nên cả những người tôi quên rồi cũng được biết vào chiều ngày 18.
Hôm sau, cả Hà Nội sáng lên màu cờ, biểu ngữ nói lên ý chí giành độc lập và chúc mừng Bác. Nhìn ra ngoài đường, tôi thấy anh em thợ điện tíu tít bắc thang chăng đèn kết hoa. Lễ mừng sinh nhật Bác được tổ chức vào tối hôm đó, tại Bắc Bộ phủ. Không khí ngày hội chảy tràn trên phố phường, tới tận hang cùng ngõ hẻm. Từng đoàn người biểu tình tuần hành trên các đường trung tâm hô vang khẩu hiệu chúc thọ Bác và các khẩu hiệu cách mạng khác. Các cháu thiếu nhi ăn mặc quần áo đẹp, gõ trống ếch ca hát quanh Bắc Bộ phủ.
CŨNG NGÀY HÔM ĐÓ, vào buổi tối, tôi có nhiệm vụ phải tổ chức đón tiếp Cao uỷ Đác-giăng-li-ơ [Georges Thierry d'Argenlieu- NHK chú] và ông Xanh-tơ-ni [Jean Sainteny] , cũng tại Bắc Bộ phủ.
Đác-giăng-li-ơ từ Hải Phòng lên, Xanh-tơ-ni ở sẵn Hà Nội, hai người sẽ tới chào xã giao Hồ Chủ tịch.
THÌ RA BÁC ĐÃ TÍNH TOÁN TRƯỚC TẤT CẢ.
NẾU HỌ TỚI MÀ KHÔNG CÓ SỰ ĐÓN TIẾP NỒNG NHIỆT THÌ KHÔNG RA SAO, SẼ CÓ HẠI CHO MỐI QUAN HỆ VỐN DĨ ĐÃ CĂNG THẲNG. NHƯNG NẾU PHẢI ĐÓN TIẾP HỌ TƯNG BỪNG THÌ MÌNH LÉP VẾ QUÁ.
THẾ LÀ NGÀY SINH NHẬT BÁC ĐƯỢC THÔNG BÁO.
Đác-giăng-li-ơ và Xanh-tơ-ni tới Bắc Bộ phủ với gương mặt rạng rỡ. Chắc hẳn ông đô đốc nghĩ rằng không khí hội hè ở Hà Nội mà ông thấy là giành cho ông.
Ở Bắc Bộ phủ, họ gặp nhiều quan chức cao cấp của Chính phủ Việt Nam hơn là trong một cuộc đón tiếp bình thường, có cả các cháu thiếu nhi vẫy cờ và hoa.
Cuộc thăm viếng xã giao vô hình trung biến thành cuộc đến chúc mừng nhân ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh.
ĐIỀU MÀ TÔI TIN LÀ ĐỐI VỚI BÁC, NGÀY SINH CỦA MÌNH CŨNG PHẢI LÀ MỘT NGÀY PHỤC VỤ ĐƯỢC LỢI ÍCH CỦA CÁCH MẠNG …".
Nguồn:
Nguyễn Hồng Kiênさんが新しいノート「CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CÓ SINH NGÀY 19/5 ?」を書きました。
CHUYỆN NÀY BẦM CHÁU CŨNG BẢO KHÔNG PHẢI.
NHÀ CHÁU THÌ CÓ CÂU TRẢ LỜI ẤY TỪ HỒI HỌC THẦY VƯỢNG Ở KHOA SỬ.
TUY NHIÊN RẤT RẤT NHIỀU NGƯỜI VẪN NỬA TIN NỬA NGỜ. VÌ VẬY NHÀ CHÁU SẼ DẪN RA ĐÂY BÀI ĐĂNG TRÊN CÁC TRANG CHÍNH THỐNG, CÓ GIẤY PHÉP HẲN HOI.
CŨNG XIN NÓI LUÔN LÀ Ở ĐÂY NHÀ CHÁU CHỈ TẬP TRUNG VỀ ngày - tháng, CÒN NĂM SIN...
https://www.facebook.com/vuthuhien.paris/posts/1601297253443604
2. Tư liệu:
"
CHUYỆN NÀY BẦM CHÁU CŨNG BẢO KHÔNG PHẢI..
NHÀ CHÁU THÌ CÓ CÂU TRẢ LỜI ẤY TỪ HỒI HỌC THẦY VƯỢNG Ở KHOA SỬ.
TUY NHIÊN RẤT RẤT NHIỀU NGƯỜI VẪN NỬA TIN NỬA NGỜ. VÌ VẬY NHÀ CHÁU SẼ DẪN RA ĐÂY BÀI ĐĂNG TRÊN CÁC TRANG CHÍNH THỐNG, CÓ GIẤY PHÉP HẲN HOI.
CŨNG XIN NÓI LUÔN LÀ Ở ĐÂY NHÀ CHÁU CHỈ TẬP TRUNG VỀ ngày - tháng, CÒN NĂM SINH XIN ĐỂ DỊP KHÁC.
VỀ LỄ KỶ NIỆM LẦN ĐẦU TIÊN 19/5/1946:
TRÍCH HỒI KÝ "Tháng Tám cờ bay" CỦA CỤ VŨ ĐÌNH HUỲNH (Thư ký riêng của Hồ Chủ tịch)- ĐÃ ĐĂNG Báo Văn Nghệ, tháng 10/1993
"…Sáng 18 tháng 5, Bác bước vào phòng tôi, bảo:
- NÀY, CHÚ THÔNG BÁO CHO CÁC VỊ TRONG CHÍNH PHỦ BIẾT NGÀY MAI LÀ SINH NHẬT TÔI. Đừng quên gọi các cháu thiếu nhi đến chơi với tôi nhé!
TÔI SỬNG SỐT NHÌN BÁC.
CON NGƯỜI RẤT MỰC KHIÊM TỐN, THẾ MÀ đùng chỉ thị cho tôi TỔ CHỨC SINH NHẬT CHO CHÍNH MÌNH ?
Tôi toan hỏi Bác, nhưng Bác đã quay ra. Dừng lại ở cửa, Bác dặn thêm:
- Báo cho các anh ở Trung ương và các đoàn thể biết luôn mai kỷ niệm sinh nhật tôi.
Tôi gọi dây nói đi các nơi bàn về việc tổ chức sinh nhật Bác. Những nơi cần báo mà không có dây nói thì phải cử người đi đến tận nơi. MỌI NGƯỜI CẰN NHẰN VỚI TÔI VỀ CHUYỆN nước đến chân mới nhảy. ANH TRƯỜNG CHINH CHO RẰNG TÔI ĐÃ ĐƯỢC BIẾT SINH NHẬT BÁC MÀ KHÔNG NÓI TRƯỚC.
Tuy nhiên, rồi người nọ báo thêm cho người kia, cho nên cả những người tôi quên rồi cũng được biết vào chiều ngày 18.
Hôm sau, cả Hà Nội sáng lên màu cờ, biểu ngữ nói lên ý chí giành độc lập và chúc mừng Bác. Nhìn ra ngoài đường, tôi thấy anh em thợ điện tíu tít bắc thang chăng đèn kết hoa. Lễ mừng sinh nhật Bác được tổ chức vào tối hôm đó, tại Bắc Bộ phủ. Không khí ngày hội chảy tràn trên phố phường, tới tận hang cùng ngõ hẻm. Từng đoàn người biểu tình tuần hành trên các đường trung tâm hô vang khẩu hiệu chúc thọ Bác và các khẩu hiệu cách mạng khác. Các cháu thiếu nhi ăn mặc quần áo đẹp, gõ trống ếch ca hát quanh Bắc Bộ phủ.
CŨNG NGÀY HÔM ĐÓ, vào buổi tối, tôi có nhiệm vụ phải tổ chức đón tiếp Cao uỷ Đác-giăng-li-ơ [Georges Thierry d'Argenlieu- NHK chú] và ông Xanh-tơ-ni [Jean Sainteny] , cũng tại Bắc Bộ phủ.
Đác-giăng-li-ơ từ Hải Phòng lên, Xanh-tơ-ni ở sẵn Hà Nội, hai người sẽ tới chào xã giao Hồ Chủ tịch.
Vịnh Hạ Long 24/3/1946: Hô Chi Minh, Jean Sainteny, Tướng Leclerc, Đô đốc d'Argenlieu(Nguồn ảnh: "L'Indochine Française dans la Tourmente 1939-1955+
COEXISTENCE ARMÉEV.N.D.C.C.H. - ARMÉE FRANÇAISE mars-novembre 1946 (Page 1 : mars 1946)
THÌ RA BÁC ĐÃ TÍNH TOÁN TRƯỚC TẤT CẢ.
NẾU HỌ TỚI MÀ KHÔNG CÓ SỰ ĐÓN TIẾP NỒNG NHIỆT THÌ KHÔNG RA SAO, SẼ CÓ HẠI CHO MỐI QUAN HỆ VỐN DĨ ĐÃ CĂNG THẲNG. NHƯNG NẾU PHẢI ĐÓN TIẾP HỌ TƯNG BỪNG THÌ MÌNH LÉP VẾ QUÁ.
THẾ LÀ NGÀY SINH NHẬT BÁC ĐƯỢC THÔNG BÁO.
Đác-giăng-li-ơ và Xanh-tơ-ni tới Bắc Bộ phủ với gương mặt rạng rỡ. Chắc hẳn ông đô đốc nghĩ rằng không khí hội hè ở Hà Nội mà ông thấy là giành cho ông.
Ở Bắc Bộ phủ, họ gặp nhiều quan chức cao cấp của Chính phủ Việt Nam hơn là trong một cuộc đón tiếp bình thường, có cả các cháu thiếu nhi vẫy cờ và hoa.
Cuộc thăm viếng xã giao vô hình trung biến thành cuộc đến chúc mừng nhân ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh.
ĐIỀU MÀ TÔI TIN LÀ ĐỐI VỚI BÁC, NGÀY SINH CỦA MÌNH CŨNG PHẢI LÀ MỘT NGÀY PHỤC VỤ ĐƯỢC LỢI ÍCH CỦA CÁCH MẠNG …".
LINK 01: "Kỷ niệm về Lễ mừng sinh nhật đầu tiên của Bác Hồ cách đây 64 năm" (https://vietnamhochiminh.wordpress.com/2010/05/04/k%E1%BB%B7-ni%E1%BB%87m-v%E1%BB%81-l%E1%BB%85-m%E1%BB%ABng-sinh-nh%E1%BA%ADt-d%E1%BA%A7u-tien-c%E1%BB%A7a-bac-h%E1%BB%93-cach-day-64-nam/)
LINK 02: "Kỷ niệm về Lễ mừng sinh nhật đầu tiên của Bác Hồ cách đây 64 năm"(http://liendoihongha.violet.vn/entry/show/entry_id/8969515)
CẢ 2 LINK TRÊN ĐỀU GHI CUỐI BÀI: "Source: sbv.gov.vn".NHÀ CHÁU HỎI BÁC GÚC THÌ ĐƯỢC DẪN ĐẾN Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/trangchu?_afrLoop=1137720618844863&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D1137720618844863%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Dfued7o8jg_4 . TÌM MỘT HỒI CHẢ THẤY BÀI NÀY (?)
.
BONUS: ĐỂ CẢ LÀNG ĐỌC VÀ TỰ NGHĨ VỀ VIỆC "Bác vẫn luôn từ chối việc tổ chức mừng sinh nhật mình"
1- "Những suy nghĩ về Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh"
Những chuyện kể về sinh nhật của Bác cũng góp phần thể hiện một nhân cách lớn mà chúng ta đang tiếp tục ôn lại với niềm tự hào được là con cháu của Người.
Lần kỷ niệm đầu tiên Ngày sinh Bác Hồ là vào sáng 19-5-1946 tại Bắc Bộ phủ, Bác Hồ tiếp đại biểu Thiếu nhi Thủ đô tự vệ, hướng đạo và hơn năm mươi đại biểu Nam bộ đến chúc mừng ngày sinh của Bác. Bác tặng các đại biểu thiếu nhi một cây bách trồng trong chậu và nói: ''Bác có cây này tặng các cháu. Mai sau, cái cây sẽ mọc ra một chậu trăm cái tán. Các cháu chăm nom cho cây lớn, cây tốt, thế là các cháu yêu Bác lắm đấy''.
Cũng chính ngày này, lực lượng thanh niên Thủ đô đã tuần hành thị uy chúc thọ Bác Hồ. Việc đó làm cho các đại biểu Đồng minh thấy rõ uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong lời phát biểu đáp lại lòng kính mến của đồng bào: ''Tôi chưa xứng đáng với sự săn sóc của đồng bào. Vì tôi hãy còn là một thanh niên, tuổi 56 chưa đáng được đồng bào chúc thọ. Chỉ vì một nhà báo nào đó biết đến ngày sinh của tôi mà đem ra làm rộn đồng bào. Từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào, thì từ nay về sau tôi vẫn thuộc về đồng bào. Tôi quyết giữ lòng trung thành với Tổ quốc...''.
Ngày 25-5-1946, Bác gửi thư cảm ơn đồng bào, các cơ quan, đoàn thể Việt Nam và nước ngoài đã chúc mừng Người: ''Tôi trân trọng cảm ơn: Quốc hội, Chính phủ, đảng, các đoàn thể, đồng bào Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ, đồng bào Công giáo, Phật giáo, Tin lành và các cháu thanh niên và nhi đồng. Cảm ơn các bạn hữu Tàu, Pháp, Mỹ, Anh đã tỏ lòng quá yêu tôi và chúc mừng sinh nhật tôi. Nhân dịp này, tôi xin hứa với đồng bào rằng từ đây về sau tôi sẽ ra sức phấn đấu để giữ gìn quyền tự chủ của nước nhà, quyền tự do của dân tộc, quyền dân chủ của đồng bào...''.
Bác vẫn luôn từ chối việc tổ chức mừng sinh nhật mình. Năm 1949, Bác có bài thơ ''Không đề'' trả lời ý kiến một số cán bộ đề nghị tổ chức sinh nhật mình: ''Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà/ Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già/ Chờ cho kháng chiến thành công đã/ Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta''.
Những lần sinh nhật khác cũng thường chỉ là những lời chúc mừng và cảm ơn, một ít kẹo bánh mời người đến trực tiếp gặp Bác cho đến năm 1965 trong tháng sinh nhật mình Bác đã bắt đầu viết Di chúc thì kỷ niệm Ngày sinh của Bác cũng được tổ chức gọn nhẹ nhưng đầy ý nghĩa. Được biết Bác sẽ đi công tác xa, 18 giờ ngày 14-5-1965, các đồng chí trong Bộ Chính trị và một số đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng tranh thủ tới chúc thọ Bác. Một bó hoa tươi được đặt trang trọng giữa bàn. Bác Hồ thân mật hỏi: ''Bác muốn biết ai tổ chức cuộc gặp mặt hôm nay?...''. Đồng chí Lê Duẩn – Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng tủm tỉm cười đưa mắt nhìn sang Thủ tuớng Chính phủ Phạm Văn Đồng, Thủ tướng nhìn sang đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng chí Trường Chinh đứng dậy hướng về phía Bác Hồ:
- Thưa Bác! Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 của Bác, chúng tôi thay mặt Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, xin kính chúc Bác mạnh khỏe, sống lâu.
Sau lời cảm ơn, Bác hỏi: Chú Kỳ xem có gì chiêu đãi không? Đồng chí Vũ Kỳ ra hiệu cho các đồng chí phục vụ chuyển bánh kẹo ra. Bác vui vẻ giơ cao tay mời tất cả mọi người ăn kẹo, bánh và dặn: ''Nhớ để dành phần cho các thím và các cháu ở nhà nữa''. Tất cả cười vang, đầm ấm, chan hòa. Lễ sinh nhật lần thứ 75 của một vị Chủ tịch Nước diễn ra như thế đó.
Dịp sinh nhật của Người năm 1969 cũng diễn ra giản dị và đằm ấm như mọi lần. Nào ai biết đó sinh nhật cuối cùng. 16 giờ 15 ngày 11-5-1969, Bác Hồ đến thăm và nói chuyện thân mật với các đại biểu dự Hội nghị cán bộ cấp cao toàn quân. Khi Bác vào phòng họp, mọi người đứng dậy cả hô vang: ''Hồ Chủ tịch muôn năm!, Hồ Chủ tịch muôn năm!''. Bác hỏi thân mật hỏi thăm: ''Các chú khỏe cả chứ? Có vui không?''. Những lời đáp: ''Thưa Bác chúng cháu khỏe. Thưa Bác! Vui lắm ạ!'' và Bác bảo ''Thế là tốt. Vậy các chú vỗ tay đi''. Cả hội trường lại được dịp vang lên những tràng vỗ tay vui mừng, phấn chấn.
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ thay mặt anh em mang hoa đến và phát biểu chúc thọ Bác. Xúc động quá nên giọng run run, khi đồng chí ấy vừa dứt lời Bác vui vẻ rút một bông hoa đẹp nhất tặng lại đồng chí Vũ, một cử chỉ thật âu yếm và thân tình.
Chiều 18-5, các đồng chí trong Bộ Chính trị và một số Ủy viên Trung ương Đảng vào chúc thọ Bác Hồ ở nhà họp Bộ Chính trị, ngay sau nhà sàn. Bác Hồ ngồi thoải mái phía đầu bàn, mọi người đứng, ngồi vây quanh. Đồng chí Lê Duẩn đứng lên chúc thọ và đồng chí Tố Hữu tặng hoa Bác. Khi bánh kẹo bưng ra, Bác thân mật mời và lại căn dặn nhớ mang phần về cho các cô, các cháu ở nhà. 10 giờ 30 ngày 19-5, Bác tiếp chị Phan Thị Quyên (vợ liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi), chị Nguyễn Thị Châu (Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Thanh niên sinh viên giải phóng khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định) đến chúc thọ Bác.
14 giờ 30, Bác lên nhà sàn viết thư khen thiếu niên hợp tác xã Măng Non (thôn Phú Mẫn, xã Hàm Sơn, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc) có nhiều thành tích chăm sóc trâu bò. Trong ngày này Bác gửi tặng tỉnh Nghệ An tấm ảnh chân dung có ghi phía dưới ảnh ''Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi công tác, phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân''. Bác cũng gửi tặng nhà máy xi măng Hải Phòng một ảnh chân dung.
Ngày 23-5-1969, Bác gửi điện cảm ơn Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và Ủy ban Trung ương mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam; điện cảm ơn Chủ tịch Trịnh Đình Thảo và Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam và sau cùng là thư Bác Hồ cảm tạ chung Quốc hội, chính phủ, Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chính Đảng, các đoàn thể nhân dân (đăng trên báo Nhân dân 28-5-1969).
Còn nhiều câu chuyện xung quanh những lần sinh nhật Bác như vào dịp này năm 1963 Người đề nghị Quốc hội không nhận Huân chương Sao vàng: ''... Chờ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình thống nhất, Bắc -Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao tôi Huân chương cao quý ấy. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng'' ...
(Trích ''Nhớ mãi ngày sinh Bác Hồ''TS Trần Viết Hoàn, NXB Văn hóa - Thông tin 2001
LINK: Được đăng ngày Thứ tư, 23 Tháng 5 2012 17:44- Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh- http://www.bqllang.gov.vn/2012-04-10-18-11-53/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong-ho-chi-minh/249-nhung-suy-nghi-ve-ngay-sinh-chu-tich-ho-chi-minh.html)
2- "Những Ngày sinh nhật Bác Hồ"Những chuyện kể về sinh nhật của Bác cũng góp phần thể hiện một nhân cách lớn mà chúng ta đang tiếp tục ôn lại với niềm tự hào được là con cháu của Người.
Lần kỷ niệm đầu tiên Ngày sinh Bác Hồ là vào sáng 19-5-1946 tại Bắc Bộ phủ, Bác Hồ tiếp đại biểu Thiếu nhi Thủ đô tự vệ, hướng đạo và hơn năm mươi đại biểu Nam bộ đến chúc mừng ngày sinh của Bác. Bác tặng các đại biểu thiếu nhi một cây bách trồng trong chậu và nói: ''Bác có cây này tặng các cháu. Mai sau, cái cây sẽ mọc ra một chậu trăm cái tán. Các cháu chăm nom cho cây lớn, cây tốt, thế là các cháu yêu Bác lắm đấy''.
Cũng chính ngày này, lực lượng thanh niên Thủ đô đã tuần hành thị uy chúc thọ Bác Hồ. Việc đó làm cho các đại biểu Đồng minh thấy rõ uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong lời phát biểu đáp lại lòng kính mến của đồng bào: ''Tôi chưa xứng đáng với sự săn sóc của đồng bào. Vì tôi hãy còn là một thanh niên, tuổi 56 chưa đáng được đồng bào chúc thọ. Chỉ vì một nhà báo nào đó biết đến ngày sinh của tôi mà đem ra làm rộn đồng bào. Từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào, thì từ nay về sau tôi vẫn thuộc về đồng bào. Tôi quyết giữ lòng trung thành với Tổ quốc...''.
Ngày 25-5-1946, Bác gửi thư cảm ơn đồng bào, các cơ quan, đoàn thể Việt Nam và nước ngoài đã chúc mừng Người: ''Tôi trân trọng cảm ơn: Quốc hội, Chính phủ, đảng, các đoàn thể, đồng bào Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ, đồng bào Công giáo, Phật giáo, Tin lành và các cháu thanh niên và nhi đồng. Cảm ơn các bạn hữu Tàu, Pháp, Mỹ, Anh đã tỏ lòng quá yêu tôi và chúc mừng sinh nhật tôi. Nhân dịp này, tôi xin hứa với đồng bào rằng từ đây về sau tôi sẽ ra sức phấn đấu để giữ gìn quyền tự chủ của nước nhà, quyền tự do của dân tộc, quyền dân chủ của đồng bào...''.
Bác vẫn luôn từ chối việc tổ chức mừng sinh nhật mình. Năm 1949, Bác có bài thơ ''Không đề'' trả lời ý kiến một số cán bộ đề nghị tổ chức sinh nhật mình: ''Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà/ Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già/ Chờ cho kháng chiến thành công đã/ Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta''.
Những lần sinh nhật khác cũng thường chỉ là những lời chúc mừng và cảm ơn, một ít kẹo bánh mời người đến trực tiếp gặp Bác cho đến năm 1965 trong tháng sinh nhật mình Bác đã bắt đầu viết Di chúc thì kỷ niệm Ngày sinh của Bác cũng được tổ chức gọn nhẹ nhưng đầy ý nghĩa. Được biết Bác sẽ đi công tác xa, 18 giờ ngày 14-5-1965, các đồng chí trong Bộ Chính trị và một số đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng tranh thủ tới chúc thọ Bác. Một bó hoa tươi được đặt trang trọng giữa bàn. Bác Hồ thân mật hỏi: ''Bác muốn biết ai tổ chức cuộc gặp mặt hôm nay?...''. Đồng chí Lê Duẩn – Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng tủm tỉm cười đưa mắt nhìn sang Thủ tuớng Chính phủ Phạm Văn Đồng, Thủ tướng nhìn sang đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng chí Trường Chinh đứng dậy hướng về phía Bác Hồ:
- Thưa Bác! Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 của Bác, chúng tôi thay mặt Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, xin kính chúc Bác mạnh khỏe, sống lâu.
Sau lời cảm ơn, Bác hỏi: Chú Kỳ xem có gì chiêu đãi không? Đồng chí Vũ Kỳ ra hiệu cho các đồng chí phục vụ chuyển bánh kẹo ra. Bác vui vẻ giơ cao tay mời tất cả mọi người ăn kẹo, bánh và dặn: ''Nhớ để dành phần cho các thím và các cháu ở nhà nữa''. Tất cả cười vang, đầm ấm, chan hòa. Lễ sinh nhật lần thứ 75 của một vị Chủ tịch Nước diễn ra như thế đó.
Dịp sinh nhật của Người năm 1969 cũng diễn ra giản dị và đằm ấm như mọi lần. Nào ai biết đó sinh nhật cuối cùng. 16 giờ 15 ngày 11-5-1969, Bác Hồ đến thăm và nói chuyện thân mật với các đại biểu dự Hội nghị cán bộ cấp cao toàn quân. Khi Bác vào phòng họp, mọi người đứng dậy cả hô vang: ''Hồ Chủ tịch muôn năm!, Hồ Chủ tịch muôn năm!''. Bác hỏi thân mật hỏi thăm: ''Các chú khỏe cả chứ? Có vui không?''. Những lời đáp: ''Thưa Bác chúng cháu khỏe. Thưa Bác! Vui lắm ạ!'' và Bác bảo ''Thế là tốt. Vậy các chú vỗ tay đi''. Cả hội trường lại được dịp vang lên những tràng vỗ tay vui mừng, phấn chấn.
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ thay mặt anh em mang hoa đến và phát biểu chúc thọ Bác. Xúc động quá nên giọng run run, khi đồng chí ấy vừa dứt lời Bác vui vẻ rút một bông hoa đẹp nhất tặng lại đồng chí Vũ, một cử chỉ thật âu yếm và thân tình.
Chiều 18-5, các đồng chí trong Bộ Chính trị và một số Ủy viên Trung ương Đảng vào chúc thọ Bác Hồ ở nhà họp Bộ Chính trị, ngay sau nhà sàn. Bác Hồ ngồi thoải mái phía đầu bàn, mọi người đứng, ngồi vây quanh. Đồng chí Lê Duẩn đứng lên chúc thọ và đồng chí Tố Hữu tặng hoa Bác. Khi bánh kẹo bưng ra, Bác thân mật mời và lại căn dặn nhớ mang phần về cho các cô, các cháu ở nhà. 10 giờ 30 ngày 19-5, Bác tiếp chị Phan Thị Quyên (vợ liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi), chị Nguyễn Thị Châu (Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Thanh niên sinh viên giải phóng khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định) đến chúc thọ Bác.
14 giờ 30, Bác lên nhà sàn viết thư khen thiếu niên hợp tác xã Măng Non (thôn Phú Mẫn, xã Hàm Sơn, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc) có nhiều thành tích chăm sóc trâu bò. Trong ngày này Bác gửi tặng tỉnh Nghệ An tấm ảnh chân dung có ghi phía dưới ảnh ''Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi công tác, phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân''. Bác cũng gửi tặng nhà máy xi măng Hải Phòng một ảnh chân dung.
Ngày 23-5-1969, Bác gửi điện cảm ơn Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và Ủy ban Trung ương mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam; điện cảm ơn Chủ tịch Trịnh Đình Thảo và Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam và sau cùng là thư Bác Hồ cảm tạ chung Quốc hội, chính phủ, Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chính Đảng, các đoàn thể nhân dân (đăng trên báo Nhân dân 28-5-1969).
Còn nhiều câu chuyện xung quanh những lần sinh nhật Bác như vào dịp này năm 1963 Người đề nghị Quốc hội không nhận Huân chương Sao vàng: ''... Chờ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình thống nhất, Bắc -Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao tôi Huân chương cao quý ấy. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng'' ...
(Trích ''Nhớ mãi ngày sinh Bác Hồ''- TS Trần Viết Hoàn, NXB Văn hóa - Thông tin 2001
LINK: Được đăng ngày Thứ sáu, 15 Tháng 5 2015 06:10- Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh- http://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/3626-nhung-ngay-sinh-nhat-bac-ho.html )
3- "Bác không đồng ý với Nghị quyết của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm Ngày sinh của Người
CÂU CHUYỆN SAU ĐÂY DO ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VĂN LƯƠNG, NGUYÊN UỶ VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, BCH TƯ ĐẢNG KỂ LẠI.
Năm 1969, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về việc tổ chức bốn ngày kỷ niệm lớn: Kỷ niệm lần thứ 40 Ngày thành lập Đảng ta, kỷ niệm lần thứ 100 Ngày sinh của Lênin, mừng thọ Hồ Chủ tịch 80 tuổi và kỷ niệm lần thứ 25 Ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hồi đó, sức Bác đã yếu. Để giữ gìn sức khỏe của Bác, Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng và Nhà nước thì mời Bác chủ trì, còn khi bàn những việc thứ yếu thì cứ bàn rồi báo cáo lại. Bác cũng đồng ý như vậy. Khi Bộ Chính trị bàn việc tổ chức kỷ niệm bốnngày lễ lớn thì Bác không dự. Nghị quyết đó ra từ tháng 4. Đến ngày 8-7 thì đăng trên báo Nhân Dân. Mọi việc lớn hay nhỏ, khi Bộ Chính trị đã bàn xong đều báo cáo lại. Riêng việc này, các đồng chí cũng ngại rằng nếu Bác biết thì thể nào cũng không để tổ chức kỷ niệm ngày sinh của mình.
Hôm đó, đọc báo xong, Bác gọi các đồng chí trong Bộ Chính trị vào, Bác chỉ vào tờ báo Nhân Dân để trên bàn và hỏi: Nghị quyết này các chú bàn bao giờ mà tại sao không cho Bác biết? Bác nói đại ý: Tất cả các Nghị quyết của Đảng đều do Bộ Chính trị quyết định tập thể. Gần đây, Bác mệt, có một số cuộc họp không dự được. Đó là khuyết điểm của Bác. Khi đọc Nghị quyết đăng trên báo, Bác tán thành nhiều điểm. Chỉ có việc riêng của Bác, Bác không đồng ý. Ai cũng biết Bác là Chủ tịch Đảng ta. Đọc Nghị quyết này, người ta sẽ nghĩ rằng Bác chủ trì phiên họp Bộ Chính trị để bàn việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh của mình cho linh đình. Thế là không đúng. Bác ngừng một lúc, giở tờ báo, chỉ tay vào một đoạn trong nghị quyết và nói: Lênin là bậc thầy của cách mạng thế giới. Bác chỉ là học trò của Lênin? Sao các chú lại đặt việc riêng của Bác ngang với những việc lớn của Đảng và Nhà nước? Bác lại chỉ tay vào một đoạn nữa trong Nghị quyết và hỏi các đồng chí trong Bộ Chính trị: Sao các chú cho in sách của Bác nhiều thế? Bây giờ nước nhà còn thiếu thốn, sách học, giấy học cho các cháu còn thiếu, thế mà sách báo của ta, kể cả sách của Bác, thì in lu bù. Nên bớt đi, cái gì cần lắm hãy in, để giấy cho các cháu học. Nói xong, Bác lại lấy ngón tay dò dò trên tờ báo. Thì ra vẫn chưa hết! Chỉ tay vào một chỗ trong Nghị quyết, ghi việc xây dựng và tu bổ những nhà bảo tàng, nhà lưu niệm của những địa phương cơ sở cách mạng Bác nói: việc này cũng cần thiết, nhưng Bác nghỉ nước ta đang có chiến tranh, nhà cửa của nhân dân bị tàn phá nặng nề, chúng ta nên để dành vật liệu trước hết xây dựng nhà ở cho nhân dân, trường học cho các cháu và nhà giữ trẻ. Khi đời sống nhân dân sung túc, lúc đó ta hãy xây dựng bảo tàng này, bảo tàng nọ.
Từ một Nghị quyết của Bộ Chính trị, Bác chỉ ra nhiều bài học rất thấm thía. Bác rất khiêm tốn, không muốn đề cao cá nhân mình, lúc nào Người cũng chỉ nhận mình là học trò của Lênin vĩ đại. Mỗi việc làm của Bác đều vì dân vì nước. Ngay cả đến khi sắp từ biệt thế giới này, Bác vẫn còn căn dặn: "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân".
Nhờ Bác, chúng ta nhớ những lời Bác dạy. Mọi chính sách, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước đều xuất phát từ điều kiện thực tế của đất nước, và luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.
(Trích từ sách: Bác Hồ sống mãi với chúng ta, t.2.
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.LINK Được đăng ngày Thứ sáu, 17 Tháng 5 2013 17:00 - Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh-http://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/1264-bac-khong-d-ng-y-v-i-ngh-quy-t-c-a-b-chinh-tr-v-t-ch-c-k-ni-m-ngay-sinh-c-a-ngu-i.html )
UPDATE:
BÀI TRÊN BÁO Thời Nay- Ấn phẩm của báo Nhân Dân
TRANG 15, SỐ 557 RA NGÀY HÔM QUA 18/5/2015:
"Kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí MinhHồ sơ - Tư liệu
LẦN ĐẦU TỔ CHỨC SINH NHẬT CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Trong cuốn sách “Những bức thư kể chuyện Bác Hồ” (NXB Sự thật, H.1985), ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác Hồ, đã viết về lần đầu tổ chức sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: “Hồi đó cùng Trung ương Đảng, Bác lo lắng công việc suốt ngày đêm, người gầy đi. Bác Hồ của chúng ta dồn hết tâm sức vào việc chèo chống con thuyền Việt Nam qua thác ghềnh, sóng gió. Đúng vào lúc bề bộn công việc ấy, bỗng có tin nhân dân Thủ đô tuần hành biểu dương lực lượng để chúc mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh 56 tuổi vào ngày 19-5-1946. Ngày 19-5 từ đó bắt đầu đi vào lịch sử”.
Sau khi Mặt trận Việt Minh cùng toàn dân giành được chính quyền, tình thế trong nước vô cùng phức tạp. Dưới danh nghĩa đồng minh, hai mươi vạn quân Tưởng rầm rộ kéo vào Hà Nội. Ở miền nam, thực dân Pháp núp bóng quân Anh - Ấn tìm cơ hội trở lại Đông Dương. Để tránh thế “lưỡng đầu thọ địch”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký bản Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-1946 với hai nội dung chính: Pháp công nhận Việt Nam là một nước tự do và Việt Nam đồng ý để quân đội Pháp vào thay quân đội Tưởng Giới Thạch.
Một số thế lực thù địch nhân sự kiện này tung tin: Hồ Chí Minh nhượng bộ cho Pháp vào chiếm đóng Việt Nam. Để cắt nghĩa với nhân dân biết tại sao lại thương lượng với Pháp, ngày 13-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời hiệu triệu tha thiết: “Đồng bào Việt Nam nghe tôi, tin tôi, vì suốt đời tôi đã tranh đấu chống chế độ thực dân, giành quyền độc lập cho nước nhà. Nay vì tình hình quốc tế, vì muốn tỏ lòng tin vào nước Pháp mới và sự thành thực của những người đại diện cho chính phủ Pháp, vì tin vào sự hoàn toàn độc lập tương lai của nước nhà, tôi cùng Chính phủ đã ký bản Hiệp định sơ bộ với Chính phủ Pháp…” (Báo Sự thật số 26, ra ngày 14-4-1946). Trong cuộc mít-tinh tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào chiều 7-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với đồng bào: “Nước ta đã tuyên bố độc lập từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhưng tới nay chưa một cường quốc nào công nhận nền độc lập của ta. Cuộc điều đình với nước Pháp sẽ mở ra con đường làm cho quốc tế thừa nhận ta” (Võ Nguyên Giáp - “Những năm tháng không thể nào quên”, NXB Quân đội Nhân dân, H.1974, tr.197).
Sau khi Hiệp định sơ bộ được ký kết, phía Pháp vẫn luôn giữ thái độ trịnh thượng và thị uy trong các cuộc đàm phán với Chính phủ ta. Đáp trả hành động của Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ phong cách ung dung, mềm mỏng nhưng vô cùng cứng rắn: “Nếu đô đốc muốn đem tàu đó ra để làm lung lay tôi, thì ông đã lầm to, những tàu đó không thể nào đi ngược dòng sông của chúng tôi” (Võ Nguyễn Giáp - Sđd).
Các cuộc đàm phán ở Hạ Long hay Hội nghị Đà Lạt đều thất bại bởi phía Pháp luôn tìm cách phá hoại Hiệp định sơ bộ, âm mưu chia tách Nam Bộ ra khỏi nước Việt Nam. Cũng trong thời gian này, Cao ủy Pháp là d’Argenlieu có kế hoạch đến Hà Nội vào ngày 18-5 với danh nghĩa chào Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi Người lên đường sang thăm Pháp, nhưng mục đích chính là vận động Người hoãn chuyến thăm nước Pháp.
VIỆC ĐÓN TIẾP D’ARGENLIEU TRONG BỐI CẢNH NÀY LÀ QUAN TRỌNG NHƯNG NHẠY CẢM. ĐÓN TIẾP THẾ NÀO VỪA BIỂU THỊ SỰ HIẾU KHÁCH NHƯNG KHÔNG BỊ GIẢM ĐỊA VỊ CHÍNH TRỊ CỦA TA ĐÃ TRỞ THÀNH BÀI TOÁN KHÓ VỚI CÁC THÀNH VIÊN CHÍNH PHỦ. LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN ĐÓ CHÍNH LÀ TẤT CẢ CÁC TỜ BÁO THỦ ĐÔ ĐỒNG LOẠT ĐĂNG TIN: NGÀY 19-5 SẼ TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM SINH NHẬT CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH.
Ngày 18-5-1946, trên trang nhất tờ Cứu quốc - cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Việt Minh, số 244 đăng xã luận “Cụ Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam”, trong đó có đoạn: “Ngày 19-5 này, năm mươi sáu năm trước đây (1890) đã ra đời một người: Hồ Chí Minh bằng bàn tay khéo léo và quả quyết, chính ông đã khai sinh, đã nuôi nấng nhiều đoàn thể cách mạng Việt Nam. Tinh thần hoạt động của hầu hết nhiều chiến sĩ Việt Nam đều do bàn tay tài tình của ông đem đến”. Cùng ngày, tờ Độc lập - cơ quan ngôn luận của Đảng Dân chủ Việt Nam, đăng điện văn của các đoàn thể, hội phụ lão, phụ nữ, thanh niên tự vệ chiến đấu, thiếu nhi mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân sinh nhật. Bên lời chúc sức khỏe, các bức điện văn còn bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối với Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Báo Sự thật, cơ quan ngôn luận của Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Marx ở Đông Dương số 37, ra ngày 25-5-1946 đăng bài “Hồ Chí Minh - người con đẻ của nhân dân”, trong đó có đoạn: “Thật tình cờ mà chúng ta được biết ngày sinh nhật Hồ Chủ tịch nhằm ngày hôm nay, 19-5. Tất cả mọi người Việt Nam, giầu cũng như nghèo, già cũng như trẻ, đều kính mến hướng về Người. Người chính là linh hồn của đất nước…”.
Và đúng ngày 19-5-1946, các tờ báo của Thủ đô đồng loạt đăng trên trang nhất lời chúc mừng nhân dịp sinh nhật Hồ Chủ tịch. Tờ Độc lập số ra ngày 19-5-1946 viết: “Hôm nay, 19-5, ngày sinh nhật Hồ Chủ tịch. Hôm nay, toàn thể quốc dân đều hướng về phía Người để dâng lời chúc tụng thành kính…”.Tại Bắc Bộ Phủ, các đại biểu thiếu nhi thủ đô, tự vệ, hướng đạo và hơn 50 đại biểu Nam Bộ đã đến chúc mừng sinh nhật Hồ Chủ tịch.
Trong cuốn “Những năm tháng không thể nào quên”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hồi tưởng: “Sáng 19-5, các đồng chí trong Trung ương và trong Chính phủ tới chúc thọ Bác. Đây cũng là một dịp hiếm hoi mà chúng tôi được quây quần bên Bác đầy đủ đúng ngày sinh nhật của Người. Rồi những tiếng trống ếch rộn ràng trước cửa Bắc Bộ Phủ. Các cháu đã tới. Bác Hồ ra đón các cháu vào, hơn một chục em bé gái trai thay mặt cho toàn thể thiếu nhi ngoại thành đến chúc thọ Bác. Các em đua nhau gắn Huy hiệu Măng non lên áo Bác, tặng Bác những chứ “i”, “t” tượng trưng cho phong trào bình dân học vụ… Sau khi nghe lời chúc mừng của các anh chị, hai giọt lệ chảy trên gò má Bác, các anh chị Nam Bộ đều rưng rưng nước mắt. Lát sau Ban vận động trung ương Đời sống mới vừa được thành lập đến chúc thọ Bác…”.
Sáng 19-5, đông đảo lực lượng thanh niên và nhân dân Thủ đô đã tổ chức tuần hành mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc tuần hành với hàng vạn người tham gia đã biến thành cuộc mít-tinh bày tỏ tinh thần, sức mạnh của toàn dân đoàn kết chung quanh Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tối 19-5, đông đảo Phật tử tập trung tại chùa Quán Sứ để cầu nguyện cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trường thọ…Trong bối cảnh khi đó, người Pháp không phải là bạn nhưng chưa bộc lộ là kẻ thù.
Đến Hà Nội thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh, d’Argenlieu được coi là khách của Người. Chiều 18-5-1946, tại buổi tiếp viên cao ủy, Hồ Chủ tịch nói: “Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lấy làm sung sướng được đón tiếp người thay mặt nước Pháp”.
Trước những lời lẽ ngoại giao đầy mẫn tiệp của Hồ Chủ tịch, d’Argenlieu đứng dậy đáp lễ: “Ngày mai là ngày sinh nhật của Hồ Chủ tịch, tôi xin chúc mừng Chủ tịch thượng thọ và tôi tin rằng từ đây tình thân thiện của nước Pháp và nước Việt Nam sẽ càng ngày càng chặt chẽ thêm và càng thân mật hơn nữa” (Võ Nguyên Giáp - Sđd).
Mục đích của viên cao ủy nhằm thuyết phục Chủ tịch Hồ hủy chuyến đi thăm nước Pháp đã hoàn toàn thất bại. Chứng kiến quang cảnh biểu dương sức mạnh đoàn kết, lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam thể hiện trong lễ mừng sinh nhật Hồ Chủ tịch, d’Argenlieu thất vọng trở về Sài Gòn.
Nhìn lại các sự kiện đó mới thấy hết sự uyên bác và khả năng ứng biến tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. D’Argenlieu đến Hà Nội vẫn được đón tiếp trong bầu không khí vô cùng trọng thị, nhưng bản thân viên cao ủy cũng hiểu rằng sự trọng thị này không dành cho người Pháp, mà là dành cho người đứng đầu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sinh nhật đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra như thế đó.
Tạ Thu Phong (Sưu tầm)
"
0 Response to "Nhà văn Vũ Thư Hiên nói về một bài viết của cha mình (in sau khi đã mất 3 năm)"
Đăng nhận xét
Vui lòng không Spam. Thanks các bạn